Hành trình khám phá truyện tranh Bỉ của sinh viên Khoa NN&VH Pháp cùng họa sĩ Eddy Coubeaux – Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội

Hành trình khám phá truyện tranh Bỉ của sinh viên Khoa NN&VH Pháp cùng họa sĩ Eddy Coubeaux

Sáng ngày 18/05/2022 tại Hội trường Vũ Đình Liên, họa sĩ truyện tranh người Bỉ Eddy Coubeaux đã đồng hành cùng thầy cô và sinh viên Khoa NN&VH Pháp trong hành trình khám phá truyện tranh – một nét đặc trưng văn hóa của nước Bỉ xinh đẹp. Chương trình được thực hiện trong khuôn khổ các hoạt động trải nghiệm của sinh viên QH2021 Khoa Pháp.

1Trong buổi giao lưu, giảng viên và sinh viên Khoa NN&VH Pháp hân hoan chào mừng sự có mặt của các đại diện thuộc Phái đoàn Wallonie-Bruxelles tại Việt Nam: Ông Nicolas Dervaux – Đại diện Chính phủ Cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp và Chính phủ Vùng Wallonie tại Việt Nam, bà Lê Tuyết Nhung – Phụ trách các dự án Văn hoá, Di sản và Hoạt động với Báo chí – Phái đoàn Wallonie-Bruxelles tại Việt Nam.

Về phía Khoa, Ban chủ nhiệm Khoa gồm thầy Trưởng Khoa Đinh Hồng Vân và hai cô Phó Trưởng Khoa – cô Đặng Thị Thanh Thúy và cô Đàm Minh Thủy cũng tham dự và cùng đồng hành với các sinh viên thân yêu của mình.

Trong bài phát biểu mở đầu chương trình, thầy Đinh Hồng Vân nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tìm hiểu văn hóa đối với việc học ngoại ngữ và bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới Phái đoàn Wallonie-Bruxelles về những đóng góp và ủng hộ nhiệt tình trong hoạt động văn hoá, trải nghiệm của Khoa.

2

2.1Tiếp lời thầy Trưởng Khoa, ông Nicolas Dervaux – Đại diện Chính phủ Cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp và Chính phủ Vùng Wallonie tại Việt Nam đã bày tỏ sự tin tưởng vào sự hợp tác giữa Khoa NN&VH Pháp và Phái đoàn Wallonie-Bruxelles tại Việt Nam trong các lĩnh vực giáo dục và văn hoá. Ông đánh giá cao sinh viên Khoa Pháp đã dũng cảm khi lựa chọn một ngôn ngữ khó như tiếng Pháp, nhưng với một Cộng đồng Pháp ngữ rộng lớn và số lượng lớn khách du lịch sử dụng tiếng Pháp tại Việt Nam, ông hoàn toàn tin tưởng rằng “tiếng Pháp sẽ trở thành chiếc chìa khóa vàng đưa sinh viên đến cánh cửa thành công”. Ông Dervaux hy vọng rằng Phái đoàn Wallonie-Bruxelles tại Việt Nam đã, đang và sẽ góp phần giúp sinh viên Pháp ngữ tiến gần hơn tới văn hóa đan dạng của cộng đồng Pháp ngữ thông qua hoạt động bổ ích như buổi giao lưu tìm hiểu truyện tranh này.

3.13.2Trong phần chính của chương trình, họa sĩ Eddy Coubeaux, với vai trò là cầu nối văn hóa, đã giúp thầy cô và các bạn sinh viên hiểu hơn về nghệ thuật truyện tranh: từ kỉ niệm thời thơ ấu bên tủ truyện thiếu nhi; những năm tháng đầu của tuổi 20 đầy đam mê và nhiệt huyết bắt đầu theo đuổi con đường vẽ truyện tranh chuyên nghiệp; cùng những giây phút trải lòng về những nỗ lực vượt qua khó khăn, thất bại trong bước đầu của sự nghiệp… Những kỹ thuật sáng tác truyện tranh mà họa sĩ giới thiệu giúp sinh viên Khoa Pháp hiểu hơn về nghề sáng tác truyện tranh chuyên nghiệp, về những khác biệt giữa truyện tranh Bỉ và Việt Nam.

4.5

4.6Ngoài ra, ông Eddy Coubeaux còn chia sẻ với thầy và trò Khoa Pháp về cơ duyên đưa ông tới Việt Nam cũng như cơ duyên giữ chân ông ở lại “đất nước mang nhịp sống hối hả nhưng yên bình lạ kỳ”.

