Hội thảo trực tuyến: “Số hóa Giáo dục thời COVID – Giải pháp Facebook hiệu quả cho ngành giáo dục”
Nhằm hỗ trợ các nhà trường và doanh nghiệp giáo dục nhanh chóng thích ứng với những thay đổi dưới tác động của COVID-19, đồng thời tận dụng sức mạnh công nghệ để sẵn sàng cho mùa tựu trường đang đến gần, ngày 19/8/2020, Công ty Facebook kết hợp cùng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN tổ chức Hội thảo trực tuyến “Số hóa Giáo dục thời COVID – Giải pháp Facebook hiệu quả cho ngành giáo dục”. | |
Hội thảo thu hút gần 1.000 đại biểu tham gia đến từ gia từ các trường đại học, cao đẳng và giáo viên trên cả nước bằng hình thức trực tuyến. Hội thảo cập nhật những hiểu biết chuyên sâu về sự thay đổi hành vi của phụ huynh và học sinh do ảnh hưởng của COVID, những xu hướng mới trên thị trường giáo dục cũng như đưa ra các nhóm giải pháp hiệu quả giúp nhà trường kết nối với học sinh, sinh viên, đặc biệt trong mùa tuyển sinh. Đại dịch COVID-19 đã làm thay đổi hành vi của học sinh và phụ huynh. Xu hướng sử dụng công nghệ, cụ thể là các nền tảng trực tuyến, trong môi trường giáo dục tăng lên đáng kể. Ngành Công nghệ giáo dục (edtech) có sự phát triển bùng nổ và nhu cầu cho các giải pháp học trực tuyến cũng tăng vọt. Theo một khảo sát của Comscore, từ tháng 1 tới tháng 2/2020, số lượt xem hàng tháng của các trang web giáo dục đã tăng hơn gấp đôi (103%), và tăng gần gấp 3 (292%) với các trang web về giáo dục dành cho trẻ em và phụ huynh. Cùng với những thay đổi trong thói quen dạy và học, kỳ vọng về quá trình hiện đại hoá và công nghệ hoá trong ngành giáo dục của phụ huynh và học sinh cũng ngày một tăng. Khảo sát HolonIQ 2020 thực hiện vào tháng 3/2020 cho thấy việc sử dụng nhiều công nghệ mới là một trong những chiến thuật phát triển phổ biến nhất cho các doanh nghiệp giáo dục sau giai đoạn COVID (trừ mô hình nhà trẻ). Điều này được đánh giá quan trọng hơn cả một số yếu tố cốt lõi trước đây, như đầu tư vào sản phẩm mới, thị trường, hay phương thức hoạt động. GS.TS. Phạm Quang Minh, Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn phát biểu tại hội thảo. GS.TS. Phạm Quang Minh, Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cho biết: “Đại dịch COVID mang đến những thách thức cho ngành giáo dục nhưng đồng thời cũng mở ra những cơ hội và động lực để các đơn vị giáo dục thử nghiệm những cách làm mới, nắm bắt lợi ích to lớn của công nghệ và thích ứng với sự chuyển dịch số trong ngành. Trong bối cảnh đại dịch vẫn còn tiếp diễn, công nghệ chính là chìa khóa giúp các đơn vị giáo dục vượt qua khó khăn và phát triển lâu dài. Chúng tôi rất vui mừng được hợp tác cùng Facebook hỗ trợ các trường đại học, cao đẳng, trường phổ thông và các doanh nghiệp giáo dục nắm bắt những xu hướng mới trong ngành cũng như cung cấp các công cụ hỗ trợ để các doanh nghiệp có thể xây dựng một chiến lược marketing hiệu quả cho mùa tuyển sinh sắp tới.” Trao đổi của các chuyên gia là nhà giáo dục và doanh nghiệp tại hội thảo Tại Hội thảo trực tuyến: “Số hóa Giáo dục thời COVID – Giải pháp Facebook hiệu quả cho ngành giáo dục”, ThS. Khoa Anh Việt – Giám đốc Trung tâm CNTT-TT&HL, Trường Đại học Ngoại ngữ đã chia sẻ về công tác ứng phó với dịch COVID-19 và nỗ lực trong hoạt động đổi mới, nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông của Nhà trường. Bên cạnh chương trình hội thảo, các chuyên gia từ Facebook cũng cung cấp cho các cơ sở giáo dục chương trình đào tạo chuyên sâu giúp các đơn vị tạo sự hiện diện trực tuyến, kết nối và xây dựng cộng đồng phụ huynh và học sinh thông qua các ứng dụng và giải pháp hoàn toàn miễn phí như Facebook Live, Facebook Group, Messenger, Rooms… Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng sẽ được tư vấn về các chiến lược và giải pháp truyền thông cụ thể cho từng mô hình hoạt động, giúp xây dựng chiến lược marketing hiệu quả.
Hội thảo “Số hóa Giáo dục thời COVID – Giải pháp Facebook hiệu quả cho ngành giáo dục” là một hoạt động trong trụ cột Facebook thúc đẩy Kinh tế số, thuộc chiến dịch Facebook vì Việt Nam, chiến dịch trọng điểm của Facebook tại Việt Nam trong năm 2020. Video của Hội thảo, xem tại đây: https://www.facebook.com/
|
|