Lấy ý kiến chuyên gia về Mô hình nâng cao năng lực tiếng Anh và tiếng Trung Quốc cho CBCCVC các ngành Hải quan, Ngoại vụ, Du lịch và Biên phòng – Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội

Lấy ý kiến chuyên gia về Mô hình nâng cao năng lực tiếng Anh và tiếng Trung Quốc cho CBCCVC các ngành Hải quan, Ngoại vụ, Du lịch và Biên phòng

Ngày 03/04/2018, Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến chuyên gia về “Xây dựng Mô hình nâng cao năng lực tiếng Anh và tiếng Trung Quốc cho CBCCVC các ngành Hải quan, Ngoại vụ, Du lịch và Biên phòng để thực thi công vụ và dịch vụ trong xu thế hội nhập quốc tế ở vùng Tây Bắc”.

Tham dự hội thảo có PGS. TS. Ngô Minh Thủy – Phó Hiệu trưởng, các thành viên tham gia Đề tài và các chuyên gia về ngoại ngữ.

Chương trình Tây Bắc

“Mô hình nâng cao năng lực tiếng Anh và tiếng Trung Quốc cho CBCCVC các ngành Hải quan, Ngoại vụ, Du lịch và Biên phòng để thực thi công vụ và dịch vụ trong xu thế hội nhập quốc tế ở vùng Tây Bắc” là nội dung nằm trong Đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình nâng cao năng lực ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức các ngành Hải quan, Ngoại vụ, Du lịch và Biên phòng để thực thi công vụ và dịch vụ trong xu thế hội nhập quốc tế ở vùng Tây Bắc” thuộc Chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2013 – 2018 “KH&CN phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc”. Đây là dự án trọng điểm cấp Nhà nước lớn nhất từ trước đến nay mà Nhà trường đã đấu thầu thành công, được Giám đốc ĐHQGHN, Chủ nhiệm Chương trình phê duyệt và ký hợp đồng ngày 30/10/2017.

Chương trình Tây Bắc

Tại hội thảo, PGS. TS. Nguyễn Lân Trung đã trình bày tổng quan Đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình nâng cao năng lực ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức các ngành Hải quan, Ngoại vụ, Du lịch và Biên phòng để thực thi công vụ và dịch vụ trong xu thế hội nhập quốc tế ở vùng Tây Bắc”. Đề tài gồm 5 phần là: Cơ sở lý luận và thực tiễn; Khảo sát đánh giá năng lực của cán bộ viên chức các ngành Hải quan, Ngoại vụ, Du lịch và Biên phòng vùng Tây Bắc; Xây dựng mô hình nâng cao năng lực tiếng Anh và tiếng Trung Quốc cho CBCCVC các ngành Hải quan, Ngoại vụ, Du lịch và Biên phòng để thực thi công vụ và dịch vụ trong xu thế hội nhập quốc tế ở vùng Tây Bắc; Xây dựng các chương trình, giáo trình, công cụ học liệu dành cho việc nâng cao năng lực tiếng Anh và tiếng Trung của đội ngũ cán bộ, công chức và viên chức các ngành Hải quan, Ngoại vụ, Du lịch và Biên phòng vùng Tây Bắc; Thực nghiệm một số chương trình, công cụ, học liệu dành cho việc nâng cao năng lực tiếng Anh và tiếng Trung của đội ngũ cán bộ, công chức và viên chức các ngành Hải quan, Ngoại vụ, Du lịch và Biên phòng vùng Tây Bắc.

Hội thảo đi sâu vào trình bày và góp ý cho phần 3 là phần Xây dựng Mô hình. Dựa trên kết quả khảo sát kỹ càng, nhóm nghiên cứu đã phát triển thành 3 nội dung là: Những mô hình nâng cao năng lực ngoại ngữ cho người đi làm; những định hướng về quan điểm chủ đạo xây dựng mô hình; Các nguyên tắc xây dựng mô hình; Các cấu phần của mô hình tổng thể; Thực nghiệm và nhân rộng mô hình. Nhóm cũng cho rằng tổ chức đào tạo và bồi dưỡng triển khai theo 3 hướng là Tổ chức lớp học tập trung, Tổ chức hướng dẫn dạy học lẫn nhau tại chỗ và Tổ chức tự học độc lập.

Các chuyên gia khách mời và thành viên nhóm nghiên cứu đã tích cực thảo luận, đồng thời đưa ra những góp ý và đề xuất cho việc xây dựng mô hình. Nhóm thống nhất xây dựng theo 10 định hướng và 8 nguyên tắc nhằm đảm bảo vận hành hiệu quả mô hình này.

Trong thời gian tới, nhóm sẽ tiếp tục tổ chức các hội thảo và dự kiến đề tài sẽ được hoàn thành trong năm 2018.

Lệ Thủy-Việt Khoa/ULIS Media