Thông báo Lịch họp Hội đồng đánh giá Seminar tổng thể luận án tiến sĩ của Nghiên cứu sinh Dương Thị Giang khóa QH2018 đợt 2 chuyên ngành Ngôn ngữ Pháp – Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội

Thông báo Lịch họp Hội đồng đánh giá Seminar tổng thể luận án tiến sĩ của Nghiên cứu sinh Dương Thị Giang khóa QH2018 đợt 2 chuyên ngành Ngôn ngữ Pháp

Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN tổ chức Hội đồng đánh giá Seminar tổng thể luận án tiến sĩ của Nghiên cứu sinh Dương Thị Giang khóa QH2018 đợt 2 chuyên ngành Ngôn ngữ Pháp, cụ thể:

Tên đề tài: La déverbalisation dans la traduction du français en vietnamien (Trừu tượng hóa vỏ ngôn ngữ trong biên dịch Pháp – Việt)

Chuyên ngành: Ngôn ngữ Pháp;

Mã số: 9220203.01

Người thực hiện: DƯƠNG THỊ GIANG

Khóa: QH2018.2

Cán bộ hướng dẫn: PGS. TS. Đinh Hồng Vân

Thời gian: 8h30, ngày 26 tháng 01 năm 2024

Địa điểm: Phòng 101, tầng 1 nhà A3 Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội

Tóm tắt luận án bằng tiếng Pháp, xin xem tại đây!

Tóm tắt luận án bằng tiếng Việt, xin xem tại đây!

THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

  1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Dương Thị Giang
  2. Giới tính: Nữ
  3. Ngày sinh: 10/11/1987
  4. Nơi sinh: Bắc Ninh
  5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2577/QĐ-ĐHNN, ngày 06 tháng 12 năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ.
  6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Chỉnh sửa tên đề tài

Gia hạn thời gian bảo vệ luận án đến tháng 11 năm 2024

  1. Tên đề tài luận án: La déverbalisation dans la traduction du français en vietnamien (Trừu tượng hóa vỏ ngôn ngữ trong biên dịch Pháp-Việt)
  2. Chuyên ngành: Ngôn ngữ Pháp
  3. Mã số: 9220203.01
  4. Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Đinh Hồng Vân
  5. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Kết quả nghiên cứu đã khẳng định những giả thuyết mà chúng tôi đặt ra từ đầu nghiên cứu và giúp chúng tôi trả lời được những câu hỏi nghiên cứu của mình với những nội dung chính sau:

Dấu hiệu để nhận diện trừu tượng hoá vỏ ngôn ngữ trong một bản dịch đó là không có giao thoa về từ vựng, ngữ pháp, cấu trúc và cú pháp. Từ đó, chúng tôi thấy rằng trong mọi bản dịch đều sử dụng cả ba phương pháp dịch đó là dịch tương ứng, dịch tương đương ngôn ngữ và dịch tương đương ngôn bản. Ba phương pháp này tương ứng với ba cấp độ trừu tượng hoá vỏ ngôn ngữ : không có, một phần, và hoàn toàn. Trong đó, ở cấp độ trừu tượng hoá hoàn toàn, người dịch phải huy động các hoạt động tri nhận nhiều nhất. Ngoài ra, chúng ta có thể thấy rõ nhất dấu hiệu của trừu tượng hoá vỏ ngôn ngữ trong các bản dịch tương đương ngôn bản.

Trong bước hiểu văn bản gốc, hoạt động trừu tượng hoá vỏ ngôn ngữ giúp người dịch thấy rõ được những thông tin ẩn đằng sau câu chữ. Trong quá trình diễn đạt lại, nếu có thể tập trung vào nghĩa ngôn bản, người dịch sẽ không bị các yếu tố ngôn ngữ của bản gốc gây rối và do vậy có thể diễn đạt sang ngôn ngữ đích một cách chính xác và tự nhiên nhất.

Khi phân tích các bản dịch tương đương ngôn bản, chúng tôi thấy rằng người dịch bắt đầu bước vào hoạt động trừu tượng hoá vỏ ngôn ngữ khi huy động bối cảnh tri nhận và kiến thức tri nhận để hiểu nghĩa, và cuối cùng là quá trình xây dựng mối liên hệ giữa các yếu tố khác nhau (khái niệm/ý tưởng). Nếu không có những yếu tố này thì người dịch sẽ không thể trừu tượng hoá vỏ ngôn ngữ được và chỉ có thể nhìn thấy các yếu tố ngôn ngữ phi nghĩa.

