Thông báo số 1 về Hội thảo Quốc gia 2024 (UNC2024) “Nghiên cứu & giảng dạy ngoại ngữ, ngôn ngữ và quốc tế học tại Việt Nam – Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội

Thông báo số 1 về Hội thảo Quốc gia 2024 (UNC2024) “Nghiên cứu & giảng dạy ngoại ngữ, ngôn ngữ và quốc tế học tại Việt Nam

THÔNG BÁO SỐ 1

HỘI THẢO QUỐC GIA UNC2024

“Nghiên cứu & giảng dạy ngoại ngữ, ngôn ngữ và quốc tế học tại Việt Nam”

Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội (Trường ĐHNN-ĐHQGHN) tổ chức chuỗi các hoạt động trong khuôn khổ Hội thảo Quốc gia 2024 (UNC2024) với chủ đề “Nghiên cứu và giảng dạy ngoại ngữ, ngôn ngữ và quốc tế học tại Việt Nam” theo hình thức trực tiếp, hoặc trực tuyến, hoặc trực tiếp kết hợp trực tuyến trong thời gian từ 23/9/2023 đến Ngày chính hội 20/4/2024. Ban Tổ chức xin trân trọng thông báo và kính mời các đại biểu tham gia và phối hợp thực hiện chuỗi hoạt động của Hội thảo. Thông tin cụ thể như sau:

I.Các sự kiện tổ chức trước Ngày chính hội UNC2024

1.Tọa đàm “Chương trình tiếng Pháp bậc phổ thông và công tác xây dựng học liệu”

Thời gian: 8h30-11h00 ngày 23 tháng 9 năm 2023

Đầu mối chuyên môn:: Cộng đồng chuyên môn “Giảng dạy tiếng Pháp kết hợp” Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN

Hình thức tổ chức: Trực tiếp kết hợp trực tuyến qua Zoom

Địa điểm tổ chức trực tiếp: Homies C3, Khoa Pháp, Trường ĐHNN-ĐHQGHN Kinh phí tham dự: miễn phí

2. Hội thảo quốc tế “Xu thế mới trong đào tạo tiếng Anh tại các trường đại học đa ngành và liên ngành”

Thời gian: 8h00 – 17h00 ngày 10 tháng 11 năm 2023

Đơn vị đồng tổ chức: Trường Quốc tế – ĐHQGHN, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hình thức tổ chức: Trực tiếp kết hợp trực tuyến qua Zoom

Địa điểm tổ chức trực tiếp: Hội trường ULIS-Sunwah, Trường ĐHNN-ĐHQGHN Kinh phí tham dự: miễn phí

Link đăng kí tham dự: https://bit.ly/HTQTtiengAnh1011

  • BTC sẽ gửi Zoom ID và passcode đến các đại biểu đăng kí tham dự trực tuyến
  • Đại biểu   tham    khảo   Thông   báo   tổ    chức   và    nộp   bài   tham   dự    tại: https://s.net.vn/vWfy

3. Hội thảo quốc tế “Ngôn ngữ và giao tiếp xã hội trong bối cảnh Châu Á”

Thời gian:

  • Ngày 22/12: Tập huấn tiền hội thảo: Phương pháp phân tích ngôn bản trong nghiên cứu ngôn ngữ ứng dụng (Conversation Analysis)
  • Ngày 23/12: Hội thảo

Hình thức tổ chức: Trực tiếp kết hợp trực tuyến qua Zoom

Địa điểm tổ chức trực tiếp: Hội trường ULIS-Sunwah, Trường ĐHNN-ĐHQGHN Kinh phí tham dự: miễn phí

4.Khóa tập huấn “Chương trình bồi dưỡng giáo viên tiếng Trung Quốc ở Việt Nam”

Thời gian: Ngày 13 và 14 tháng 01 năm 2024

Đầu mối chuyên môn: Cộng đồng chuyên môn “Nghiên cứu và giảng dạy tiếng Trung Quốc bậc phổ thông tại Việt Nam”

Hình thức tổ chức: Trực tiếp tại Hội trường ULIS – Sunwah, Trường ĐHNN-ĐHQGHN Link đăng kí tham dự: https://bit.ly/taphuantiengtrungbacphothong

