Thông báo Lịch họp Hội đồng đánh giá luận án cấp cơ sở của nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Hồng Hạnh khóa QH2017 đợt 2 – Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội

Thông báo Lịch họp Hội đồng đánh giá luận án cấp cơ sở của nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Hồng Hạnh khóa QH2017 đợt 2

Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN xin trân trọng thông báo thông báo Lịch họp Hội đồng đánh giá luận án cấp cơ sở của nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Hồng Hạnh chuyên ngành Lí luận và phương pháp dạy học Bộ môn Tiếng Anh khóa QH2017 đợt 2, cụ thể:

Tên đề tài luận án: An investigation into EFL teachers’ Professional Learning Communities at economics universities in Vietnam (Nghiên cứu cộng đồng học tập phát triển chuyên môn của giảng viên tiếng Anh ở một số trường đại học kinh tế tại Việt Nam)

Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học Bộ môn Tiếng Anh

Mã số: 9220201.01

Cán bộ Hướng dẫn 1: PGS. TS. Nguyễn Văn Trào

Cán bộ Hướng dẫn 2: TS. Huỳnh Anh Tuấn

Thời gian: 08h30, thứ Tư ngày 05 tháng 01 năm 2022

Địa điểm: Phòng Bảo vệ luận văn – luận án, Phòng 101 – Nhà A3, Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN

Tóm tắt luận án bằng tiếng Việt, xin xem tại đây!

Tóm tắt luận án bằng tiếng Anh, xin xem tại đây!

THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ

  1. Họ và tên nghiên cứu sinh: NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH
  2. Giới tính: Nữ
  3. Ngày sinh: 20/10/1977
  4. Nơi sinh: Thành phố Thái Bình – Tỉnh Thái Bình
  5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2501/QĐ-ĐHNN, ngày 12 tháng 12 năm 2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ- ĐHQGHN.
  6. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu cộng đồng học tập phát triển chuyên môn của giảng viên tiếng Anh ở một số trường đại học kinh tế tại Việt Nam
  7. Chuyên ngành: Lý luận & PP DH BM Tiếng Anh
  8. Mã số: 9220201.01
  9. Cán bộ HD 1: PGS. TS. Nguyễn Văn Trào Cán bộ HD 2: TS. Huỳnh Anh Tuấn
  10. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Cộng đồng học tập phát triển chuyên môn (PLC) trong luận án này được hiểu là một cộng đồng cho cán bộ giảng viên cùng nhau làm việc, học hỏi, thực hành, hợp tác, chia sẻ ý tưởng, kiến thức, kinh nghiệm, cùng sáng tạo, nghiên cứu ứng dụng để nâng cao trình độ, chất lượng giảng dạy, từ đó nâng cao chất lượng học tập của sinh viên, góp phần tạo sự phát triển ổn định bền vững của tổ chức giáo dục có cộng đồng đó. PLC được ứng dụng hiệu quả trên thế giới trong thực hành giảng dạy và phát triển chuyên môn (Hord,1997; Hord & Hirsh, 2008; Li & Hudson, 2011; East, 2015; Robert, 2017), nhưng chưa được nghiên cứu cho giảng viên tiếng Anh kinh tế (EET) ở Việt Nam.

Kết quả luận án thể hiện trên 6 nội dung: (1) Giảng viên và hoạt động học tập tích lũy; (2) Hoạt động chuyên môn PLC bao gồm hoạt động PLC và giai đoạn phát triển PLC; (3) Tổ chức triển khai PLC; (4) Quản lý chất lượng PLC; (5) Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động PLC; và (6) Các khuyến nghị và một số mô hình đề xuất. Trong 4 giai đoạn phát triển thì PLC ở một số trường đại học kinh tế tại Việt Nam (VEUs) đang ở giai đoạn 2 (giai đoạn 1 là chưa có PLC); hoạt động chuyên môn PLC phân tán; việc triển khai PLC chưa đầy đủ, bị tách rời, chưa có kế hoạch, cơ chế vận hành, công tác quản lý, đánh giá chất lượng dành riêng cho PLC.

Giảng viên được hỏi đều cho rằng phải tự học là chính, trong khi PLC là công cụ hỗ trợ mạnh mẽ nhưng chưa phát huy được hiệu quả. PLC được đánh giá là hết sức cần thiết, đáp ứng nhu cầu học tập, nâng cao trình độ, hiện đại hóa việc học và dạy, hội nhập quốc tế, làm phong phú phương pháp, hình thức phát triển chuyên môn cho giảng viên và tạo ra nhiều lợi ích thiết thực trong hợp tác học tập, giảng dạy, nghiên cứu. Bước đầu đã có hoạt động chuyên môn PLC nhưng chưa hình thành công tác tổ chức thực hiện, quản lý chất lượng, đánh giá hiệu quả dẫn tới thiếu đồng bộ khi thực hiện.

Những điểm mới: (1) Kết hợp nghiên cứu phát triển và nghiên cứu ứng dụng về PLC cho giảng viên tiếng Anh ở VEUs; (2) Khẳng định PLC ở VEUs chưa phát triển đồng bộ theo nhu cầu thực tế; (3) Tính khả thi của các khuyến nghị; (4) Làm rõ tương tác giữa TPD (Phát triển chuyên môn giảng viên), PLC với EET; (5) Cấu trúc lại, xác định tương tác chuyên môn PLC; (6) Nâng cấp giai đoạn PLC; (7) Phát triển cách thức tổ chức học tập; (8) Nâng cao chất lượng tổ chức học tập; (9) Tích lũy đầu vào cho PLC; (10) Cấu trúc cơ sở dữ liệu cho PLC; (11) Mô hình cấu trúc hoạt động PLC; (12) Tiêu chí đánh giá hoạt động PLC. Trong đó đã phát triển mô hình hoạt động PLC về hoạt động chuyên môn, tổ chức thực hiện, quản lý chất lượng, việc tích lũy của giảng viên, thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu. Đề xuất các hình thức thúc đẩy PLC theo 4 giai đoạn phát triển và các khuyến nghị để khởi tạo, tạo động lực, bộ máy thực hiện, cơ chế vận hành, quản lý chất lượng, hoạt động tổng thể PLC, tiêu chí đánh giá, vai trò và tương tác của PLC, TPD với sự tích lũy của EET. Kết quả còn có các khuyến nghị về các yếu tố tác động và một số sơ đồ tương tác khác.

  1. Khả năng ứng dụng thực tiễn:

Việc nghiên cứu đồng thời cả lý luận, thực tiễn, phát triển các giải pháp và mô hình ứng dụng PLC, kết quả luận án có thể vận dụng để đánh giá, triển khai PLC ở VEUs, nghiên cứu chuyên môn, giải pháp thực hiện, đánh giá chất lượng PLC, vì PLC là một giải pháp quan trọng về học và thực hành, phát triển nghề nghiệp nhờ kết hợp học tập cộng đồng với tự học, tích lũy và chia sẻ của EET.

12. Hướng nghiên cứu tiếp theo:

Tiếp tục nghiên cứu về PLC ở bậc đại học, nghiên cứu đào tạo phát triển cho đội ngũ EET cả về ngoại ngữ chuyên ngành, kinh tế, quản lý kinh tế, thực hành giảng dạy đáp ứng yêu cầu của VEUs trong hội nhập kinh tế quốc tế. Nghiên cứu tiếp về các yếu tố chuyên môn PLC như xác định tầm nhìn, tạo dựng và duy trì hoạt động lãnh đạo nhóm, học tập, thực hành, xây dựng mối quan hệ. Tiếp tục nghiên cứu, viết tài liệu về PLC để ứng dụng thực tiễn, phục vụ đào tạo phát triển, ở môi trường tự chủ, nghiên cứu tiếp về tổ chức thực hiện, quản lý chất lượng PLC, ứng dụng trực tuyến (online), mở rộng cho các chuyên ngành phù hợp khác.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

  1. Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2020), The role of professional learning activities in professional development for EFL teachers at a university in VietNam- Hội thảo khoa học quốc tế năm 2020 và diễn đàn lần thứ X về nghiên cứu giảng dạy tiếng Hán khu vực Đông Nam Á dành cho HVCH & NCS, ĐHNN-ĐHQGHN, NXB Đại học Quốc gia, ISBN 978-604-9870-81-1

2. Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2019), Perception of tertiary EFL teachers toward using Facebook in online learning community, Hội thảo khoa học quốc tế năm 2019 dành cho HVCH & NCS, ĐHNN-ĐHQGHN, NXB Đại học Quốc gia, ISBN 978-604-9870-81-1

3. Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Phạm Thị Quỳnh Hoa, Nguyễn Thị Hằng (2019), A review of online learning communities and tradional professional learning communities, Hội thảo quốc tế – Ứng dụng công nghệ trong dạy học và kiểm tra Ngoại ngữ, NXB Lao động xã hội, ISBN 978-604-65-3716-8

4. Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2018), The current situation of Professional Learning Communities of EFL teachers at tertiary education in Hanoi, Vietnam, 2018 Hội thảo khoa học quốc tế năm 2018 dành cho HVCH & NCS,  ĐHNN-ĐHQGHN, NXB Đại học Quốc gia, ISBN 978-604-62-6097-4

 Ngày 01 tháng 12 năm 2021

         Nghiên cứu sinh

  Nguyễn Thị Hồng Hạnh

                                                  INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

  1. PhD Candidate’s Full name: NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH
  2. Gender: Female
  3. DOB: 20/10/1977
  4. Place of Birth: Thai Binh
  5. Admission decision number: 2501/QĐ-ĐHNN
  6. Official thesis title: An investigation into EFL teachers’ Professional Learning Communities at economics universities in Vietnam
  7. Major: English Language Teaching Methodology
  8. Code: 9220201.01
  9. Supervisor 1: Assoc.Pro.Dr Nguyễn Văn Trào Supervisor 2: Dr Huỳnh Anh Tuấn
  10. Summary of the new findings of the thesis:

Professional Learning Community (PLC) in this research refers to a community in which teachers and staff collaborate to work, learn, practice, share ideas, knowledge, experience, create, and conduct applied research in order to improve their qualifications and teaching quality, thereby improving student learning quality and contributing to the stable and sustainable development of a university. PLC is widely used in learning, teaching practice, and professional development around the world (Hord, 1997; Hord & Hirsh, 2008; Li & Hudson, 2011; East, 2015; Robert, 2017), but it has not been examined for EFL teachers at Vietnamese economics universities (VEUs).

The findings of the thesis are divided into six categories: (1) teachers’ cumulative learning for professional development; (2) PLC dimension performance, including PLC dimensions and PLC development stages; (3) PLC deployment & implementation; (4) PLC quality management; (5) factors affecting PLC operation; (6) recommendations and proposed models. PLCs at VEUs are currently in stage 2 (initiation) of the four stages of development (stage 1—non-demonstration), in which specialized operations are scattered, and the PLC implementation is incomplete and fragmented; there is no explicit plan, running mechanism, implementation management, or quality management for PLCs.

The teachers asserted that self-study remains critical and that the PLC is an invaluable support tool that has yet to be used. PLC is regarded as critical in terms of meeting teacher professional learning, improving teaching skills, modernizing learning and teaching, international integration, enriching teachers’ professional development methods, and generating various practical benefits from collaboration in learning, teaching, and doing research. While there was initially a professional PLC operation performance, the deployment and implementation, quality management, and effectiveness evaluation had not been established, resulting in a lack of synchronization during implementation.

The following contribution is made by the thesis: (1) combining development research and applied research on PLCs at VETs; (2) confirming that PLCs in VEUs have not developed synchronously according to actual needs; (3) PLCs in VEUs have not developed synchronously according to actual needs; (4) clarifying the integration of TPD, PLC and EETs; (5) regrouping the dimensions and dimension categories interplay identification; (6) upgrading PLC development stages; (7) developing learning deployment method; (8) improving learning implementation quality; (9) accumulating PLC input; (10) structuring database for PLC; (11) proposing PLC operation structure model; and (12) building PLC operation evaluation criteria. A PLC operation model has been developed in terms of dimension performance, deployment and implementation, quality management, teachers’ learning cumulative, and database system establishment. Recommendations were made on the PLC development according to the development stages, initialization, motivation creation, organizational system, running mechanism, quality management, PLC overall operation, evaluation criteria, role and interaction of PLC dimensions, TPD with the accumulation of EET. There are also other further recommendations and other interplay charts in the thesis.

  1. Practical applicability:

By studying both theory and practice at the same time, developing solutions and PLC application models, the thesis results can be applied to the evaluation and implementation of PLCs at VEUs, professional research, and practical solutions and quality management, because PLC is an important solution for learning and teaching practice and career development due to the combination of learning community with self-study, accumulation, and sharing of EETs.

  1. Further research directions:

(1) PLC research should receive more focus at the undergraduate level. (2) Additional research topics, research proposals, and recommendations on development training should be made available to EETs who require both English for Specific Purposes and Economics and Economics Management to meet the requirements of economics universities in the current era of international integration. (3) Extensive research on PLC dimensions: defining vision, building and maintaining group leadership, collective learning and application, practice and relationship establishment. (4) Maintaining research subjects, writing publications about PLCs with practical application perspectives, training, developing, and operating PLCs in an autonomous environment are vital. (5) Further research in PLC deployment and implementation, PLC quality management, PLC online applications, and broadening perspectives to include other relevant majors.

  1. Thesis-related publications

1. Nguyen Thi Hong Hanh (2020), The role of professional learning activities in professional development for EFL teachers at a university in VietNam-2020 IGRS&10th EACT Forum, VNU Press, ISBN 978-604-9870-81-1

2. Nguyen Thi Hong Hanh (2019), Perception of tertiary EFL teachers toward using Facebook in online learning community, 2019 IGRS Proceedings, ULIS, VNU Press, ISBN 978-604-9870-81-1

3. Nguyen Thi Hong Hanh, Pham Thi Quynh Hoa, Nguyen Thi Hang (2019), A review of online learning communities and traditional professional learning communities, Information and Communication Technologies in Teaching and Learning English – International Conferences, Social Labour Press, ISBN 978-604-65-3716-8

4. Nguyen Thi Hong Hanh (2018), The Current situation of Professional Learning Communities of EFL teachers at tertiary education in Hanoi, Vietnam, 2018 IGRS Proceedings, ULIS, VNU Press, ISBN 978-604-62-6097-4

Ha Noi,  December 01, 2021

        PhD Student

Nguyễn Thị Hồng Hạnh