Như vậy, về mặt lý thuyết, nghiên cứu này góp phần xác nhận quan điểm của Lý thuyết dịch nghĩa ngôn bản, theo đó, người dịch hoàn toàn không đối chiếu hai ngôn ngữ để hiểu và diễn đạt nghĩa. Yếu tố quan trọng tham gia vào quá trình đó là bước trừu tượng hoá vỏ ngôn ngữ. Về phương pháp, nghiên cứu đưa ra một số công cụ góp phần khám phá “hộp đen” tri nhận của người dịch và làm nổi bật những hoạt động ẩn sau quá trình dịch. Về giảng dạy, khi xác định được những vấn đề trong dịch chuyển mã và bản chất của các cấp độ trừu tượng hoá vỏ ngôn ngữ, nghiên cứu đã mở ra những hướng đi mới trong giảng dạy biên dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Việt.

  1. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Luận án này đã góp phần làm sáng tỏ bản chất và vai trò của bước trừu tượng hoá vỏ ngôn ngữ trong quy trình dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Việt. Nhờ đó, người dịch có thể luyện tập kỹ năng này để giải quyết những khó khăn gặp phải trong quá trình dịch. Ngoài ra, khi nhận thức được những lỗi của sinh viên do không trừu tượng hoá vỏ ngôn ngữ, giáo viên có thể áp dụng các bài tập phù hợp để sinh viên có thể cải thiện chất lượng dịch của mình.

  1. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Kết quả từ luận án này có thể mở ra nhiều hướng nghiên cứu khác tiếp theo. Thứ nhất, có thể tiếp tục nghiêp cứu về trừu tượng hoá vỏ ngôn ngữ ở nhiều loại văn bản khác nhau và trong dịch từ tiếng Việt sang tiếng Pháp. Thứ hai, thu thập dữ liệu từ nhiều dịch giả chuyên nghiệp hơn để có thể đi đến một kết luận khái quát. Thứ ba, có thể nghiên cứu phát triển các bài tập để giúp sinh viên thực hiện kỹ năng này tốt hơn. Cuối cùng, những kết quả liên quan đến quá trình tri nhận của người dịch có thể góp phần cải thiện và phát triển các phần mềm dịch tự động.

  1. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

Dương Thị Giang (2019), “Trừu tượng hóa vỏ ngôn ngữ và bước diễn đạt trong qui trình dịch”. Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia 2019 – Nghiên cứu và giảng dạy ngoại ngữ, ngôn ngữ và quốc tế học tại Việt Nam. Nxb.Đại học Quốc Gia Hà Nội, tr. 128-135.

Dương Thị Giang (2020), “La déverbalisation dans l’approche socio-linguistique d’EUGENE NIDA”. Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế năm 2020 và Diễn đàn lần thứ X về nghiên cứu giảng dạy tiếng Hán khu vực Đông Á dành cho HVCH & NCS tại trường ĐHNN-ĐHQGHN (2020 IGRS & 10th EACTF). Nxb.Đại học Quốc Gia Hà Nội, tr. 391-399.

Dương Thị Giang (2021), “Nguyên tắc hoán dụ trong lý thuyết dịch nghĩa ngôn bản”. Hội thảo khoa học quốc gia 2021 – Nghiên cứu và giảng dạy ngoại ngữ, ngôn ngữ và quốc tế học tại Việt Nam. Nxb.Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Dương Thị Giang (2021), “Etape de déverbalisation dans le processus de traduction: un concept pluridisciplinaire et le rôle indispensable dans l’enseignement de la traduction du français en vietnamien”. Hội thảo khoa học Quốc tế dành cho học viên cao học và nghiên cứu sinh năm 2021 (2021 IGRS).Đại học Quốc Gia Hà Nội, tr. 1016-1023.

Dương Thị Giang (2022), “Un essai de triangulation méthodologique dans la recherche sur le processus de traduction chez les experts traducteurs vietnamiens”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Le français et les cultures francophones: enseignement et recherche. Đại học Quốc Gia Hà Nội, tr. 352-361.