Kinh phí tham dự: đại biểu là giáo viên tiếng Trung phổ thông thuộc các tỉnh miền Bắc Việt Nam được hỗ trợ kinh phí đi lại và ăn ở trong thời gian diễn ra Khóa tập huấn. (Liên hệ BTC để biết thêm thông tin chi tiết)

5.Toạ đàm quốc tế “Toạ đàm quốc tế: Nghiên cứu và giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài”

Thời gian: 8h30-11h00 ngày 24 tháng 02 năm 2024

Đầu mối chuyên môn: Cộng đồng chuyên môn “Ngôn ngữ và Văn hoá Việt Nam” Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN

Hình thức tổ chức: Trực tiếp kết hợp trực tuyến qua Zoom

Địa điểm tổ chức trực tiếp: Hội trường ULIS-Sunwah, Trường ĐHNN-ĐHQGHN Kinh phí tham dự: miễn phí

II.Thông tin về Ngày chính hội UNC2024

1.Thời gian: 8h00 – 17h00 ngày 20 tháng 4 năm 2024

2.Hình thức tổ chức: Trực tiếp tại Trường ĐHNN-ĐHQGHN, kết hợp trực tuyến

3.Hình thức tham gia

a.Báo cáo tóm tắt đề tài, dự án, nhiệm vụ khoa học về các vấn đề liên quan đến nghiên cứu & giảng dạy ngoại ngữ, ngôn ngữ và quốc tế học tại Việt Nam

– Bao gồm 01 phiên bản tiếng Anh và 01 phiên bản tiếng Việt; mỗi phiên bản khoảng 350 từ, và 05 từ khóa.

  • Báo cáo được chọn sẽ trình bày trong vòng 15 phút (không kể thời gian thảo luận) tại phiên hội thảo chuyên đề hoặc trong Ngày chính hội UNC2024, và được tập hợp trong kỷ yếu tóm tắt của Hội thảo.

b.Báo cáo toàn văn đề tài, dự án, nhiệm vụ khoa học về các vấn đề liên quan đến nghiên cứu & giảng dạy ngoại ngữ, ngôn ngữ và quốc tế học tại Việt Nam

  • Ngôn ngữ báo cáo: tiếng Anh hoặc tiếng Việt;
  • Độ dài: 8-12 trang A4, cỡ chữ 13, cách dòng 1,5;
  • Bao gồm tóm tắt và từ khóa (01 phiên bản tiếng Anh và 01 phiên bản tiếng Việt);
  • Danh mục tài liệu tham khảo (trình bày theo quy định APA7).
    • Báo cáo được chọn sẽ trình bày trong vòng 15 phút (không kể thời gian thảo luận) tại phiên hội thảo chuyên đề hoặc trong Ngày chính hội UNC2024, và được lựa chọn in trong kỷ yếu toàn văn của Hội thảo, có mã số
    • 20% số lượng báo cáo toàn văn có chất lượng cao nhất sẽ được lựa chọn để đăng toàn văn trong Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài (Tạp chí được Hội đồng Giáo sư Nhà nước tính 1 điểm).
    • Các báo cáo toàn văn còn lại sẽ được lựa chọn đăng trong kỷ yếu có mã số ISBN của NXB ĐHQGHN.

c.Đề xuất kế hoạch tổ chức tọa đàm, trao đổi chuyên môn, tập huấn (workshops), giới thiệu sản phẩm, giải pháp, phương pháp sư phạm mới với sự phối hợp của Ban Tổ chức Nội dung bao gồm:

  • Thời lượng: 01 hoặc 02 buổi;
  • Hình thức: trực tiếp, trực tuyến hoặc kết hợp;
  • Đối tượng tham gia;
  • Mục đích, lý do tổ chức;
  • Kế hoạch chi tiết, dự toán kinh phí và nguồn tài chính.
    • Các bài trình bày tại những sự kiện này được tính như báo cáo tại hội thảo chuyên đề hoặc báo cáo tại Ngày chính hội

