ULIS tham gia Hội nghị lãnh đạo cấp cao các trường Đại học, Cao đẳng trong bối cảnh Đổi mới sáng tạo mở năm 2023 – Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội

ULIS tham gia Hội nghị lãnh đạo cấp cao các trường Đại học, Cao đẳng trong bối cảnh Đổi mới sáng tạo mở năm 2023

Trong ngày 30&31/10/2023, PGS.TS Hà Lê Kim Anh – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN cùng đoàn công tác đã tham gia các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị lãnh đạo cấp cao các trường Đại học, Cao đẳng trong bối cảnh Đổi mới sáng tạo mở tổ chức tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC).

Tham gia hội nghị, các đại biểu đã lắng nghe tham luận bức tranh toàn cảnh đổi mới sáng tạo trường Đại học, Cao đẳng, nhìn từ thực trạng hoạt động các Trung tâm Đổi mới sáng tạo. Bao gồm: Huy động nguồn lực cho đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp; Đưa nội dung đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp vào các hoạt động đào tạo chính quy.

Ngay trong sáng 31/10, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) – Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Mạng lưới Trung tâm Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp (VNEI) tổ chức Diễn đàn “Lãnh đạo cấp cao các trường Đại học/Cao đẳng trong bối cảnh Đổi mới sáng tạo mở”.

Diễn đàn đã thống nhất 5 chương trình hành động của các trường gồm: (1) Hợp tác Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đổi mới sáng tại và khởi nghiệp; (2) Tăng cường hợp tác nghiên cứu các mô hình phát triển bằng đổi mới sáng tạo cho Việt Nam; (3) Chuyển giao tri thức và ứng dụng khoa học công nghệ để giải quyết các vấn đề lớn của xã hội như biến đổi khí hậu, an sinh xã hội, phát triển bền vững; (4) Cùng nhau xây dựng các diễn đàn chính sách, đối thoại, các hội thảo khoa học quốc tế và quốc gia về đổi mới sáng tạo; (5) Kết nối các nguồn lực, chia sẻ cơ hội phát triển cho tất cả các thành viên về đmst và khởi nghiệp.

Ngoài ra, Diễn đàn đã đi đến nhiều tuyên bố, đồng thuận chung về phát triển và xây dựng Hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong cơ sở giáo dục đại học, đặc biệt chú trọng vào tinh thần hợp tác, đồng kiến tạo các kế hoạch hành động giữa các trường thành viên bao gồm: (i) Xây dựng chương trình ươm tạo chung, kết nối sinh viên các trường thành viên; (ii) Mở mã ngành đào tạo về Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp; (iii) Xây dựng chương trình Innovation Tour; (iv) Xây dựng Learning Hub; (v) Xây dựng chuỗi hoạt động kết nối Hệ sinh thái các trường thành viên.

Trong khuôn khổ Diễn đàn, lãnh đạo các trường Đại học, Cao đẳng cũng dự buổi đối thoại “Các giải pháp thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo trong các trường Đại học, Cao đẳng trong bối cảnh chuyển đổi giáo dục và đổi mới sáng tạo”. Tại đây, PGS.TS Hà Lê Kim Anh – Phó Hiệu trưởng nhà trường cũng là một trong những diễn giả tọa đàm bàn tròn chia sẻ những kinh nghiệm và kết quả đạt được của Nhà trường trong triển khai đề án 1665 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo và cơ chế chính sách mở thúc đẩy việc phát triển ĐMST trong đó xây dựng nền tảng hình thành Trung tâm Đổi mới Sáng tạo.

  1. Công tác tham mưu góp phần đưa đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp vào quan điểm. mục tiêu, sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi của cơ sở đào tạo.

Thực hiện Đề án 1665 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” và Đề án 844 của Bộ Khoa học và công nghệ về “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến 2025”, Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN đã có nhiều chính sách, chủ trương cụ thể hóa chỉ đạo của Nhà nước hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và gắn với giá trị cốt lõi, triết lý giáo dục. Giá trị cốt lõi của Trường: năng động, sáng tạo, trung thực, tinh thần trách nhiệm, kỹ năng sống và làm việc trong một xã hội cạnh tranh đa văn hóa. Triết lý giáo dục: tri nhận xã hội – lấy người học làm trung tâm – nâng cao năng lực tự chủ của người học:

Đặc biệt năm 2020, Nhà trường ban hành Đề án “Nâng cao hiệu quả hoạt động đổi mới sáng tạo, nghiên cứu khoa học và khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN, giai đoạn 2020-2025 (Quyết định 1228/QĐ-ĐHNN ngày 06/08/2022), kèm theo đó Quy định về hoạt động đổi mới sáng tạo, nghiên cứu khoa học và khởi nghiệp của sinh viên Trường (Quyết định ban hành số 2068/QĐ-ĐHNN ngày 30/10/2020). Đây là 02 văn bản cụ thể hóa các chính sách, giải pháp và mục tiêu cụ thể để thúc đẩy sinh viên khởi nghiệp.

Năm 2022, Ban hành Quy định về giải thưởng Đổi mới Sáng tạo dành cho học sinh, sinh viên nhằm vinh danh các cá nhân tiêu biểu trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp (Số 1012/QĐ-ĐHNN ngày 12/05/2022);

Năm 2022, thành lập Quỹ Thắp lửa khởi nghiệp sáng tạo và quy định hoạt động của Quỹ nhằm thu hút, tập hợp nguồn lực trong và ngoài đơn vị hỗ trợ học sinh, sinh viên trong hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.

  1. Đặc biệt là sự kiện ghi một dấu mốc quan trọng, đó là sự thành lập đơn vị trực thuộc trường nhằm triển khai các hoạt động hỗ trợ Khởi nghiệp cho sinh viên Nhà trường

Thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo. Trung tâm Đổi mới sáng tạo là đơn vị chức năng trực thuộc Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN, do Hiệu trưởng quyết định thành lập (Quyết định số 425/QĐ-ĐHNN ngày 21 tháng 01 năm 2022), tổ chức và hoạt động theo quy định của Nhà trường. Tên gọi: Trung tâm Đổi mới sáng tạo, Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN. Trung tâm Đổi mới sáng tạo có chức năng thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, nghiên cứu khoa học, khởi nghiệp (ĐMST, NCKH, KN) của học sinh, sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN theo hướng phát huy tính tự chủ, năng động, sáng tạo, nâng cao khả năng tự học, trải nghiệm và khám phá, năng lực nghiên cứu cho học sinh, sinh viên góp phần tạo ra tri thức, sản phẩm có tính ứng dụng cho xã hội.

 Về đội ngũ cán bộ hỗ trợ khởi nghiệp (số lượng cán bộ, giảng viên tham gia hỗ trợ khởi nghiệp; số doanh nhân tham gia hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp); Cán bộ chuyên trách: 05 (Trung tâm Đổi mới sáng tạo và TT Hỗ trợ sinh viên); Giảng viên môn Tư duy Sáng tạo Khởi nghiệp: 41 thầy cô; Nhóm giảng viên, cán bộ thuộc Dự án Vibe – cộng đồng đổi mới sáng tạo ĐHQGHN. Hệ thống cựu học sinh, sinh viên Nhà trường và các đơn vị đối tác tham gia hỗ trợ công tác đào tạo, tập huấn: 30 người hoạt động thông qua kết nối của ULIS Alumni.

3. Việc đưa Học phần “Khởi nghiệp” vào Chương trình đào tạo

Nằm trong chương trình đổi mới phương pháp giảng dạy của trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN, môn học Tư duy sáng tạo và khởi nghiệp được đưa vào giảng dạy lần đầu tiên trong năm học 2019 – 2020, hướng tới đối tượng là sinh viên chương trình đào tạo Chất lượng cao theo thông tư 23 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (CLC TT23). Việc áp dụng đổi mới phương pháp giảng dạy được chú trọng thực hiện toàn diện trong việc triển khai môn học này trong chương trình đại học chính quy năm học vừa qua cũng như triển khai trong chương trình đào tạo Ngôn ngữ Anh hệ vừa học vừa làm thu được nhiều kết quả dự án thực tiễn từ các cán bộ đã trải nghiệm thực tế các công việc trong nhà nước và tổ chức doanh nghiệp.