4.2Các bạn sinh viên tham dự chương trình đã được cầm trên tay, cùng đọc và chiêm ngưỡng những phác hoạ hay những tác phẩm nổi tiếng nhất của họa sĩ như: “Siêu nhân đỏ”, “Tommy, cá sấu nhỏ”,… do nhà xuất bản Trẻ và Phương Nam Book phát hành.

4.34.4Chương trình giao lưu cùng họa sĩ của sinh viên Khoa Pháp diễn ra rất sôi nổi với đa dạng chủ đề, từ nguồn cảm hứng sáng tác, phương pháp sáng tác, tới cách giải quyết những khó khăn trong quá trình sáng tạo nghệ thuật nói chung và truyện tranh nói riêng.

4.7 4.9Không khí của chương trình một lần nữa được bừng lên với phần đố vui có thưởng dưới sự dẫn dắt của cô Trịnh Bích Thủy và được đông đảo các bạn sinh viên tham gia tranh tài.

55.25.1Như một cơ duyên, các thầy cô Bộ môn tiếng Pháp 1 đã lựa chọn buổi gặp gỡ hoạ sĩ để trao giải cho  những tác phẩm truyện tranh do chính các bạn sinh viên khóa QH2021 chắp bút trong Cuộc thi « Sáng tác truyện tranh tiếng Pháp ». Các tác phẩm đạt giả được xướng tên và nhận được sự khen thưởng của đại diện Phái đoàn Wallonie-Bruxelles tại Việt Nam và các thầy cô trong Ban Chủ nhiệm Khoa.

Hãy cùng điểm lại những tác phẩm xuất sắc được nhận giải trong cuộc thi:

Xuất sắc dành được giải Nhất là tác phẩm “Hanoi dans la mémoire de ma grand-mère” (“Hà nội nơi miền kí ức của bà tôi”) của nhóm sinh viên lớp 21F4.

6Hai tác phẩm đạt giải Nhì:

  1. “La dernière année de lycée d’Alan” (“Năm học cuối cấp của Alan”) ((21F1)
  2.  “Hoang Miu et ses amis” (“Hoàng Miu và những bồ tèo”) (21F4)

6.1Ba tác phẩm đạt giải ba:

  1. “Le voyage du raisin” (“Hành trình của bé nho”) (21F3)
  2.  “L’université, bonjour !” (“Xin chào nhé! Đại học ơi”) (21F2)
  3. “La séparation dans la Covid-19” (“Cuộc chia phôi trong đại dịch Covid 19”) (21F2)

6.2Bốn tác phẩm đạt giải khuyến khích:

  1. “Les allumettes” (“Những que diêm”) (21F4),
  2. “La sympathie” (“Tấm lòng đồng cảm trong đại dịch Covid 19) (21F2)
  3. “Amour fati” (“Yêu lấy định mệnh”) (21F2)
  4.  “Apprentissage en ligne des étudiants de première année d’université” (“Chuyện tân sinh viên với việc học trực tuyến”) (21F4)

Trong đó, tác phẩm “Les allumettes” do các em sinh viên lớp 21F4 sáng tác đã nhận được số lượt bình chọn và chia sẻ nhiều nhất từ các độc giả trên trang Fanpage của Khoa.

6.3Cuối chương trình, những tấm ảnh lưu niệm xinh đẹp và đầy ý nghĩa đã được lưu lại như một minh chứng cho sự hợp tác bền chặt của Khoa Pháp với Phái đoàn Wallonie-Bruxelles tại Việt Nam.

7Hành trình kỳ thú khám phá truyện tranh Bỉ cùng họa sĩ Eddy Coubeaux và sinh viên Khoa Pháp đã kết thúc trong không khí hân hoan, cởi mở. Chắc chắn rằng sau chương trình gặp gỡ và giao lưu ngày hôm nay, những cảm xúc và hình ảnh tươi đẹp mãi lưu lại trong tâm trí của những người tham gia. Đặc biệt, ở đâu đó, một niềm đam mê mãnh liệt dành cho tiếng Pháp và sự sáng tạo nghệ thuật bắt đầu được nuôi dưỡng chờ ngày hái trái ngọt. Đây chắc chắn là một trong những kỷ niệm đáng nhớ của các bạn sinh viên Khoa NN&VH Pháp, Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN.

7.1 Ngô Thị Ngọc Mai, Phùng Đức Toàn