trungvile – Trang 21 – Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội

All posts by trungvile

36 chữ ý nghĩa

1.Chữ 明 minh
Chữ 明 minh là chữ hội ý, có nghĩa là sáng suốt, thông minh, tài trí.
2.Chữ 顺 thuận
Chữ顺thuận, Từ góc độ đạo đức xã hội, thuận là biểu hiện của đạo hiếu, làm con thì phải nghe theo sự dạy bảo, sắp đặt của cha mẹ, đó cũng là thuận theo lẽ của tự nhiên.
3. Chữ 安 an / 平安 bình an
Chữ 安 an là chữ hội ý, gồm 宀 miên (mái nhà) và 女 nữ (đàn bà, con gái) tạo thành, cùng thể hiện một ý nghĩa là “an – bình yên” (con gái ở trong nhà thì an). Hàm ý chữ 安 an xuất phát từ cái gọi là khi được sống yên ổn phải luôn nghĩ đến chữ nguy mà đề phòng.
4. Chữ 德 đức
Chữ 德 đức có nghĩa là chân lý cuộc sống, là những gì phù hợp với quy tắc xã hội, thế hệ trước thực hiện và thế hệ sau cũng làm theo, coi đó là hệ thống chuẩn mực mà mỗi con người cần có.
5. Chữ 才 tài
Chữ才 tài nghĩa là chỉ tài năng, năng lực, tài hoa.
6. Chữ禄 lộc
Chữ 禄 lộc là “bổng lộc”…
7. Chữ 福 phúc
Chữ 福 phúc có nghĩa là cầu mong thần linh, đất trời, tiên tổ phù trợ cho mọi người, con cháu một cuộc sống bình yên, đủ đầy
8. Chữ心 tâm
Chữ 心 tâm được người ta chọn lựa treo trong nhà, coi đó là lời răn cho chính mình và con cháu luôn hướng thiện.
9. Chữ智 trí
智trí là thông minh, tài trí. Nền tảng của trí thông minh là hiểu biết, nắm bắt được tri thức, quy luật của tự nhiên và quy luật của xã hội.
10. Chữ仁nhân
Theo “Thuyết văn giải tự”, 仁 nhân là một chữ hội ý, gồm人 nhân (người) và nhị (hai- số nhiều) hợp thành, nghĩa là thân ái. Nhân là một khái niệm dùng để thể hiện tư tưởng, tình cảm của loài người.
11. Chữ義nghĩa
Chữ 義 nghĩa trong các bộ từ điển tiếng Hán thường được giải thích là đạo lý hoặc hành vi đúng đắn, phù hợp hoàn cảnh. Hành vi giữa đường gặp sự bất bằng, sẵn sàng bạt đao tương trợ, bảo vệ chính nghĩa, chân lí được coi là nghĩa cử cao đẹp.
12. Chữ 富 phú
Chữ富 phú có nghĩa là trù bị đầy đủ, viên mãn. Từ đó, 富 phú chuyển thành nghĩa là của cải vật chất nhiều, đa dạng, đủ đầy.
13. Chữ 忠 trung
中 trung là tâm điểm, hài hoà các vị trí trên dưới, trước sau, phải trái, không thiên lệch. Trong Thuyết văn giải tự, chữ 忠 trung có nghĩa là kính cẩn, là hết lòng phụng sự.
14. Chữ 恕 thứ
Chữ 恕 thứ là chữ hội ý kết cấu trên dưới, thể hiện cái tâm trong quan hệ xã hội. Phần trên là chữ 如 như, phần dưới là chữ 心 tâm. Tính chất hội ý của 恕 thứ là như lòng mình vậy. Con người luôn vươn lên chiếm lĩnh đỉnh cao của cuộc sống, vươn tới cái đẹp, sự hoàn hảo, không thích cái xấu, cái ác.
15. Chữ 信 tín
Chữ 信 tín chính là trong đời sống xã hội, con người ta từ lời ăn tiếng nói đều phải cân nhắc, lời nói phải có căn cứ và bản thân phải có trách nhiệm với những phát ngôn của mình.
16. Chữ 禮 lễ
Chữ lễ (禮) biểu thị ý nghĩa cho ngọc vào trong đồ tế khí, mục đích là để tỏ lòng kính cẩn với thần linh, mong được ban phúc lớn. Ý nghĩa của lễ (禮) trước tiên là sự liên hệ của người đang sống với tổ tiên và quỷ thần.
17. Chữ孝hiếu
hiếu là đạo làm con với cha mẹ..
18. Chữ教 giáo
Chữ教 giáo gồm 孝hiếu (đạo làm con phải biết phụng sự cha mẹ) kết hợp với bộ thủ bên phải thường gọi là bộ bán văn hay phản văn, nghĩa là ngọn roi, biểu tượng của quyền uy.
19. Chữ 尊 tôn
Chữ 尊 tôn phản ánh sinh động nét đặc trưng trong văn hóa rượu của người xưa, rượu được dùng trong các nghi thức cúng tế và tiếp đãi tân khách, nghi thức nâng cốc mời rượu cũng thể hiện phép lịch sự trong giao tiếp là đề cao, tôn trọng khách được mời.
20. Chữ 道đạo
Đạo chính là chân lý cuộc sống, là nội dung tư tưởng mà người học cần tìm hiểu và trau dồi.
21. Chữ康 khang
