Thông báo tổ chức hội thảo khoa học quốc tế “Trí tuệ nhân tạo – Chất xúc tác trong giáo dục tiếng Anh”
Sự phát triển nhanh chóng của Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI) trong những năm gần đây đã và đang mang tới những tác động tích cực và sâu rộng trong lĩnh vực giáo dục tiếng Anh. Có thể thấy rõ những tác động này trong các mảng như ngôn ngữ học khối liệu (corpus linguistics), kiểm tra đánh giá, hay ứng dụng của các Chatbot AI và các công cụ chuyển đổi dữ liệu văn bản trong việc hỗ trợ dạy và học tiếng Anh. Song song với đó, nhiều hội thảo quốc gia và quốc tế đã được tổ chức tại Việt Nam về chủ đề AI, trong đó hầu hết hướng tới góc nhìn AI như một bối cảnh xã hội đòi hỏi hệ thống giáo dục tiếng Anh cần hành động để tìm ra những chính sách hay phương pháp giáo dục tiếng Anh phù hợp.
Nhằm mang tới một góc nhìn thực tiễn hơn về những tác động của AI đối với giáo dục tiếng Anh tại Việt Nam và đánh giá mức độ ứng dụng thực tiễn của AI như một động lực cho sự phát triển giáo dục tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Trí tuệ nhân tạo – Chất xúc tác trong giáo dục tiếng Anh” (AI as a Catalyst for English Language Education – ACELE) trong khuôn khổ chuỗi Hội thảo Quốc gia “Nghiên cứu và giảng dạy ngoại ngữ, ngôn ngữ và quốc tế học UNiC 2025”.
Ban Tổ chức Hội thảo trân trọng thông báo và kính mời các nhà nghiên cứu, giảng viên, học viên, sinh viên trong và ngoài nước, và các cá nhân quan tâm đăng ký tham dự.
- Thời gian: 08h00-11h30 và 13h30-16h00 ngày 26/04/2025
- Hình thức tổ chức: Trực tiếp tại Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN và trực tuyến qua nền tảng Zoom Webinar.
- Các lĩnh vực thuộc chủ đề của hội thảo
Ứng dụng AI và các thực hành đổi mới sáng tạo trong các lĩnh vực khác nhau của giáo dục tiếng Anh, bao gồm nhưng không giới hạn ở các khía cạnh sau:
- Công nghệ trong giáo dục tiếng Anh
- Phương pháp giảng dạy sáng tạo
- Kiểm tra đánh giá và phát triển tài liệu
- Nghiên cứu, đào tạo và thực hành nghề biên phiên dịch
- Nghiên cứu ngôn ngữ học ứng dụng
- Giảng dạy tiếng Anh cho đối tượng khác nhau
- Đào tạo và phát triển nghề nghiệp giáo viên
- Ngôn ngữ viết báo cáo và trình bày tại hội thảo Ngôn ngữ viết báo cáo: tiếng Việt hoặc tiếng Anh Ngôn ngữ trình bày: tiếng Anh
- Đối tượng tham gia
- Nhà khoa học, nhà nghiên cứu ngôn ngữ, ngoại ngữ trong và ngoài nước;
- Giảng viên ngoại ngữ các trường đại học, cao đẳng, học viện, các tổ chức, cơ sở giáo dục;
- Giáo viên ngoại ngữ phổ thông các cấp;
- Cán bộ quản lý giáo dục các cấp;
- Nghiên cứu sinh, học viên và sinh viên;
- Các cá nhân quan tâm.
- Hình thức tham gia
- Báo cáo tóm tắt
- Bao gồm 01 tóm tắt (01 phiên bản tiếng Anh và 01 phiên bản tiếng Việt; mỗi phiên bản không quá 250 từ và 03-05 từ khóa (Phụ lục 1);
- Định dạng file: .doc hoặc .docx
- Mỗi báo cáo được chọn sẽ trình bày trực tiếp bằng tiếng Anh trong vòng 20 phút (bao gồm thời gian thảo luận) tại hội thảo hoặc trình bày dưới dạng video (15 phút tối đa) trong trường hợp không thể báo cáo trực tiếp tại Trường ĐHNN-ĐHQGHN
- Các báo cáo tóm tắt được chọn sẽ được đăng trong kỷ yếu số (bản điện tử) của Hội thảo.
- Báo cáo toàn văn
- Bao gồm 01 tóm tắt không quá 250 từ và 03-05 từ khóa (01 phiên bản tiếng Anh và 01 phiên bản tiếng Việt) và phần nội dung chính văn (Phụ lục 2);
- Danh mục tài liệu tham khảo (trình bày theo quy định APA7).
