Thông báo Lịch họp Hội đồng đánh giá luận án cấp cơ sở của nghiên cứu sinh Nguyễn Thu Thủy khóa QH.2016 đợt 2 – Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội

Thông báo Lịch họp Hội đồng đánh giá luận án cấp cơ sở của nghiên cứu sinh Nguyễn Thu Thủy khóa QH.2016 đợt 2

Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN xin trân trọng thông báo Thông báo Lịch họp Hội đồng đánh giá luận án cấp cơ sở của nghiên cứu sinh Nguyễn Thu Thủy khóa QH.2016 đợt 2 chuyên ngành Lí luận và phương pháp dạy học Bộ môn Tiếng Pháp, cụ thể:

Đề tài: Élaboration d’un programme de français selon la perspective actionnelle à l’intention des étudiants de l’Académie de la Police populaire (Soạn thảo chương trình tiếng Pháp theo đường hướng hành động dùng cho sinh viên Học viện Cảnh sát nhân dân)

Mã số: 9140233.01

Người thực hiện: Nguyễn Thu Thủy

Nghiên cứu sinh: Khóa QH.2016

Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học Bộ môn Tiếng Pháp;

Mã số: 9140233.01

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Đình Bình

Thời gian: 14h00 ngày 26 tháng 11 năm 2021

Địa điểm: Phòng Bảo vệ luận văn – luận án, Phòng 101 – Nhà A3, Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN

Tóm tắt luận án bằng tiếng Việt, xin xem tại đây!

Tóm tắt luận án bằng tiếng Pháp, xin xem tại đây!

THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thu Thủy
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 28/05/1979
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2331/QĐ-ĐHNN của Hiệu trưởng trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội ngày 23 tháng 12 năm 2016.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Gia hạn thời gian học tập
7. Tên đề tài luận án: Soạn thảo chương trình tiếng Pháp theo đường hướng hành động dùng cho sinh viên Học viện Cảnh sát nhân dân.
8. Chuyên ngành: LL&PPDHBM Tiếng Pháp
9. Mã số: 9140233.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Đình Bình
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
– Về lý thuyết, luận án đã tổng quan được đầy đủ các mô hình lý thuyết cũng như các nghiên cứu nổi bật và cập nhật nhất thuộc về đường hướng hành động, thiết kế chương trình giảng dạy. Nghiên cứu đồng thời cũng đóng góp cung cấp những thông tin về mối tương quan giữa tiếng Pháp cơ bản và tiếng Pháp chuyên ngành, những đặc điểm, thuộc tính của tiếng Pháp chuyên ngành cảnh sát. Từ đó, đúc kết những kinh nghiệm cho việc nghiên cứu thực tiễn và đề xuất một chương trình tích hợp tiếng Pháp cơ bản với tiếng Pháp chuyên ngành nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng Pháp trong môi trường đại học.
– Về phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu hành động với các bước cụ thể được sử dụng trong luận án thiết kế chương trình tích hợp tiếng Pháp cơ bản với tiếng Pháp chuyên ngành cảnh sát trong các trường đại học thuộc lực lượng Cảnh sát ở Việt Nam.
– Về thực tiễn, nghiên cứu này đã phân tích và đánh giá được thực trạng giảng dạy tiếng Pháp tại Học viện Cảnh sát nhân dân theo chương trình hiện hành, làm rõ nguyên nhân của các ưu điểm và hạn chế; xác lập cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất chương trình tiếng Pháp tích hợp phù hợp với yêu cầu đào tạo và thực tiễn chiến đấu của lực lượng công an nhân dân. Chương trình được đề xuất dựa trên cơ sở lý luận, thực tiễn và có tính khả thi cao, đáp ứng yêu cầu dạy-học ngoại ngữ cho sinh viên cảnh sát trong tình hình mới. Nội dung chương trình được xây dựng theo hướng hiện đại, đảm bảo tính tiếp nối chặt chẽ giữa các cấp độ ngôn ngữ, lượng kiến thức có độ khó tăng dần, các chủ đề mở rộng dần, chủ điểm giao tiếp với yêu cầu cao dần, đòi hỏi vận dụng các kỹ năng giao tiếp tự tin, phản ứng và xử lý nhanh các tình huống giao tiếp.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
– Kết quả nghiên cứu của luận án là nguồn thông tin có giá trị cho các cơ sở đào tạo đại học có đào tạo tiếng Pháp nói riêng và ngoại ngữ nói chung, sử dụng để phát triển chương trình phù hợp với điều kiện thực tiễn, đáp ứng theo định hướng đổi mới giáo dục đại học hiện nay.
– Là tài liệu tham khảo cho giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học chuyên ngành Lý luận và phương pháp giảng dạy tiếng Pháp.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Đề tài này không chỉ ứng dụng trong dạy học tiếng Pháp mà còn tiếp tục nghiên cứu để phát triển sang dạy học các môn học Ngoại ngữ khác tại Học viện Cảnh sát nhân dân và tại các cơ sở đào tạo đại học khác.
Tiếp tục thực nghiệm trên diện rộng hơn để kiểm chứng thêm tính phù hợp của chương trình tích hợp và phương pháp dạy học theo đường hướng hành động như đề xuất trong luận án.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
1. Nguyễn Thu Thủy. (2018). Thiết kế chương trình tiếng Pháp theo đường hướng hành động dùng cho sinh viên Học viện Cảnh sát nhân dân, Hội thảo quốc tế IGRS 2018, Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN, 668-679 .
2. Nguyễn Thu Thủy. (2020). Sự thay đổi vai trò của giảng viên và sinh viên trong dạy học tiếng Pháp theo đường hướng hành động tại Học viện Cảnh sát nhân dân” (Approche actionnelle et changements du rôle de l’enseignant et de l’étudiant dans l’enseignement-apprentissage du français à l’Académie de la Police populaire, Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ quân sự, số 25, tháng 5/2020, 50-57.