Chữ康 khang là lao động tích cực (như nô lệ vậy) trong một không gian thoáng, rộng, con người sẽ khỏe mạnh. Lao động và lao động sáng tạo chính là nét đặc trưng của loài người. Quan niệm về sức khỏe theo cách giải thích về tính chất biểu ý của chữ 康 khang là một cách nhìn tích cực và khoa học. Ngày nay, trong lời chúc phúc cho nhau mỗi khi tết đến xuân về, người ta thường dùng những câu như an khang thịnh vượng.
22. Chữ 泰 thái
Chữ 泰 thái có nghĩa là thông suốt, thuận lợi, trơn tru, suôn sẻ
23. Chữ東đông
Theo “Thuyết văn giải tự”, 東đông là chữ tượng hình, kết cấu đơn, do 木mộc và 日nhật tạo thành. Nhật (日) lồng trong mộc (木) là東đông. Phương đông là phương mặt trời mọc, báo hiệu ngày mới bắt đầu, là phương tôn quý.
24. Chữ春xuân
春xuân nghĩa là “thôi thúc sự sinh sôi”, gồm艸 thảo (cỏ) và屯 đồn “ngọn cỏ nhen lên từ lòng đất” và nhật “mặt trời” hợp thành, với ý nghĩa “cỏ cây khi xuân về thì sinh sôi nảy nở”
25. Chữ 竹 trúc
竹 trúc được dùng để ví với phẩm chất cương trực, tiết (đốt tre) được dùng để chỉ một trong những chuẩn mực đạo đức của con người, như tiết khí, tiết tháo, tiết hạnh…
26. Chữ梅 mai
Chữ 梅 mai là chỉ về sắc màu và năm cánh nở đều, tượng trưng cho ngũ phúc, gồm niềm vui, trường thọ, thuận lợi, hạnh phúc, hòa bình, mà còn đẹp ở sự thanh mảnh, cao nhã.
27. Chữ松tùng
松tùng là chữ ví với những phẩm chất cao thượng, đức tính kiên trung, lòng nhẫn nại, ý chí tự lực tự cường, trọng nghĩa khinh tài, luôn vươn lên gian khó, hoàn thiện mình để chiến thắng mọi thử thách của nghịch cảnh mà con người phải đối mặt.
28. Chữ 秀 tú
Chữ 秀 tú với nghĩa ban đầu là sự kết tinh những gì tinh tuý nhất của cây lúa hút nhựa đất mà thành, phát triển thành các nghĩa như tốt đẹp, ưu việt, đặc biệt xuất chúng, như trong các từ ưu tú, thanh tú, cẩm tú, tú tài….
29. Chữ 奮phấn
Chữ 奮 phấn là chữ hội ý gồm ba thành tố biểu nghĩa tạo thành, trên cùng là chữ 大 đại (to lớn), giữa là bộ 隹 chuy (con chim), dưới cùng là chữ 田 điền (ruộng). Chữ 奮 phấn vốn nghĩa là con chim thoát khỏi tay áo, dang rộng cánh bay ra cánh đồng. Cũng từ đây nó hoàn toàn tự do với một môi trường sống mới.
30. Chữ 學 học
Trong dân gian mới có cách nói, học điều hay thì khó, học điều dở thì dễ. Học luôn được người đời xưa nay hết sức coi trọng. Việc học luôn gắn liền với việc dạy. Giáo học tương trưởng là chân lí mà ngay từ trong tác phẩm Lễ kí đã được khẳng định. Thấu hiểu ý nghĩa chữ 學học và đạo học, đầu xuân năm mới hãy xin một chữ 學học về treo tại nhà mình, coi làm lời răn cho mình hoặc cho con cháu.
31. Chữ 習tập
Ý nghĩa của chữ này là khi chim non vừa tách ra khỏi vỏ trứng, lông vũ của chúng mới bắt đầu hình thành, màu trắng. Ý nghĩa của 習 tập nhấn mạnh vào tính thường xuyên liên tục. Tập đòi hỏi phải có tính kiên trì, nhẫn nại.
32. Chữ 志 chí
Chữ 志 chí có nghĩa là cái tâm (tấm lòng, ý nguyện) của người có học. Sống phải có mục đích phấn đấu, vươn lên, vượt trở ngại của hoàn cảnh để hoàn thiện mình, coi lí tưởng cần đạt được là mục tiêu duy nhất.
33. Chữ 科 khoa
Tính chất biểu ý của nó là con người biết khám phá quy luật tự nhiên, các điều kiện khí hậu thời tiết, vận dụng vào điều kiện sản xuất thực tế, tạo ra mùa màng bội thu.
34. Chữ 母 mẫu
Chữ 母 mẫu là hình ảnh người mẹ đang thực hiện chức năng làm mẹ đối với con cái, cho con bú bằng chính dòng sữa của mình. Dòng sữa là tinh hoa của người mẹ dành cho con.
35. Chữ缘 duyên
Chữ缘 duyên vốn dùng để chỉ sợi chỉ/ tơ dùng để viền lên tà áo, làm cho trang phục đẹp lên. Vì vậy, trong dân gian có những danh từ như ông tơ bà nguyệt là người làm nhiệm vụ kết nối cho đôi bên nam nữ đến với nhau.
36. Chữ鸿hồng
Chữ 鸿 hồng nghĩa gốc là chỉ loài chim lớn có khả năng bay cao, bay xa, vượt muôn trùng sông nước.

