Khung phẩm chất và năng lực học sinh Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ
Ngày 29 tháng 12 năm 2017, TS. Đỗ Tuấn Minh, Hiệu Trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội đã ký Quyết định số 2728 /QĐ-ĐHNN ban hành Khung phẩm chất và năng lực học sinh Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ (còn gọi là Chân dung của học sinh THPT Chuyên Ngoại ngữ). Khung phẩm chất và năng lực học sinh Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ quy định các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh, quy định những nguyên tắc và định hướng chung cho các hoạt động giáo dục của Trường (hoạt động dạy học, hoạt động bổ trợ và hoạt động ngoại khóa). FLSS Media xin trân trọng giới thiệu tới các quý vị độc giả toàn văn Khung năng lực và phẩm chất này.
KHUNG PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC HỌC SINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGOẠI NGỮ
(CHÂN DUNG HỌC SINH THPT CHUYÊN NGOẠI NGỮ)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2728 /QĐ-ĐHNN ngày 29/12/2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQG Hà Nội)
1. Đặt vấn đề
Ngày 28/7/2017, chương trình giáo dục phổ thông tổng thể chính thức được Ban chỉ đạo đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông thông qua.
Cụ thể, chương trình giáo dục phổ thông tổng thể nêu lên 5 phẩm chất chủ yếu cần hình thành, phát triển ở học sinh là: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
Về năng lực, chương trình hướng đến 10 năng lực cốt lõi gồm:
- Những năng lực chung được tất cả các môn học và hoạt động giáo dục góp phần hình thành, phát triển: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Những năng lực chuyên môn được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học, hoạt động giáo dục nhất định: Năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất.
Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, chương trình giáo dục phổ thông tổng thể còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng lực đặc biệt (năng khiếu) của học sinh.
Trên cơ sở chân dung học sinh mới với 5 phẩm chất và 10 năng lực nói trên cùng với những đặc thù của mô hình giáo dục đang được thực hiện tại trường, nhóm soạn thảo đề xuất khung phẩm chất và năng lực học sinh Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ (còn gọi là “chân dung học sinh THPT Chuyên Ngoại ngữ”).
Khung phẩm chất và năng lực học sinh Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ quy định các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh, quy định những nguyên tắc và định hướng chung cho các hoạt động giáo dục của trường (hoạt động dạy học, hoạt động bổ trợ và hoạt động ngoại khóa).
2. Nguyên tắc xây dựng khung phẩm chất và năng lực học sinh Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ
Việc xây dựng khung phẩm chất và năng lực học sinh Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ được thực hiện theo những nguyên tắc cơ bản sau đây:
- Khung phẩm chất và năng lực học sinh Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ phải được xây dựng dựa trên những biểu hiện về phẩm chất và năng lực học sinh quy định trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (gọi tắt là “chân dung học sinh mới”).
- Chân dung học sinh mới được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định theo 3 cấp (xếp theo thứ tự tăng dần: Tiểu học, THCS, THPT), kế thừa và phát triển những phẩm chất và năng lực đã đạt được ở những cấp trước đó. Vì vậy khi đề xuất khung phẩm chất và năng lực học sinh Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ (ở bậc THPT), nhóm soạn thảo đã tổng hợp lại các phẩm chất và năng lực ở cả 3 cấp.
- Với mỗi phẩm chất trong khung phẩm chất và năng lực học sinh Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ, nhóm soạn thảo đề xuất cách viết thống nhất sau: Khái niệm (phẩm chất đó là gì?), biểu hiện (bản thân cần làm gì?), phương hướng hành động (tác động với xung quanh như thế nào?).
- Nhóm soạn thảo đề xuất bổ sung phẩm chất “tự trọng” và phẩm chất “kỉ luật”, bổ sung năng lực “tự chủ và tự học” thành năng lực “thấu hiểu bản thân, tự chủ và tự học”, bổ sung năng lực “giải quyết vấn đề và sáng tạo” thành năng lực “giải quyết vấn đề, năng động và sáng tạo”, đổi tên năng lực “giao tiếp và hợp tác” thành năng lực “giao tiếp, hợp tác và lãnh đạo”. Như vậy khung phẩm chất và năng lực học sinh Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ gồm 7 phẩm chất và 10 năng lực.
3. Khung phẩm chất và năng lực học sinh Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ
3.1. Tổng quan
(Đồ họa: Trần Thị Thu Hường)
3.2. Phẩm chất và năng lực của học sinh THPT Chuyên Ngoại ngữ
3.2.1. Biểu hiện phẩm chất của học sinh
Phẩm chất | Học sinh THPT Chuyên Ngoại ngữ |
1. Yêu nước | |
|
|
2. Nhân ái | |
2.1. Yêu quý mọi người |
|
2.2. Tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người |
|
3. Trung thực | |
|
|
4. Trách nhiệm | |
4.1. Có trách nhiệm với bản thân |
|
4.2. Có trách nhiệm với gia đình |
|
4.3. Có trách nhiệm với nhà trường và xã hội |
|
4.4. Có trách nhiệm với môi trường sống |
|
5. Tự trọng | |
|
|
6. Chăm chỉ | |
6.1. Ham học |
|
6.2. Chăm làm |
|
7. Kỉ luật | |
7.1. Với bản thân |
|
7.2. Với tập thể |
|
3.2.2. Biểu hiện năng lực của học sinh
3.2.2.1. Các năng lực chung
Năng lực | Học sinh THPT Chuyên Ngoại ngữ |
1. Năng lực thấu hiểu bản thân, tự chủ và tự học | |
1.1. Thấu hiểu bản thân |
|
1.2. Tự lực |
|
1.3. Tự khẳng định và bảo vệ quyền, nhu cầu chính đáng |
|
1.4. Tự kiểm soát tình cảm, thái độ, hành vi của mình |
|
1.5. Tự định hướng nghề nghiệp |
|
1.6. Tự học, tự hoàn thiện |
|
2. Năng lực giao tiếp, hợp tác và lãnh đạo | |
2.1. Xác định mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ giao tiếp |
|
2.2. Thiết lập, phát triển các quan hệ xã hội; điều chỉnh và hoá giải các mâu thuẫn |
|
2.3. Xác định mục đích và phương thức hợp tác |
|
2.4. Xác định trách nhiệm và hoạt động của bản thân |
|
2.5. Xác định nhu cầu và khả năng của người hợp tác |
|
2.6. Tổ chức và thuyết phục người khác |
|
2.7. Đánh giá hoạt động hợp tác |
|
2.8. Hội nhập quốc tế |
|
3. Năng lực giải quyết vấn đề, năng động và sáng tạo | |
3.1. Nhận ra ý tưởng mới |
|
3.2. Phát hiện và làm rõ vấn đề |
|
3.3. Hình thành và triển khai ý tưởng mới |
|
3.4. Đề xuất, lựa chọn giải pháp |
|
3.5. Thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề |
|
3.6. Tư duy độc lập |
|
3.7. Sáng tạo |
|
3.2.2.2. Các năng lực chuyên môn
Năng lực | Học sinh THPT Chuyên Ngoại ngữ |
4. Năng lực ngôn ngữ | |
4.1. Sử dụng tiếng Việt |
|
4.2. Sử dụng ngoại ngữ |
|
5. Năng lực tính toán | |
5.1. Hiểu biết kiến thức toán học phổ thông, cơ bản |
|
5.2. Biết cách vận dụng các thao tác tư duy, suy luận; tính toán, ước lượng, sử dụng các công cụ tính toán và dụng cụ đo,…; đọc hiểu, diễn giải, phân tích, đánh giá tình huống có ý nghĩa toán học |
|
6. Năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội | |
6.1. Năng lực tìm hiểu tự nhiên | |
6.1.1. Hiểu biết kiến thức khoa học tự nhiên |
|
6.1.2. Tìm tòi và khám phá thế giới tự nhiên |
|
6.1.3. Vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử với tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường |
|
6.2. Năng lực tìm hiểu xã hội | |
6.2.1. Hiểu biết kiến thức khoa học xã hội |
|
6.2.2. Rèn luyện tư duy và phương pháp nghiên cứu cơ bản về khoa học xã hội |
|
6.2.3. Vận dụng được những tri thức về xã hội và văn hóa vào cuộc sống |
|
7. Năng lực công nghệ | |
7.1. Thiết kế |
|
7.2. Sử dụng |
|
7.3. Giao tiếp |
|
7.4. Đánh giá |
|
8. Năng lực tin học | |
8.1. Hiểu biết và ứng xử phù hợp chuẩn mực đạo đức, văn hóa và pháp luật trong xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức |
|
8.2. Sử dụng và quản lý các phương tiện, công cụ, các hệ thống tự động hóa của công nghệ thông tin và truyền thông |
|
8.3. Nhận biết và giải quyết vấn đề trong môi trường xã hội và nền kinh tế tri thức |
|
8.4. Học tập, tự học với sự hỗ trợ của các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông |
|
8.5. Giao tiếp, hòa nhập, hợp tác phù hợp với thời đại xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức |
|
9. Năng lực thẩm mỹ | |
9.1. Nhận biết các yếu tố thẩm mỹ (cái đẹp, cái bi, cái hài, cái chân, cái thiện, cái cao cả) |
|
9.2. Phân tích, đánh giá các yếu tố thẩm mỹ |
|
9.3. Tái hiện, sáng tạo và ứng dụng các yếu tố thẩm mỹ |
|
10. Năng lực thể chất | |
10.1. Sống thích ứng và hài hòa với môi trường | Nêu được cơ sở khoa học của các biện pháp bảo vệ môi trường, điều chỉnh chế độ sinh hoạt, học tập và tập luyện phù hợp với bản thân, thực hành các hoạt động phù hợp thích ứng với các hoạt động xã hội. |
10.2. Nhận biết và có các kỹ năng vận động cơ bản trong cuộc sống | Đánh giá được thể chất và sức khỏe; có thói quen và biết lựa chọn các hình thức tập luyện TDTT phù hợp để hoàn thiện và nâng cao các kỹ năng vận động của cơ thể. |
10.3. Nhận biết và hình thành các tố chất thể lực cơ bản trong cuộc sống |
Đánh giá được thể chất và sức khỏe, đọc hiểu các chỉ số cơ bản về sức khỏe và thể chất; có thói quen và biết lựa chọn các hình thức tập luyện TDTT phù hợp để cải thiện và nâng cao các tố chất thể lực cơ bản cho bản thân. |
10.4. Nhận biết và tham gia hoạt động TDTT | Đánh giá được tác dụng, vẻ đẹp của thể chất và năng khiếu của thể thao; hiểu được các yếu tố cơ bản của môn thể thao lựa chọn; có thói quen và biết lựa chọn các hình thức tập luyện thể thao phù hợp để cải thiện và nâng cao thành tích tập luyện thể thao; có nhu cầu hưởng thụvà tập luyện TDTT. |
10.5. Đánh giá hoạt động vận động | Biết đánh giá và xử lý các tình huống cụ thể trong cuộc sống một cách hợp lý, có trách nhiệm và hòa đồng môi trường sống xung quanh; yêu thích và đánh giá đúng vai trò của TDTT với cuộc sống xã hội. |
FLSS Media