3. Nguyễn Thu Thủy. (2021). Mối tương quan giữa tiếng Pháp cơ bản và tiếng Pháp chuyên ngành – Cơ sở lý thuyết cho việc thiết kế chương trình tiếng Pháp tích hợp dùng cho sinh viên Học viện Cảnh sát nhân dân” (Rapports entre le français général et le français de spécialité – bases théoriques pour le programme de français intégré destiné aux étudiants de l’Académie de la Police populaire), Hội thảo quốc tế IGRS 2021, Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN, 1121-1127.

Hà Nội, ngày 8 tháng 10 năm 2021
Nghiên cứu sinh

         Nguyễn Thu Thủy

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1. Full name: Nguyễn Thu Thủy
2. Sex: Female
3. Date of birth: May 28, 1979
4. Place of birth: Hanoi
5. Admission decision number: 2331/QĐ-ĐHNN issued by the President of VNU University of Languages and International Studies, dated December 23rd, 2016.
6. Changes in academic process: Extend study time
7. Official thesis title: Development of a French language program according to the action-oriented approach for students of the People’s Police Academy.
8. Major: French Language Teaching Methodology
9. Code: 16048223
10. Supervisors: Assoc. Prof. Dr. Trần Đình Bình
11. Summary of the new findings of the thesis:
– In theory, the thesis has fully overviewed the theoretical models as well as the most prominent and updated research in the direction of action, curriculum design. The study also contributes to providing information on the relationship between basic French and specialized French, the characteristics and attributes of police French. From there, the experience is gathered for practical research and proposed a program that integrates basic French with specialized French in order to improve the quality of French language teaching in the university environment.
– In terms of methodology, an action research method with specific steps is used in the design thesis of the program that integrates basic French with specialized French for police in universities under the Police force. in Vietnam.
– In practice, this study has analyzed and evaluated the current situation of French language teaching at the People’s Police Academy according to the current program, clarifying the causes of its advantages and limitations; establishing a practical basis for proposing an integrated French language program suitable to the training
requirements and combat practices of the people’s police force. The proposed program is based on theory, practice and is highly feasible, meeting the requirements of teaching and learning foreign languages for police students in the new situation.
The program content is built in a modern direction, ensuring close continuity between language levels, the amount of knowledge with increasing difficulty, the topics expanding gradually, the communication topic with high requirements. gradually, requires the application of confident communication skills, reacting and quickly handling communication situations.
12. Practical applicability, if any:
– The research results of the thesis are a valuable source of information for university training institutions with French training in particular and foreign languages in general, used to develop programs suitable to real conditions. to meet
the current orientation of higher education reform.
– As a reference for lecturers, graduate students, and graduate students majoring in Theory and Methods of Teaching French.
13. Further research directions, if any:
This topic is not only applied in teaching French but also continues to research to develop into teaching other foreign language subjects at the People’s Police Academy and other university training institutions.
Continue experimenting on a larger scale to further verify the suitability of the integrated program and action-oriented teaching methods as proposed in the thesis.
14. Thesis-related publications:
1. Nguyễn Thu Thủy. (2018). Design the French language program in an action-oriented approach for students of the People’s Police Academy,  2018 International Graduate Research Symposium Proceedings, ULIS-VNU, 668-679.
2. Nguyễn Thu Thủy. (2020). Changes in the role of teachers and learners in action-oriented approaching french teaching and learning in the People’s Police Academy, Journal of Military foreign language studies, Vol 25, 5/2020, 50-57.
3. Nguyễn Thu Thủy. (2021). Relationship between general french and specialized French – theoretical basis for the integrated french program for students of the People’s Police Academy, International Graduate Research Symposium Proceedings, ULIS-VNU.

Hanoi, 08/10/2021
Ph.D. Candidate

 

Nguyễn Thu Thủy