[UNC2022] Thông báo về hội thảo “Dạy tiếng Anh hiệu quả trong thời kỳ dạy học trực tuyến” – Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội

[UNC2022] Thông báo về hội thảo “Dạy tiếng Anh hiệu quả trong thời kỳ dạy học trực tuyến”

THÔNG BÁO VỀ HỘI THẢO TRỰC TUYẾN THUỘC UNC2022

🗝 Chủ đề: DẠY TIẾNG ANH HIỆU QUẢ TRONG THỜI KỲ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN.

(Teaching English from home effectively)

Đây là sự kiện nằm trong Khuôn khổ Hội thảo Quốc gia “Nghiên cứu & giảng dạy ngoại ngữ, ngôn ngữ & quốc tế học tại Việt Nam”

🔹️Thời gian: 9.00-11.00 sáng ngày Chủ nhật 14/11/2021

🔹️Ngôn ngữ trình bày: Tiếng Việt/Tiếng Anh

🔹️Tham gia sự kiện miễn phí qua nền tảng Zoom (Zoom ID sẽ được gửi tới email đăng kí tham gia 01 ngày trước sự kiện)

🔸️Link đăng kí: https://forms.gle/q7VyWBrYou4WsSqy9

🔸️Thời gian đăng kí: đến hết 13/11/2021

🔸️Thông tin chi tiết liên hệ:

Ms Trần Kiều Hạnh – 098 554 6090 Email: hanhtk@vnu.edu.vn

Ms Trần Thị Mai Hương – 091 210 4300 Email: huongtm1977@vnu.edu.vn

🔸️NỘI DUNG: 

Trong bối cảnh đại dịch Covid 19, quá trình chuyển đổi số khiến cho các giáo viên tiếng Anh gặp khá nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, chương trình giáo dục phổ thông mới được đưa vào thử nghiệm từ năm 2019 cùng đồng thời với thách thức phải chuyển sang dạy học trực tuyến. Hơn bao giờ hết, các giáo viên đang cần được hỗ trợ kiến thức, kỹ năng để dần thích ứng với công việc chuyển đổi từ học trực tiếp sang sang học online. Vì mục tiêu tháo gỡ khó khăn cùng giáo viên, Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQG Hà Nội đã phối hợp với Công ty Cổ phần Đào tạo Quản lý trực tuyến (OMT) tổ chức hội thảo video trực tuyến (Webinar UNC2022) dành riêng cho giáo viên tiếng Anh với chủ đề: “Teaching English from home effectively” (Dạy tiếng Anh hiệu quả trong thời kỳ dạy học trực tuyến), với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành. Đây là sự kiện nằm trong Khuôn khổ Hội thảo Quốc gia “Nghiên cứu và giảng dạy ngoại ngữ, ngôn ngữ và quốc tế học tại Việt Nam” của Trường Đại học Ngoại ngữ- Đại học Quốc gia Hà Nội.

🔸️CHỦ TRÌ HỘI THẢO:
TS. Đỗ Tuấn Minh – Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ- ĐHQGHN.
 
DIỄN GIẢ:

🔸️️PGS TS Lê Văn Canh, Giảng viên cao cấp Khoa Tiếng Anh, trường ĐHNN, ĐHQGHN, hiện đang giảng dạy và hướng dẫn nghiên cứu sinh ngành giảng dạy Tiếng Anh như một ngoại ngữ (TESOL) và Ngôn ngữ học ứng dụng tại trường ĐHNN, ĐHQGHN. PGS Canh đã có hơn 40 năm giảng dạy và đào tạo giáo viên tiếng Anh. PGS Canh là diễn giả uy tín tại các hội thảo chuyên ngành trong nước và quốc tế. Ông còn là thành viên ban biên tập của các tạp chí chuyên ngành uy tín trên thế giới như TESOL Quarterly, TESOL Journal, Teaching and Teacher Education, Language Assessment Quarterly, Asia Pacific Journal of Education, và The Journal of Asia TEFL. Lĩnh vực nghiên cứu PGS Canh quan tâm tập trung vào đào tạo giáo viên ngoại ngữ và tương tác trong lớp học từ góc độ văn hóa xã hội và lý thuyết cấu trúc phức tạp (complexity theory).

🔸️TS Nguyễn Thị Thùy Linh, Giảng viên Khoa Tiếng Anh, trường ĐHNN, ĐHQGHN, tốt nghiệp Tiến sĩ ngành Ngôn ngữ học Ứng dụng tại Đại học Quốc gia Hà Nội. TS Linh có hơn 10 năm giảng dạy tiếng Anh cho sinh viên tại trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN. Lĩnh vực nghiên cứu TS Linh quan tâm bao gồm ngữ dụng học, giao tiếp liên văn hóa và năng lực ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy ngoại ngữ của giáo viên 

🔸️️ThS Đậu Thúy Hà, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đào tạo quản lý trực tuyến OMT – Hệ sinh thái giáo dục và đào tạo phát triển trên nền tảng công nghệ. Bà Hà có hơn 25 năm kinh nghiệm, trong đó có 13 năm trong lĩnh vực công nghệ phục vụ giáo dục, hiện đồng quản lý dự án do UNICEF hỗ trợ ứng dụng công nghệ mới vào 2 cấp giáo dục mầm non và trung học cơ sở.

🔸️TS Vũ Thị Thanh Nhã, Trưởng Khoa Tiếng Anh, trường ĐHNN, ĐHQGHN, tốt nghiệp Tiến sĩ ngành Giáo dục học tại Đại học New South Wales, Úc năm 2014. Bà đã tham gia nhiều dự án nghiên cứu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng Anh, Mạng lưới cựu du học sinh Úc toàn cầu và Đại sứ quán Mỹ. Lĩnh vực nghiên cứu quan tâm của TS Nhã bao gồm dạy học theo dự án, xây dựng chương trình và học liệu, tiếng Anh chuyên ngành, EMI/CLIL, nghiên cứu lớp học.

 

Xin kính mời các thầy cô giáo, các nhà quản lý, học giả, học sinh sinh viên quan tâm tham dự.