Thực tập tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam – Cơ hội trải nghiệm và khám phá năng lực bản thân – Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội

Thực tập tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam – Cơ hội trải nghiệm và khám phá năng lực bản thân

Đến với Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, sinh viên thực tập không chỉ có cơ hội tìm hiểu về 54 dân tộc anh em của Việt Nam mà còn là một trải nghiệm thực tế với vai trò là hướng dẫn viên cho khách du lịch, tham gia tổ chức các sự kiện kết nối cộng đồng. Và quan trọng hơn, thông qua những hoạt động khác nhau có thể hiểu thêm về các năng lực của mình. 

Sau một kì nghỉ ‘Tết’ dài lịch sử, ngày 18/05/2020, nhóm sinh viên Khoa Ngôn Ngữ và Văn hóa Pháp chúng tôi đầy hào hứng chuẩn bị tinh thần và kiến thức cho một kỳ thực tập đầy thú vị ở Bảo tàng Dân tộc học.

Với sự hỗ trợ từ Ban Chủ nhiệm Khoa Pháp và sự hướng dẫn tận tình của các anh chị cán bộ trong Phòng Giáo dục của Bảo tàng Dân tộc học, 20 sinh viên trong đoàn của chúng tôi lần này đã có một kỳ thực tập vô cùng thú vị và bổ ích.

Ngày đầu tiên đến bảo tàng, chúng tôi còn rất nhiều bỡ ngỡ.

Tại Bảo tàng Dân tộc học, chúng tôi được tạo cơ hội để thực tập tại các vị trí khác nhau, giúp chúng tôi hiểu rõ đặc thù của từng vị trí và các năng lực nghề nghiệp cần phải rèn luyện trong môi trường thực tế này:

Vị trí lễ tân tòa nhà Trống Đồng. Chúng tôi được rèn luyện kỹ năng lễ tân : Đón tiếp du khách đến tham quan, trả lời, giải đáp và hướng dẫn thông tin chung.

Sinh viên thực tập tại vị trí giới thiệu cây nêu của người Co

 Sinh viên thực tập tại vị trí giới thiệu hiện vật xe chở đó của nhóm ngôn ngữ người Việt.

 Sinh viên thực tập tại vị trí giới thiệu nhóm ngôn ngữ Mường – Thổ – Chứt.

Sinh viên thực tập tại vị trí giới thiệu nhóm ngôn ngữ Tày – Thái.

 Sinh viên thực tập tại vị trí giới thiệu cây hoa nghi lễ của người Thái

Sinh viên thực tập tại vị trí giới thiệu ngôn ngữ Môn-Khơme ở Trường Sơn – Tây Nguyên

Sinh viên thực tập tại vị trí giới thiệu các dân tộc Chăm, Hoa, Khơme

Sinh viên thực tập tại vị trí giới thiệu văn hóa Tây Nguyên

Thời gian thực tập tại Bảo tàng Dân tộc học với sinh viên chúng tôi thực sự là khoảng thời gian rất bổ ích, không những giúp chúng tôi trau dồi, củng cố kiến thức văn hóa, xã hội, đất nước con người của các dân tộc Việt Nam mà còn giúp chúng tôi phát huy những năng lực riêng của từng cá nhân. Chúng tôi cũng được học cách làm việc nhóm, quản lý thời gian và xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động vui chơi cho các em nhỏ đến tham quan và tham gia các hoạt động vì mục đích cộng đồng do Bảo tàng tổ chức.

Tranh thủ chụp ảnh trước khi vào các vị trí hướng dẫn hoạt động vui chơi cho các em nhỏ nhân ngày 1/6

Thật vui khi được nhìn các em nhỏ thỏa thích sáng tạo tô màu, vẽ tranh.

Chúng tôi cũng rất vui và tự hào khi được phía Bảo tàng đánh giá cao năng lực làm việc. Cô Vũ Hồng Nhi – Phó Trưởng phòng Giáo dục của Bảo tàng chia sẻ: “Sinh viên Khoa Pháp là những sinh viên có trách nhiệm và có năng lực hướng dẫn và tổ chức các hoạt động. Các bạn sinh viên đã có một quá trình đào tạo về ngôn ngữ, về cách thuyết trình tại trường nên khi thực tập tại đây các bạn ấy cũng đã tạo được ấn tượng rất tốt với các cán bộ của Bảo tàng. Các bạn ấy cũng đã góp phần không nhỏ cho sự thành công của chương trình tình nguyện do Bảo tàng tổ chức. Sinh viên Khoa Pháp thực sự rất năng động, sáng tạo và ham học hỏi.”

Cô Vũ Hồng Nhi Phó trưởng Phòng Giáo dục – Bảo tàng Dân tộc học.

Kì thực tập đã thực sự là cơ hội cho chúng tôi trải nghiệm và hiểu rõ năng lực bản thân, giúp chúng tôi có thêm hành trang để chuẩn bị cho việc ra trường và tìm kiếm việc làm sau này. Chúng tôi đã sẵn sàng cho những thử thách và trải nghiệm mới đang chờ chúng tôi ở phía trước.

Trần Thị Thơm, Đặng Quốc Trung, QH2017