Một số hoạt động nổi bật của công tác quản trị đại học và phát triển đội ngũ trong 5 năm (2015-2020)
Trường ĐHNN, ĐHQGHN hiện nay có 32 đơn vị trực thuộc: 11 Khoa đào tạo, 9 Phòng chức năng, 5 Trung tâm và 4 bộ môn trực thuộc, Tạp chí Nghiên cứu nước ngoài, Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ và Trường THCS Ngoại ngữ. — Tổng số các Bộ môn trực thuộc Khoa đào tạo là 44 Bộ môn, Cơ cấu tổ chức các bộ môn được xây dựng đáp ứng tốt 3 định hướng nghiên cứu của Trường là giáo dục ngoại ngữ, ngôn ngữ học và quốc tế học.
PHẦN 1: CÔNG TÁC QUẢN TRỊ ĐẠI HỌC
Trong nhiệm kỳ 2015-2020, Đảng ủy đã cụ thể hóa mục tiêu đại hội đại biểu Đảng bộ Trường lần thứ XVIII đã đề ra: “Xây dựng phương thức quản trị đại học tiên tiến. Triển khai các CTĐT, công tác NCKH, ĐBCL tương thích với chuẩn và thông lệ quốc tế cho một đại học phát triển” bằng những chương trình, kế hoạch cụ thể. Đảng uỷ đã chỉ đạo xây dựng và thực hiện đổi mới công tác quản lý, xây dựng văn hoá chất lượng và văn hoá chuyên nghiệp, tạo dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện trong các hoạt động của Nhà trường.
Nhà trường đã áp dụng mô hình quản trị theo mục tiêu OKRs trong việc đề ra các kế hoạch nhiệm vụ của năm và các quý trong năm. Trên cơ sở đó có đánh giá cụ thể về mức độ hoàn thành công việc của các đơn vị trong trường.
Thực hiện phân quyền, phân cấp, ủy quyền cho lãnh đạo các đơn vị trong việc giải quyết các thủ tục hành chính, cụ thể: — Ủy quyền cho các Phó Hiệu trưởng ký thay các văn bản giấy tờ quy định tại Quyết định số 3029/QĐ-ĐHNN, ngày 31/12/2019 — Ủy quyền cho Hiệu trưởng Trường THCS Ngoại ngữ, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Ngoại ngữ ký thừa lệnh và đóng dấu các văn bản giấy tờ quy định tại Quyết định số 3030/QĐ-ĐHNN, ngày 31/12/2019 — Ủy quyền cho 08 Trưởng khoa, 03 Giám đốc Trung tâm, 02 Trưởng khoa ký thừa lệnh Hiệu trưởng các văn bản, giấy tờ quy định tại Quyết định số 3031/QĐ-ĐHNN, ngày 31/12/2019.
Hàng năm, Nhà trường tiến hành rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý, điều hành phù hợp với quy định của Nhà nước, Bộ GD và ĐT, ĐHQGHN, làm cơ sở pháp lý cho công tác chỉ đạo, điều hành. Trong 5 năm, Nhà trường đã ban hành được 147 văn bản quản lý, điều hành trên các lĩnh vực.
PHẦN 2: CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
Đảng uỷ Trường đã chỉ đạo việc đơn giản hoá các thủ tục hành chính, thực hành tiết kiệm, trong đó ưu tiên tiết kiệm về thời gian, nguồn lực và vị trí việc làm. Trường thực hiện tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và điều hành thông qua việc sử dụng hiệu quả phần mềm VNU E-Office. Năm 2019, nhà trường đã thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong việc giải quyết các thủ tục hành chính đối với cán bộ và sinh viên trong Trường nhằm nâng cao chất lượng phục vụ cán bộ và người học.
PHẦN 3: CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
Tổng số CC, VC, NLĐ toàn Trường tính đến hết tháng 2/2020 là 809 cán bộ: Số cán bộ giảng dạy là 648 (giảng viên: 544, giáo viên THPT: 91, giáo viên THCS: 13, cán bộ phục vụ đào tạo 161).
PHẦN 4: CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG CÁN BỘ
1. ĐỘI NGŨ CÁN BỘ GIẢNG DẠY: Nhà trường Xây dựng kế hoạch phát triển nhân sự theo từng năm học, thay đổi cơ cấu giảng viên theo hướng tăng nhanh tỷ lệ tiến sĩ, thạc sĩ, thu hút các giảng viên có trình độ tiến sĩ được đào tạo ở trong và ngoài nước về Trường công tác.
2. ĐỘI NGŨ PHỤC VỤ ĐÀO TẠO: 1800 lượt VC, NLĐ khối phục vụ đào tạo được bồi dưỡng ngắn hạn trong nước
PHẦN 5: KHEN THƯỞNG TRONG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
Từ 2015 đến 2020: 38 cá nhân và 24 tập thể được khen thưởng đột xuất vì có thành tích xuất sắc trong các hoạt động của Nhà trường