Thông báo lịch họp Hội đồng đánh giá luận án cấp Cơ sở của nghiên cứu sinh Nghiên cứu sinh Hoàng Thị Bích – Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội

Thông báo lịch họp Hội đồng đánh giá luận án cấp Cơ sở của nghiên cứu sinh Nghiên cứu sinh Hoàng Thị Bích

rường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN xin trân trọng thông báo lịch họp Hội đồng đánh giá luận án cấp Cơ sở của nghiên cứu sinh Hoàng Thị Bích chuyên ngành Lí luận và Phương pháp dạy học Bộ môn tiếng Pháp Khóa QH2014

Thời gian:                  14 giờ 00 phút, thứ  4 ngày 12  tháng 12 năm 2018

                                    Địa điểm: P.101 – A3, Trường ĐHNN-ĐHQGHN

THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

  1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Hoàng Thị Bích 2. Giới tính: Nữ
  2. Ngày sinh: 29/1/1983 4. Nơi sinh: Hòa Bình
  3. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2019/QĐ-ĐHNN ngày 31/12/2014
  4. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Điều chỉnh tên đề tài luận án theo Quyết định số 1073/QĐ-ĐHNN ngày 05 tháng 6 năm 2017; Gia hạn học tập theo Quyết định số 2345 ngày 23 tháng 11 năm 2017.

Tên đề tài luận án trước khi điều chỉnh:

Évaluation de la compétence de compréhension écrite des étudiants de français au Vietnam

(Đánh giá năng lực đọc hiểu của sinh viên tiếng Pháp tại Việt Nam)

Tên đề tài luận án sau khi điều chỉnh:

Conception d’un cadre d’évaluation de la compréhension écrite: étude des tests de compréhension écrite au Département de Langue et de Culture françaises – ULEI – UNH

(Khung xây dựng các bài thi đánh giá năng lực đọc hiểu: nghiên cứu các bài kiểm tra đọc hiểu tại khoa NN&VH Pháp – ĐHNN – ĐHQGHN)

  1. Tên đề tài luận án:

Conception d’un cadre d’évaluation de la compréhension écrite: étude des tests de compréhension écrite au Département de Langue et de Culture françaises – ULEI – UNH

(Khung xây dựng các bài thi đánh giá năng lực đọc hiểu: nghiên cứu các bài kiểm tra đọc hiểu tại khoa NN&VH Pháp – ĐHNN – ĐHQGHN)

  1. Chuyên ngành: Lí luận và Phương pháp dạy học Bộ môn tiếng Pháp
  2. Mã số: 9140233.01
  3. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Đình Bình
  4. Tóm tắt các kết quả của luận án:

Luận án nhằm nghiên cứu các chỉ báo xác định độ khó và độ phức tạp của các bài thi đọc hiểu sử dụng trong các đề thi đánh giá kĩ năng đọc hiểu dành cho sinh viên năm thứ nhất và năm thứ hai khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp, trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội. Chúng tôi đã nghiên cứu các yếu tố về mặt từ vựng và cấu trúc cú pháp trong các văn bản sử dụng trong bài thi đọc hiểu và mối liên hệ giữa các câu hỏi và văn bản liên quan cũng như cách xây dựng câu hỏi trong các bài thi tương ứng với trình độ của sinh viên. Từ đó chúng tôi đề xuất khung tham chiếu với các đặc tả chi tiết về độ dài văn bản, trường từ vựng, cấu trúc cú pháp, định dạng câu hỏi. Khung tham chiếu này có thể được sử dụng như một đề xuất sư phạm nhằm hỗ trợ giáo viên lựa chọn bài đọc hiểu và câu hỏi trong quá trình soạn thảo đề thi đọc hiểu dành cho sinh viên.

Nghiên cứu đã đưa ra một số các kết luận quan trọng sau :

– Độ khó của bài đọc hiểu có thể được thể hiện qua sự phức tạp vốn có của nó. Độ phức tạp về ngôn ngữ của bài đọc hiểu được đánh giá nhờ độ phức tạp về mặt từ vựng và cú pháp của nó.

– Mật độ từ vựng có thể được sử dụng như một chỉ báo về khả năng của người học trong việc đọc hiểu vì họ phải huy động tất cả các kiến ​​thức và kỹ năng của mình để trả lời câu hỏi.

– Tần xuất xuất hiện của từ vựng là một trong những chỉ số quan trọng nhất để đo độ phức tạp về từ vựng. Một từ ít xuất hiện hoặc không quen thuộc sẽ gây khó khăn cho người học hơn là những từ thường xuyên xuất hiện.

– Các số liệu phân tích cho thấy độ phức tạp về mặt cấu trúc cú pháp trong văn bản là một trong những yếu tố quan trọng gây khó cho người học. Yêu cầu về trình độ của bài đọc càng cao, độ phức tạp về cấu trúc cú pháp càng lớn. Chúng tôi đề xuất trong quá trình lựa chọn bài đọc hiểu cho người học, giáo viên nên chú ý đến yếu tố này để lựa chọn bài đọc cho phù hợp.

– Độ khó của các câu hỏi trong các bài thi đọc hiểu phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó yếu tố chủ đạo là mối quan hệ giữa câu hỏi và văn bản đóng vai trò quan trọng. Câu hỏi đơn giản chứa có sử dựng lại các từ có trong văn bản và chỉ yêu cầu người học tìm kiếm thông tin, câu hỏi phức tạp yêu cầu người học phải có năng lực tổng hợp, phân tích, đánh giá.

  1. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn

– Kết quả nghiên cứu cung cấp cơ sở lý luận cho các nghiên cứu liên quan đến kiểm tra đánh giá tiếng Pháp như một ngoại ngữ ở Việt nam.

– Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được ứng dụng trong quá trình dạy tiếng Pháp nói chung và kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu tiếng Pháp nói riêng:

+ Nghiên cứu đã cung cấp một hệ thống tương đối đầy đủ về chỉ báo về mặt từ vựng và cú pháp giúp giáo viên có thể xác định độ khó và độ phức tạp của văn bản, từ đó lựa chọn bài đọc hiểu phù hợp với trình độ người học.

+ Các chỉ báo đánh giá độ khó của câu hỏi trong các bài thi đọc hiểu đã được cụ thể hoá và hệ thống hoá, làm cơ sở cho việc xây dựng khung tham chiếu xây dựng các bài thi đánh giá kỹ năng đọc hiểu dành cho sinh viên học tiếng Pháp như một ngoại ngữ ở Việt nam.

  1. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

– Nghiên cứu độ khó và độ phức tạp của đề thi đọc hiểu sử dụng tại các Khoa tiếng Pháp ở Việt Nam.

– Nghiên cứu thử nghiệm khung tham chiếu xây dựng đề thi đọc hiểu trên phạm vi rộng hơn, lấy ý kiến phản hồi từ các chuyên gia trong lĩnh vực kiểm tra đánh giá.

– Nghiên cứu xây dựng bộ đề thi đọc hiểu dành cho sinh viên khoa NN&VH Pháp.

  1. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
  2. HOÀNG Thị Bích (2018). Đề xuất tiêu chí lựa chọn bài đọc hiểu trong giảng dạy kĩ năng đọc hiểu tiếng Pháp. Kỉ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia về nghiên cứu và giảng dạy ngoại ngữ, ngôn ngữ và quốc tế học tại Việt Nam, ISBN: 978-604-961-677-8, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam: tr 64 – tr 78.

2.HOÀNG Thị Bích (2017), Enseigner du français/en français à l’ère de mondialisation: Quels en sont les nouveaux enjeux. Kỷ yếu Hội thảo khu vực về nghiên cứu Pháp ngữ, Hà Nội, Việt Nam, ISBN: 978-604-968-988-8, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam, tr 98 – tr 107.

  1. HOÀNG Thị Bích (2017). Đổi mới đánh giá năng lực đọc hiểu năm 2 khoa NN&VH Pháp – ĐHNN- ĐHQGHN theo hướng chuẩn đầu ra. Kỉ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia dành cho Học viên Cao học và Nghiên cứu sinh lần thứ nhất, ISBN: 978-604-62-9306-4, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam: tr 52 – tr 62.

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

 Full name: HOANG Thi Bich 2. Sex: Female

  1. Date of birth: 29/1/1983 4. Place of birth: Hoa Binh
  2. Admission decision number: 2019/QĐ-ĐHNN dated 31/12/2014
  3. Changes in academic process: Renaming the thesis of Admission decision number 1073/QĐ-ĐHNN dated 05/6/2017; Extended learning of Admission decision number 2345/ QĐ-ĐHNN dated 23/ 11/ 2017.

