Hội thảo mở rộng về “Xây dựng ngành đào tạo Văn hóa và Truyền thông xuyên quốc gia tại Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN”
Ngày 20/5/2022, Hội thảo mở rộng “Xây dựng ngành đào tạo Văn hóa và Truyền thông xuyên quốc gia tại Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN” đã diễn ra tại Hội trường Sunwah.
Theo lộ trình, việc xây dựng CTĐT cử nhân Văn hóa và Truyền thông xuyên quốc gia đã đi qua nửa chặng đường, gồm các bước: thành lập nhóm chuyên trách mở ngành, khảo sát nhu cầu xã hội, tổ chức hội thảo định hướng, xây dựng dự thảo chương trình đào tạo lần 1, khảo sát ý kiến các bên liên quan, xây dựng dự thảo chương trình đào tạo lần 2.
Hội thảo lần này được tổ chức nhằm báo cáo những kết quả đã đạt được và nhằm lấy ý kiến các chuyên gia, nhà tuyển dụng để hoàn thiện dự thảo chương trình đào tạo và đề án mở ngành trước khi nghiệm thu ở các cấp tiếp theo.
Tham dự hội thảo có Phó Hiệu trưởng Hà Lê Kim Anh; đại diện lãnh đạo và giảng viên các đơn vị trong trường; Nhóm chuyên trách xây dựng Đề án mở ngành và đặc biệt là rất nhiều chuyên gia khách mời, cựu sinh viên, đại diện doanh nghiệp đã đến để góp ý cho Nhà trường.
Phát biểu khai mạc, PGS.TS. Hà Lê Kim Anh cho biết CTĐT cử nhân Văn hóa và Truyền thông xuyên quốc gia được xác định là ngành thí điểm mới của trường, mở ra hướng đi mới trong công tác đào tạo. Ngành này đã được bổ sung vào quy hoạch ngành và chuyên ngành của ĐHQGHN trong giai đoạn tới, bên cạnh những ngành đào tạo truyền thống như sư phạm và ngôn ngữ cùng chương trình liên kết quốc tế hiện có. Với nền móng là định hướng chuyên ngành Quốc tế học, hội thảo này là kết quả bước đầu đáng tự hào của quá trình xây dựng nhằm tạo ra các thế hệ cử nhân chuyên ngành Văn hóa và Truyền thông xuyên quốc gia có năng lực cạnh tranh cao. Từ đó, Phó Hiệu trưởng hy vọng các thầy cô chuyên gia, đại diện các nhà tuyển dụng, các đại diện cựu sinh viên ULIS có thể góp ý, bổ sung để Nhà trường có thể tiếp tục triển khai và thí điểm ngành học Văn hoá và Truyền thông xuyên quốc gia trong thời gian tới.
Tại hội thảo đã có 3 báo cáo được trình bày, bao gồm: Xây dựng ngành đào tạo Văn hóa và Truyền thông xuyên quốc gia tại Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN (TS. Nguyễn Thúy Lan), Xây dựng mục tiêu chuẩn đầu ra ra dựa trên khảo sát nhu cầu xã hội về ngành đào tạo Văn hóa và Truyền thông xuyên quốc gia (TS. Nguyễn Thị Minh Tâm) và Đối sánh trong nước và quốc tế và đề xuất nội dung chương trình đào tạo (TS. Nguyễn Thanh Hà).
Sau 3 báo cáo là hoạt động trao đổi, thảo luận. Nhiều nhận xét, góp ý về việc triển khai, về chương trình, về chuẩn đầu ra… đã được các thầy cô đến từ các cơ sở đào tạo, doanh nghiệp, cựu sinh viên… tích cực góp ý cho nhóm chuyên trách xây dựng.
KHÁCH MỜI THAM GIA HỘI THẢO MỞ RỘNG
XÂY DỰNG NGÀNH VĂN HÓA VÀ TRUYỀN THÔNG XUYÊN QUỐC GIA
STT |
Họ và tên |
Chức vụ, nơi công tác |
1 |
TS. Nguyễn Thị Minh Hiền |
Trưởng Khoa Quan hệ Công chúng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền |
2 |
TS. Nguyễn Thị Việt Nga |
Trưởng Khoa Ngoại ngữ, Học viện Báo chí và Tuyên truyền |
3 |
TS. Nguyễn Trần Tiến
|
Phó Trưởng Khoa Đông Phương học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN |
4 |
ThS. Võ Tuấn Sơn |
Tư vấn nghiên cứu và đổi mới sáng tạo – UNDP, Việt Nam |
5 |
Bà Hoàng Thu Trang |
Trưởng Phòng Tiếng Anh, VTV4 |
6 |
Bà Nguyễn Thị Mai Lan |
Phụ trách truyền thông tuyển dụng, Ban Nhân Sự – Havina Group |
7 |
Bà Lê Thị Thu Uyên |
Trưởng Phòng Phát triển Kinh doanh, Moon Knight Labs |
8 |
Ông Lương Thế Huy |
Viện trưởng Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) |
9 |
Bà Ngô Thị Thanh |
Hà Nội DOCLAB thuộc Viện Goethe, Hà Nội |
10 |
Ông Công Ngọc Long |
CEO – Công ty truyền thông Michia |
11 |
Bà Nguyễn Thị Quy |
Điều phối viên ngôn ngữ và giao văn hóa của Peace Corps |
12 |
Bà Nguyễn Minh Ngân |
Công ty TNHH truyền hình số vệ tinh Việt Nam (K+) |
13 |
Bà Nguyễn Thị Thanh Nga |
Báo Nhân Dân |
Phát biểu tổng kết, Phó Hiệu trưởng Hà Lê Kim Anh đã tổng kết lại các ý kiến góp ý dành cho Nhóm chuyên trách. Qua đó, Phó Hiệu trưởng gửi lời cảm ơn tới các chuyên gia, khách mời, đại diện các đơn vị đã tham dự hội thảo, đồng thời khẳng định tầm quan trọng của việc xây dựng ngành đào tạo Văn hóa và Truyền thông xuyên quốc gia – một chương trình chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xã hội trong tương lai.
Hội thảo “Định hướng xây dựng ngành đào tạo Văn hóa và Truyền thông xuyên quốc gia tại Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN” khép lại sau thời gian làm việc sôi nổi.
Ngành Văn hóa và Truyền thông xuyên quốc gia đang được xây dựng với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao có năng lực ngoại ngữ thành thạo, có kiến thức sâu về ngôn ngữ, hiểu biết rộng về các nền văn hóa, văn học, đất nước và con người các nước nói tiếng Anh, các hiện tượng và xu hướng phát triển toàn cầu, xuyên quốc gia để vận dụng hiệu quả trong lĩnh vực văn hóa và truyền thông có tính quốc tế cao. |
Một số hình ảnh khác:
Thanh Tú – ULIS Media