4.Các mốc thời gian quan trọng

  • Tiếp nhận đề xuất báo cáo tóm tắt hoặc toàn văn: 15/12/2023;
  • Thông báo kết quả các báo cáo được lựa chọn: từ 01/01/2024 hoặc chậm nhất 01 tháng sau khi BTC nhận được đề xuất báo cáo;
  • Xuất bản kỷ yếu toàn văn có mã số ISBN vào Ngày chính hội UNC2024: 20/04/2024;
  • Xuất bản chuyên san Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài với các bài lựa chọn từ báo cáo tham dự UNC2024 vào số 2, tháng 4 năm
  • Các đề xuất kế hoạch tổ chức tọa đàm, trao đổi chuyên môn, tập huấn (workshops), giới thiệu sản phẩm, giải pháp, phương pháp sư phạm mới: trước 30 ngày so với thời gian dự kiến tổ chức (chậm nhất là ngày 29/02/2024).

5.Cách thức nộp đề xuất

–   Báo cáo tóm tắt hoặc toàn văn: nộp tại https://bit.ly/dexuatbaocaoUNC2024

Lưu ý: Tác giả đề xuất bắt buộc lưu bài viết dưới dạng file doc (không có thông tin cá nhân) trên google drive/onedrive cá nhân và chia sẻ link của file ở dạng công khai (bất cứ ai có đường liên kết đều có thể comment hoặc edit). Trường hợp tác giả không chia sẻ đúng theo quy định, BTC có quyền không nhận đề xuất bài viết.

–   Đề xuất kế hoạch tổ chức tọa đàm, trao đổi chuyên môn, tập huấn (workshops), giới thiệu sản phẩm, giải pháp, phương pháp sư phạm mới…trao đổi qua email UNC@ulis.vnu.edu.vn , ghi rõ tiêu đề: “Đề xuất sự kiện UNC2024 (Tên đơn vị/cá nhân đề xuất)”.

6.Lệ phí (chỉ áp dụng với các đề xuất của cán bộ/đơn vị ngoài Trường ĐHNN- ĐHQGHN)

  • Thẩm định báo cáo tóm tắt: 250.000đ/báo cáo;
  • Thẩm định báo cáo toàn văn: 800.000đ/báo cáo
  • Mua kỷ yếu toàn văn: 300.000đ/cuốn nhận tại Hội thảo; 350.000đ/cuốn nhận sau Hội thảo tại phòng 311-A1; 420.000đ/cuốn nếu cần chuyển phát qua bưu điện.
  • Kế hoạch tổ chức tọa đàm, trao đổi chuyên môn, tập huấn (workshops), giới thiệu sản phẩm, giải pháp, phương pháp sư phạm mới: xét duyệt theo đề xuất chi tiết.
  • Thông tin tài khoản: Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN; Số tài khoản: 21510005595995 Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam Chi nhánh Cầu Giấy, Hà Nội.
    • Tác giả đề xuất lưu lại minh chứng khi chuyển khoản và gửi về hòm thư UNC@ulis.vnu.edu.vn ngay sau khi gửi đề xuất báo cáo. BTC chỉ phân phản biện đối với những đề xuất đã chuyển khoản kinh phí thẩm định.

Để biết thêm thông tin về Hội thảo, xin liên hệ: TS. Trần Thị Hoàng Anh, Phó Trưởng phòng Phòng KHCN, Trường ĐHNN-ĐHQGHN (số điện thoại 0934621062, email: UNC@ulis.vnu.edu.vn hoặc khcnulis@gmail.com).

Thông báo này được đăng tải trên website của Trường ĐHNN-ĐHQGHN https://ulis.vnu.edu.vn

Ban Tổ chức Hội thảo trân trọng thông báo và mong nhận được sự hưởng ứng tham gia của giáo viên giảng dạy ngoại ngữ các cấp học, bậc học, giảng viên và nhà sư phạm ở các trường đại học và viện nghiên cứu, nhà quản lý giáo dục ở các sở giáo dục đào tạo, các cơ sở giáo dục, doanh nghiệp giáo dục, cộng đồng người học và nhà tuyển dụng nguồn nhân lực ngoại ngữ, nhà xuất bản và các nhà khoa học quan tâm trong và ngoài nước.