Tổng quan về môn học Tư duy sáng tạo và khởi nghiệp

  • Tên môn học: Tư duy sáng tạo và khởi nghiệp (3 tín chỉ)
  • Là môn học bắt buộc với sinh viên năm thứ hai thuộc chương trình đào tạo CLC TT23.
  • Mục tiêu môn học: thúc đẩy và tăng cường các kỹ năng trong thế kỷ 21 cho sinh viên, đặc biệt là năng lực tư duy đổi mới sáng tạo và tinh thần khởi nghiệp (tư duy hướng đến hiệu quả). Môn học tập trung phát triển năng lực tư duy và đổi mới sáng tạo, ứng dụng đường hướng lấy người học làm trung tâm và chú trọng việc sinh viên thu nhận được các kiến thức, rèn luyện các kỹ năng thông qua các hoạt động thực hành.
  1. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảng viên nguồn cho việc triển khai Đổi mới Sáng tạo được chú trọng

5.  Tham gia cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” đạt được nhiều kết quả tích cực, thu hút sự tham gia hưởng ứng của sinh viên

Nhà trường tổ chức cuộc thi Thắp lửa Khởi nghiệp sáng tạo hàng năm, triển khai định kỳ từ năm 2020 với mục tiêu tuyển chọn giới thiệu các dự án tiêu biểu tham gia cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” cấp Bộ GD&ĐT.

Năm 2022, Nhà trường cử các sinh viên tiêu biểu có các Dự án, đề tài xuất sắc tham gia Ngày hội Khởi nghiệp Quốc gia tại Vĩnh Phúc.

Năm 2023, Nhà trường có 02 Dự án Khởi nghiệp sáng tạo của sinh viên tham gia cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp 2023” do Bộ GD&ĐT tổ chức và đạt giải Ba.

Từ năm 2020-T9/2023, đã tiến hành nghiệm thu cho 167 Dự án ĐMST-KN của sinh viên; các dự án ĐMST-KN tham gia 2 cuộc thi: Thắp lửa Khởi nghiệp sáng tạo năm 2021 có 133 Dự án, Thắp lửa Khởi nghiệp sáng tạo năm 2022 có 93 dự án; Thắp lửa Khởi nghiệp sáng tạo năm 2023 có 54 dự án.

Trung tâm Đổi mới sáng tạo của Trường cũng là một trong những thành viên tích cực tham gia các hoạt động thường niên của Mạng lưới VNEI với sự bảo trợ của NIC. Trong sự kiện diễn ra 2 ngày, diễn đàn là nơi các đơn vị thành viên trao đổi, chia sẻ các thông tin liên quan cũng như các hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp của trường mình với các trường khác cũng như tìm kiếm các giải pháp để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp – đổi mới sáng tạo tại các cơ sở giáo dục, đặc biệt trong bối cảnh Đổi mới sáng tạo mở hiện nay. Với 2 phiên thảo luận, 1 phiên đối thoại, Mạng lưới VNEI đã đưa ra những tuyên bố và đồng thuận chung về các định hướng hợp tác và phát triển nhằm phát triển và xây dựng Hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong cơ sở giáo dục đại học, đặc biệt chú trọng vào tinh thần hợp tác, đồng kiến tạo các kế hoạch hành động giữa các trường thành viên.

Diễn đàn lần này cũng nhằm tạo cơ chế đối thoại chính sách, chia sẻ kinh nghiệm trong đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp; đề xuất các giải pháp cụ thể để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Để tận dụng được các cơ hội, Diễn đàn đã nhất trí cao rằng, cần nắm rõ những thách thức đối với hệ thống các trường Đại học, Cao đẳng; trong đó đặc biệt chú ý tới những thách thức, khó khăn của Lãnh đạo các trường Đại học, Cao đẳng. Đồng thời, để thay đổi, để phát triển, cần đổi mới sáng tạo mở, cần tăng cường trao đổi, chia sẻ về các bài toán của từng cơ sở giáo dục đào tạo và có thể cùng nhau tìm giải pháp thực hiện.

Tuyên bố 5 chương trình hành động của các trường: 1. Hợp tác Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp; 2. Tăng cường hợp tác nghiên cứu các mô hình phát triển bằng đổi mới sáng tạo cho Việt Nam; 3. Chuyển giao tri thức và ứng dụng KHCN để giải quyết các vấn đề lớn của xã hội như biến đổi khí hậu, an sinh xã hội, phát triển bền vững…; 4. Cùng nhau xây dựng các diễn đàn chính sách, đối thoại, các hội thảo khoa học quốc tế và quốc gia về đổi mới sáng tạo; 5. Kết nối các nguồn lực, chia sẻ cơ hội phát triển cho tất cả các thành viên về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. Song song là 5 sáng kiến triển khai ngay: 1. Xây dựng chương trình ươm tạo chung kết nối sinh viên các trường thành viên; 2. Mở mã ngành đào tạo về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp; 3. Xây dựng chương trình innovation tour; 4. Xây dựng Learning hub và 5. Xây dựng chuỗi hoạt động kết nối hệ sinh thái các trường thành viên.

Đoàn công tác