Ngày 22  tháng 12 năm 2023

 Nghiên cứu sinh

   

DƯƠNG THỊ GIANG

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

 1. Full name: Duong Thi Giang

  1. Sex: Female
  2. Date of birth:  10/11/1987
  3. Place of birth: Bac Ninh
  4. Admission decision number: 2577/QĐ-ĐHNN. Dated: 06/12/2018.
  5. Changes in academic process: Modification of thesis title
  6. Official thesis title: La déverbalisation dans la traduction du français en vietnamien (Deverbalization in the translation from French into Vietnamese)
  7. Major: French Linguistics
  1. Code: 9220203.01
  2. Supervisors: Prof. Dinh Hong Van
  3. Summary of the new findings of the thesis:

The research results confirm the hypotheses formulated at the study’s beginning and answer our questions. The key findings can be summarized as follows:

Deverbalization is characterized by the disappearance of calques and interferences at the lexical, grammatical, structural, and syntactic levels. Identifying deverbalization indicators reveals that each professional translation involves a mixture of correspondences, pre-existing equivalences, and discursive equivalences, corresponding to three levels of deverbalization: zero, partial, and total. Cognitive activity is particularly crucial, especially in the case of total deverbalization, highlighting that translation by discursive equivalences is the most effective method for emphasizing these indicators.

Deverbalization plays a pivotal role in comprehension by unveiling latent complexities in the source text. During rephrasing, when the translator can focus on the meaning, they are not hindered by the linguistic elements of the source text, expressing the meaning with great freedom in the target language.

Translations through discursive equivalences reveal that deverbalization primarily results from the mobilization of cognitive context, followed by a mental representation activated by cognitive baggage, and finally, a relationship established between different elements (concepts/ideas). Without these factors, deverbalization would not occur, leaving linguistic elements meaningless.

This research confirms the assertion of Interpretive Theory, emphasizing that interlinguistic comparison does not influence the grasping and reexpression of meaning. Deverbalization is demonstrated as a crucial component of written translation. Methodologically, the study proposes tools to explore the translator’s ‘black box,’ highlighting hidden activities in the translation process. Pedagogically, it identifies challenges posed by transcoding and different approaches for each level of deverbalization, thus opening new perspectives for teaching translation from French into Vietnamese.

  1. Practical applicability, if any:

This thesis has contributed to elucidating the nature and role of deverbalization in the process of translating from French into Vietnamese. As a result, translators can refine this skill to effectively address challenges encountered during the translation process. Furthermore, by identifying common errors resulting from a lack of deverbalization, educators can implement tailored exercises to assist students in enhancing the quality of their translations.

  1. Further research directions, if any:

The results of this thesis may open up further research directions. Firstly, an in-depth exploration of deverbalization is warranted across diverse textual genres and in translation from Vietnamese into French. Secondly, the collection of data from a more diverse cohort of professional translators has the potential to yield more broadly applicable conclusions. Thirdly, undertaking research and crafting exercises to augment students’ proficiency in this skill emerges as a promising option. Lastly, insights into the cognitive processes of translators can significantly contribute to the advancement and refinement of machine translation services.

  1. Thesis-related publications:

Dương Thị Giang (2019), “Trừu tượng hóa vỏ ngôn ngữ và bước diễn đạt trong qui trình dịch”. Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia 2019 – Nghiên cứu và giảng dạy ngoại ngữ, ngôn ngữ và quốc tế học tại Việt Nam. Nxb.Đại học Quốc Gia Hà Nội, tr. 128-135.

Dương Thị Giang (2020), “La déverbalisation dans l’approche socio-linguistique d’EUGENE NIDA”. Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế năm 2020 và Diễn đàn lần thứ X về nghiên cứu giảng dạy tiếng Hán khu vực Đông Á dành cho HVCH & NCS tại trường ĐHNN-ĐHQGHN (2020 IGRS & 10th EACTF). Đại học Quốc Gia Hà Nội, tr. 391-399.

Dương Thị Giang (2021), “Nguyên tắc hoán dụ trong lý thuyết dịch nghĩa ngôn bản”. Hội thảo khoa học quốc gia 2021 – Nghiên cứu và giảng dạy ngoại ngữ, ngôn ngữ và quốc tế học tại Việt Nam. Nxb.Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Dương Thị Giang (2021), “Etape de déverbalisation dans le processus de traduction: un concept pluridisciplinaire et le rôle indispensable dans l’enseignement de la traduction du français en vietnamien”. Hội thảo khoa học Quốc tế dành cho học viên cao học và nghiên cứu sinh năm 2021 (2021 IGRS). Đại học Quốc Gia Hà Nội, tr. 1016-1023.

Dương Thị Giang (2022), “Un essai de triangulation méthodologique dans la recherche sur le processus de traduction chez les experts traducteurs vietnamiens”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Le français et les cultures francophones : enseignement et recherche. Đại học Quốc Gia Hà Nội, tr. 352-361.

 Hanoi, 22/12/2023

PhD Candidate

                                                                                            

Dương Thị Giang

Kính mời thầy/cô, học viên, nghiên cứu sinh và cá nhân quan tâm đến dự!

Trân trọng!