Thesis title before the renaming:

Assessment of the competence in reading comprehension of French students in Vietnam

Thesis title after the renaming:

Conception of a framework to assessing the reading comprehension: study of reading comprehension tests at the Department of French Language and Culture – ULIS – VNU

  1. Official thesis title:

Conception of a framework to assessing the reading comprehension: study of reading comprehension tests at the Department of French Language and Culture – ULIS – VNU

  1. Major: French didactic
  2. Code: 9140233.01
  3. Supervisor: Asso.Prof. TRAN Dinh Binh., PhD
  4. Summary of the new findings of the thesis:

The Thesis aims to study indicators that determine the difficulty and complexity of reading tests used in reading comprehension tests for students at first and second year in the Department of Languages ​​and Culture, in the University of Languages and International Studies – Hanoi National University. We have studied the lexical and syntactic elements in the texts used in the reading comprehension test and the relationship between the questions and the texts involved, as well as how to formulate questions in the test corresponds to the level of the student. From there we suggest a referential framework with detailed specifications for text length, lexical field, syntax structure, question format. This frame can be used as a pedagogical proposal to help teachers in selecting reading assignments and questions during the preparation of reading tests for students.

The study has brought about important conclusions:

– The difficulty of reading comprehension can be expressed through its inherent complexity. The language complexity of the reading comprehension is assessed by its vocabulary complexity and syntax. Vocabulary density can be used as an indicator of a learner’s ability to read because they must mobilize all their knowledge and skills to answer the question.

– Frequency of occurrence in vocabulary is one of the most important indicators to measure vocabulary complexity. A less familiar or unfamiliar word will make it harder for learners than regular words.

– Analytical data show that syntactical complexity in text is one of the important factors that make it difficult for learners. The higher the level of reading required, the more complex the structure of the syntax. We recommend that during the reading comprehension process for the learners, the teacher should pay attention to this factor in order to select the appropriate reading.

– The difficulty of the questions in the reading tests depends on many factors in which the main factor is the relationship between the question and the text plays an important role. The simple question consists of reusing the words in the text and only asking the learner to search for information, complex questions that require the learner to have the ability to synthesize, analyze and evaluate.

  1. Practical applicability:

– The research results provide the basis for the research related to the evaluation of French as a foreign language in Vietnam.

– The research results of the thesis can be applied in the course of teaching French in general and the evaluation of French reading comprehension ability in particular:

+ Research has provided a relatively comprehensive system of lexical and syntactical indicators that can help teachers determine the difficulty and complexity of the text, thereby selecting the reading comprehension appropriate for the subject student qualifications.

+ The indicators for assessing the difficulty of the questions in the reading tests have been concretized and systematized for the development of referential framework of reading assessment in Vietnam.

  1. Suggestions research directions:

– Study the difficulty and complexity of the reading test used in French faculties in Vietnam.

– Research on the referential frame for constructing the comprehension questionnaire on a wider scale, obtaining feedback from experts in assessment.

– Study to development of a protocol in the reading assessment for students in French language.

  1. Thesis – related publications:
  2. Hoang Thi Bich (2018). Proposing criterias for Teaching Reading Skills in French language. National Scientific Conference on Teaching and Teaching Foreign Language, ISBN: 978-604-961-677-8, National University Press, Hanoi, Vietnam: 64pp – 78pp.
  3. Hoang Thi Bich (2017), Teaching French/in French at the era of globalization: What are the new challenges. Regional Seminar on Francophone Study, Hanoi, Vietnam, ISBN: 978-604-968-988-8 National University Press, Hanoi, Vietnam: 98pp – 107pp.
  4. Hoang Thi Bich (2017). Innovation in reading comprehension at second year – Department of French Language and Culture. Graduate Research Symposium 1st edition (GRS 2018), ISBN: 978-604-62-9306-4, National University Press, Hanoi, Vietnam: 52pp-62pp.

Hanoi, 5rd October 2018

                                                                PhD Candidate

HOÀNG Thi Bich

Tóm tắt luận án bằng tiếng Việt, xin xem tại đây!

Tóm tắt luận án bằng tiếng Pháp, xin xem tại đây!

Trân trọng kính mời thầy cô, các anh chị nghiên cứu sinh, học viên và những ai quan tâm đến dự!

Trân trọng!