- Định dạng file: .doc hoặc .docx
- Mỗi báo cáo được chọn sẽ trình bày trực tiếp bằng tiếng Anh trong vòng 20 phút (bao gồm thời gian thảo luận) tại hội thảo hoặc trình bày dưới dạng video (15 phút tối đa) trong trường hợp không thể báo cáo trực tiếp tại Trường ĐHNN-ĐHQGHN
- Báo cáo toàn văn sẽ được in trong kỷ yếu toàn văn (bản giấy) của Hội thảo có mã số ISBN của NXB ĐHQGHN.
- Báo cáo tóm tắt
Lưu ý:
- Mỗi cá nhân tham gia tối đa 02 báo cáo (kể cả là tác giả độc lập hay đồng tác giả).
- Trong trường hợp số lượng các bài toàn văn được chọn chưa đủ để xuất bản kỷ yếu toàn văn, các bài toàn văn này sẽ được xuất bản cùng kỷ yếu của Hội thảo UNC 2025.
- Những báo cáo toàn văn có chất lượng đáp ứng yêu cầu sẽ được lựa chọn để đăng toàn văn trong Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài (Tạp chí được Hội đồng Giáo sư Nhà nước tính 1 điểm).
- Thời gian tiếp nhận đăng ký và phản hồi
- Tiếp nhận đề xuất báo cáo tóm tắt hoặc toàn văn: từ ngày 15/12/2024 đến 15/03/2025;
- Thông báo kết quả các báo cáo được lựa chọn: từ 20/03/2025 – 31/03/2025
- Thông báo chỉnh sửa phiên bản trình bày: từ ngày 01-10/04/2025
- Công bố kỷ yếu số (bản điện tử) của hội thảo: ngày 25/04/2024
- Xuất bản kỷ yếu toàn văn và chuyên san Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài với các bài đáp ứng yêu cầu: Thông báo sau khi xin được giấy phép xuất bản Kỷ yếu.
- Đăng ký tham dự và gửi bài
– Đại biểu gửi đăng ký tham dự và gửi bài theo đường link: https://forms.gle/RkmmrVW6TCXAgavs6
- Kinh phí tham dự
- Tham dự hội thảo: Miễn phí
- Trình bày tại hội thảo và chỉ đăng kỷ yếu tóm tắt: Miễn phí
- Trình bày tại hội thảo và đăng kỷ yếu toàn văn (đối với các báo cáo của cán bộ trường ĐHNN- ĐHQGHN): Miễn phí
- Trình bày tại hội thảo và đăng kỷ yếu toàn văn (đối với các báo cáo ngoài trường ĐHNN- ĐHQGHN): 1.000.000 đồng/ báo cáo (lệ phí thẩm định báo cáo toàn văn, đã bao gồm phần tóm tắt trong báo cáo)
- Lệ phí mua kỷ yếu toàn văn bản cứng: Sẽ được thông báo sau khi xin được giấy phép xuất bản Kỷ yếu.
Tên tài khoản: Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN;
Số tài khoản: 2155595995 Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam BIDV, Chi nhánh Cầu Giấy, Hà Nội.
Lưu ý: Tác giả lưu lại minh chứng khi chuyển khoản và gửi về hòm thư UNC@ulis.vnu.edu.vn ngay sau khi gửi đề xuất báo cáo. Ban Tổ chức chỉ phân phản biện đối với những đề xuất đã chuyển khoản kinh phí thẩm định.
Để biết thêm thông tin về Hội thảo, xin liên hệ đầu mối Ban tổ chức hội thảo: Khoa Sư phạm tiếng Anh, phòng 210 nhà A5, Trường ĐHNN-ĐHQGHN, số 1 Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội. Email: khoasuphamtienganh.dhnn@gmail.com
Thông báo này được đăng tải trên website của Trường ĐHNN, ĐHQGHN tại https://ulis.vnu.edu.vn .
Ban Tổ chức Hội thảo trân trọng thông báo và mong nhận được sự hưởng ứng tham gia của giáo viên giảng dạy ngoại ngữ các cấp học, bậc học, giảng viên và nhà sư phạm ở các trường đại học và viện nghiên cứu, nhà quản lý giáo dục ở các sở giáo dục đào tạo, các cơ sở giáo dục, doanh nghiệp giáo dục, cộng đồng người học và nhà tuyển dụng nguồn nhân lực ngoại ngữ, nhà xuất bản và các nhà khoa học quan tâm trong và ngoài nước.
Trân trọng thông báo.