[UNC 2023] Hội thảo quốc tế “Đổi mới sáng tạo tại các trường Đại học: Mô hình phát triển thực tiễn và hợp tác các bên liên quan”

Ngày 17/12/2022, Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN đã phối hợp với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia và Dự án SILKEN (Social Innovation Linkages for Knowledge Exchange Network) Vietnam tổ chức Hội thảo quốc tế “Đổi mới sáng tạo tại các trường Đại học: Mô hình phát triển thực tiễn và hợp tác các bên liên quan” trong khuôn khổ Hội thảo UNC2023. Hội thảo được tổ chức tại trụ sở của Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia và đã thu hút hơn 200 đại biểu tham dự trực tiếp và trực tuyến.

Trường ĐH Ngoại ngữ tham dự Hội thảo khoa học toàn quốc “Giảng dạy tiếng Anh tại các trường phổ thông vùng khó ở Việt Nam”

Trong hai ngày 15-16/12/2022, Đoàn đại biểu Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQG Hà Nội do PGS.TS. Hà Lê Kim Anh dẫn đầu đã tham dự hội thảo khoa học toàn quốc “Giảng dạy tiếng Anh tại các trường phổ thông vùng khó ở Việt Nam” tại Lào Cai.

Hội nghị triển khai Kế hoạch Đề án hợp tác nâng cao chất lượng dạy- học ngoại ngữ và Tổng kết Hội thi giáo viên dạy giỏi môn Tiếng Anh cấp THCS huyện Ba Vì năm học 2022-2023

Ngày 15/12/2022, đoàn đại biểu Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN do Hiệu trưởng Đỗ Tuấn Minh làm trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị triển khai Kế hoạch Đề án hợp tác nâng cao chất lượng dạy- học ngoại ngữ và Tổng kết Hội thi giáo viên dạy giỏi môn Tiếng Anh cấp THCS huyện Ba Vì năm học 2022-2023 tại UBND Huyện Ba Vì, Hà Nội.

[UNC2023] Hội thảo Khoa học giảng dạy và kiểm tra đánh giá môn tiếng Anh chương trình giáo dục phổ thông mới theo hướng tiếp cận năng lực trong bối cảnh hậu Covid-19

Ngày 26/11/2022, tại Trường Đại học Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ, Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN đã phối hợp với Đề án Ngoại ngữ Quốc gia, Bộ GIáo dục và Đào tạo và Trường Đại học Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ tổ chức Hội thảo Khoa học giảng dạy và kiểm tra đánh giá môn tiếng Anh chương trình giáo dục phổ thông mới theo hướng tiếp cận năng lực trong bối cảnh hậu Covid-19. Đây là cơ hội để các nhà quản lý, thầy cô giáo lắng nghe, trao đổi kinh nghiệm về giảng dạy, kiểm tra đánh giá và xây dựng các hoạt động môi trường môn tiếng Anh để đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới.