Thông tin luận án tiến sĩ của Nghiên cứu sinh Lê Quang Dũng – Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội

Thông tin luận án tiến sĩ của Nghiên cứu sinh Lê Quang Dũng

Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội xin trân trọng giới thiệu thông tin luận án tiến sĩ của Nghiên cứu sinh Lê Quang Dũng

Tên đề tài luận án: The Relationship between Language Learning Strategies and the Ethnicity of Non-English Major Students at Thai Nguyen University from Cultural Anthropology Perspectives (Mối quan hệ giữa chiến lược học tập và tính dân tộc của sinh viên không chuyên tiếng Anh tại Đại học Thái Nguyên nhìn từ góc độ văn hóa nhân học)

  1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Lê Quang Dũng
  2. Giới tính: Nam
  3. Ngày sinh: 25/11/1974
  4. Nơi sinh: Yên Bái
  5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: Quyết định số 1575/QĐ-ĐHNN ngày

22/11/2011 của Hiệu trưởng trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội

  1. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Gia hạn 2 năm và tạm ngừng 1 năm
  2. Tên đề tài luận án: The Relationship between Language Learning Strategies and the Ethnicity of Non-English Major Students at Thai Nguyen University from Cultural Anthropology Perspectives. (Mối quan hệ giữa chiến lược học tập và tính dân tộc của sinh viên không chuyên tiếng Anh tại Đại học Thái Nguyên nhìn từ góc độ văn hóa nhân học).
  3. Chuyên ngành: LL&PPGD Tiếng Anh
  4. Mã số: 62 14 01 11
  5. Cán bộ hướng dẫn khoa học:

Cán bộ hướng dẫn 1: PGS.TS. Nguyễn Văn Trào

Cán bộ hướng dẫn 2: TS. Dương Thị Nụ

  1. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Nghiên cứu này nhằm tìm ra mối quan hệ giữa chiến lược học tập và tính dân tộc của sinh viên không chuyên tiếng Anh tại Đại học Thái Nguyên nhìn từ góc độ văn hóa nhân học. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng sinh viên người dân tộc thiểu số sử dụng tất cả các chiến lược được đề cập đến trong bảng câu hỏi điều tra về chiến lược học tập (LLSQ) ở mức độ trung bình trong quá trình học ngoại ngữ. Trong việc sử dụng các nhóm chiến lược, nhóm chiến lược siêu nhận thức (metacognitive)  được sử dụng thường xuyên nhất so với các nhóm chiến lược khác, tiếp đó là nhóm chiến lược đối phó (compensation), nhóm chiến lược giao tiếp xã hội (social), nhóm chiến lược ghi nhớ (memory) và nhóm chiến lược cảm xúc (affective). Nhóm chiến lược nhận thức (cognitive) được sử dụng ít thường xuyên nhất.

Xét về yếu tố giới tính, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hầu hết các chiến lược thuộc nhóm đối phó được cả sinh viên nam và nữ sử dụng. Các chiến lược thuộc nhóm nhận thức ít được sử dụng hơn bởi cả hai giới nam và nữ. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra sự khác nhau cơ bản giữa hai giới trong việc sử dụng các chiến lược ghi nhớ, trong đó sinh viên nữ sử dụng các chiến lược ghi nhớ thường xuyên hơn các sinh viên nam.

Xét về ngành học (ngành khoa học tự nhiên và ngành khoa học xã hội), sinh viên ngành khoa học xã hội có xu hướng sử dụng chiến lược thuộc các nhóm ghi nhớ, siêu nhận thức và giao tiếp xã hội, trong khi đó sinh viên ngành khoa tự nhiên có xu hướng sử dụng chiến lược thuộc các nhóm nhận thức, đối phó và cảm xúc. Có sự khác biệt rõ rệt trong việc sử dụng các chiến lược thuộc nhóm siêu nhận thức đối với sinh viên thuộc hai ngành học.

Xét về năng lực ngôn ngữ, nghiên cứu chỉ ra rằng những sinh viên có năng lực ngôn ngữ yếu sử dụng các chiến lược ghi nhớ thường xuyên hơn. Sinh viên có năng lực ngôn ngữ trung bình sử dụng các chiến lược siêu nhận thức thường xuyên hơn. Sinh viên có năng lực ngôn ngữ tốt sử dụng các chiến lược thuộc nhóm nhận thức, đối phó, cảm xúc và giao tiếp xã hội thường xuyên hơn. Có sự khác biệt rõ ràng giữa năng lực ngôn ngữ với tần xuất sử dụng các chiến lược học tập ở hai nhóm nhận thức và giao tiếp xã hội. không có sự khác biệt rõ ràng giữa năng lực ngôn ngữ với các nhóm chiến lược ghi nhớ, đối phó, siêu nhận thức và cảm xúc.

Xét về mối quan hệ giữa chiến lược học tập và phong cách học tập, những sinh viên có cách học tập bằng thị giác (visual learning style) sử dụng ít chiến lược học tập nhất, trong khi đó những sinh viên có cách học tập vận động (kinesthetic) và học tập theo nhóm sử dụng nhiều chiến lược nhất. Tuy nhiên sự khác biệt này cũng không rõ rệt. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những chiến lược học tập thuộc nhóm nhận thức, siêu nhận thức, ghi nhớ và cảm xúc được sử dụng ở mức độ trung bình, trong đó chiến lược nhận thức được sử dụng ít nhất. trong số 6 nhóm cách học được lựa chọn, chỉ có nhóm chiến lược giao tiếp xã hội có sự khác biệt rõ rệt (p<.05). ngoài ra không có sự khác biệt giữa phong cách học tập với các nhóm chiến lược học tập khác nhau..

Nghiên cứu này cũng hướng đến việc tìm hiểu xem liệu yếu tố văn hóa nhân học có ảnh hưởng đến việc lựa chọn chiến lược học tập của sinh viên không. Kết quả thu được từ phần nghiên cứu định tính chỉ ra rằng; văn hóa, năng lực ngôn ngữ, ngành học, môi trường học tập, kinh nghiệm học tập và cách thức giảng dạy của giáo viên trước đó có ảnh hưởng đến sự lựa chọn chiến lược học tập của sinh viên. Kết quả thu được qua phỏng vấn trực tiếp đã cung cấp nhiều thông tin nhằm nâng cao khả năng giảng dạy cho giảng viên tiếng Anh tại Đại học Thái Nguyên. Việc giảng dạy tiếng Anh cần tập trung vào năng lực giao tiếp hơn là việc ghi nhớ những quy tắc ngữ pháp.

  1. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Kết quả thu được từ nghiên cứu này chỉ ra việc sử dụng các chiến lược học tập ở mức độ trung bình của sinh viên cho thấy sinh viên người dân tộc thiểu số có thể không chú ý đến việc sử dụng các chiến lược học tập vì vậy giáo viên cần nâng cao nhận thức cho sinh viên trong việc sử dụng đa dạng các chiến lược học tập nhằm tạo động lực cho sinh viên từ đó giúp họ tự tin hơn trong việc học tiếng Anh. Hơn nữa cũng khuyến khích sinh viên tự tìm ra cách thức học tập để vượt qua những khó khăn trong quá trình học tiếng Anh. Những cách thức học tập này bao gồm cố gắng tìm cơ hội giao tiếp với người bản ngữ, tham gia các hoạt động sử dụng tiếng Anh và các hoạt động tương tự.

  1. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Kết quả thu được trong nghiên cứu này tương tự với những nghiên cứu được tiến hành trong những bối cảnh khác, nó chỉ ra rằng sinh viên có xu hướng sử dụng các chiến lược học tập trong việc học ngoại ngữ của mình. Vì vậy chiến lược học tập được xem như một nhân tố đáng tin cậy cả về lý thuyết và thực tế giảng dạy.
  2. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

1. Dung, L. Q. (2017). The Relationship between Language Learning Strategies and Learning Styles of Ethnic students at Thai Nguyen University, Vietnam. International Journal of Scientific and Research Publications, 2017, Volume 7, Issue 8. http://www.ijsrp.org.

2. Dung, L. Q (2016). Factors Affecting Language Learning Strategy uses: An overview. TNU Journal of Science and Technology. 152(07/2), 171-177.

3. Dung, L. Q. (2011). Teaching and Learning English at Primary Schools – Challenges and Solutions. TNU Journal of Science and Technology. 84(08), 129-132.

4. Dung, L. Q. (2009). Content-based Approach to Teaching English as a Subject to University Students – A solution to improving the quality of English Learning for Non-major students of English. TNU Journal of Science and Technology. 54(06), 25-28.

Tóm tắt luận án (tiếng Anh), vui lòng xem tại đây!

Tóm tắt luận án (tiếng Việt), vui lòng xem tại đây!