Lịch sử Đảng bộ Trường ĐHNN – ĐHQGHN Qua các nhiệm kỳ Đại hội(3) – Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội

Lịch sử Đảng bộ Trường ĐHNN – ĐHQGHN Qua các nhiệm kỳ Đại hội(3)

Đại hội Đại biểu Đảng bộ lần Thứ VII (1978 – 1982): Thời kỳ này, các hoạt động giảng dạy, học tập và NCKH của Nhà trường đã có bước tiến quan trọng, chất lượng đào tạo các khóa đại học hệ 5 năm từng bước được khẳng định. Nhiều bộ giáo trình, tài liệu có giá trị được biên soạn. Đội ngũ cán bộ giảng dạy được tăng cường thêm nhiều giáo viên trẻ, có nhiệt huyết và năng lực, đặc biệt là vào các năm 1978, 1979 và 1980. Năm 1978, Đảng bộ đã được Thành uỷ Hà Nội chọn là một trong những đảng bộ đầu tiên thực hiện việc phát thẻ đảng theo chỉ thị của Trung ương Đảng.

Khoa Tại chức được thành lập năm 1978 đã đưa các hoạt động đào tạo tại chức của Trường vào nề nếp. Từ đây vị thế của Trường ngoài xã hội được khẳng định thêm một bước đáng kể.

KHÓA VII (1978-1982)

Đ/c Hoàng Tích Cảnh – Bí thư

Đ/c Trương Đông San

Đ/c Nguyễn Xuân Vực

Đ/c Vũ Thị Việt

Đ/c Đào Văn Phú

Đ/c Nguyễn Khoa

Đ/c Nguyễn Duy Hàm

Đ/c Nguyễn Thị Tuyến

Đ/c Nguyễn Hào

Đ/c Kim Văn Tất

Đ/c Trần Mạnh Đạt

Đ/c Nguyễn Văn Cơ

Đ/c Hoàng Tích Cảnh – Bí thư Đảng ủy Khóa V, VI và VII

Đại hội Đại biểu Đảng bộ lần Thứ VIII (1982 – 1988): Đại hội đã phân tích tình hình đặc điểm của Đảng bộ và tập trung bàn sâu các biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo. Nhiệm kỳ này xuất hiện nhiều công trình NCKH có chất lượng và hoàn thành nhiều bộ giáo trình mới của các Khoa Nga, Anh, Pháp. Do hoàn cảnh mới, Khoa tiếng Trung Quốc tạm thời bị giải thể, song số cán bộ chủ chốt của Khoa được giữ lại làm việc ở Trung tâm Nghiên cứu việc dạy và học ngoại ngữ cho người Việt Nam của Trường. Một số khác chuyển đến công tác ở các cơ quan khác, đặc biệt là các cơ quan quốc phòng và an ninh.

Năm 1982 đánh dấu nhiều sự kiện quan trọng của Đảng bộ và Nhà trường. Lần đầu tiên một tiến sỹ ngữ văn tốt nghiệp ở nước ngoài được bổ nhiệm làm Hiệu Trưởng. Cũng năm này, Nhà nước phong học hàm Giáo sư cho 1 cán bộ và học hàm Phó Giáo sư cho 5 cán bộ của Trường.

Đội ngũ cán bộ khoa học của Nhà trường ngày một lớn mạnh, việc đào tạo cao học được hình thành từ mấy năm trước sau Đại hội VIII đã đi vào nề nếp và thu hút nhiều cán bộ trong Trường và các cơ quan khác. Cùng với sự trưởng thành về tổ chức và đội ngũ, uy tín của Trường ngày một nâng cao trong ngành ngoại ngữ và toàn ngành giáo dục. Trường đã có nhiều đóng góp tại các hội nghị, hội thảo khoa học trong và ngoài nước. Cơ sở vật chất của Trường ngày một khang trang, từng bước đáp ứng nhu cầu dạy và học ngoại ngữ. Công trình Khoa tiếng Pháp với sự tài trợ của Chính phủ Pháp được bắt đầu xây dựng vào năm 1979, hoàn thành và đưa vào sử dụng vào năm 1984. Mối quan hệ quốc tế của Trường với các trường đại học ở nước ngoài ngày một tăng cường.

Năm 1986 diễn ra sự kiện lớn trong đời sống chính trị của đất nước: Đại hội Đại biểu toàn quốc lần Thứ VI của Đảng thông qua đường lối đổi mới và mở cửa. Được sự chỉ đạo sát sao và trực tiếp của Bộ Giáo dục, Thành ủy Hà Nội, Huyện ủy Từ Liêm, những tồn tại của Đảng bộ và Nhà trường đã được giải quyết, cho phép Đảng bộ tiến hành Đại hội để hoạch định phương hướng công tác cho giai đoạn mới – giai đoạn đổi mới để xây dựng chủ nghĩa xã hội.

KHÓA VIII (1982-1988)

Đ/c Nguyễn Xuân Vực – Bí thư

Đ/c Lê Nguyên Long

Đ/c Trương Đông San

Đ/c Phan Quế

Đ/c Đặng Trần Cường

Đ/c Nguyễn Thị Ngọc Trâm

Đ/c Nguyễn Khắc Hòa

Đ/c Vũ Thị Việt

Đ/c Nguyễn Khoa

 

Đ/c Nguyễn Xuân Vực – Bí thư Đảng ủy Khóa VII và VIII

Đại hội Đại biểu Đảng bộ lần Thứ IX (1988 – 1990): Đại hội đã nêu bật những thành tích mà Đảng bộ đã đạt được trong 5 năm qua, nghiêm khắc chỉ ra những thiếu sót, những non yếu của Đảng bộ và Nhà trường trong công tác xây dựng Đảng, công tác tổ chức cán bộ, công tác đào tạo và phục vụ đào tạo. Đại hội IX nhất trí thông qua khẩu hiệu hành động của Đảng bộ “Đoàn kết, ổn định, đổi mới” nhằm tạo ra một sức mạnh mới đưa Đảng bộ và Trường ngang tầm với nhiệm vụ là Trung tâm đào tạo giáo viên, cán bộ ngoại ngữ số 1 của cả nước. Đại hội đã đề ra nhiệm vụ của Đảng bộ trong thời kỳ 1988 – 1990 về công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và chăm lo đời sống cán bộ nhân viên. Lần đầu tiên Đại hội đề ra nhiệm vụ phải đổi mới tư duy và phong cách làm việc của cán bộ, đảng viên. Đại hội IX là Đại hội đánh dấu thời kỳ đổi mới các hoạt động của Đảng bộ và Nhà trường. Phương châm “Dân chủ, công khai, công bằng’’ do Đại hội đề ra đã đi vào cuộc sống, chỉ đạo các hoạt động của Đảng và Chính quyền. Khẩu hiệu “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” được coi là một trong những điều kiện quyết định để hoàn thành các nhiệm vụ do Đại hội đề ra. Tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, tháng 6/1989, Đảng bộ tổ chức Hội nghị giữa nhiệm kỳ. Hội nghị cụ thể hoá các nhiệm vụ do Đại hội Đảng bộ lần Thứ IX đề ra, đặc biệt là chủ trương đa dạng hoá các loại hình đào tạo, triển khai quy trình đào tạo mới ở giai đoạn I. Các chủ trương trên đã đáp ứng một cách tích cực và kịp thời nhu cầu phát triển của việc dạy và học ngoại ngữ đang mở rộng ngoài xã hội và yêu cầu cải cách sư phạm.

KHÓA IX (1988-1990)

Đ/c Đặng Trần Cường – Bí thư

Đ/c Nguyễn Đức Ngàn

Đ/c Dương Đức Niệm – Phó Bí thư

Đ/c Dư Văn Nghị

Đ/c Trương Đông San – Thường vụ

Đ/c Trần Văn Bách

Đ/c Lê Nguyên Long – Thường vụ

Đ/c Kim Văn Tất

Đ/c Nguyễn Văn Lợi – Thường vụ

Đ/c Nguyễn Hữu Thọ

Đ/c Nguyễn Khắc Hòa

Đ/c Lê Thị Bây

 

Đ/c Nguyễn Văn Trịnh

Đ/c Đặng Trần Cường – Bí thư Đảng ủy Khóa IX