Giới thiệu về CTĐT Văn hóa và Truyền thông xuyên quốc gia – Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội

Giới thiệu về CTĐT Văn hóa và Truyền thông xuyên quốc gia

Văn hóa và truyền thông trong thời đại mới trở nên phức tạp, thấm sâu và lan rộng hơn bao giờ hết. Xuyên quốc gia không phải chỉ là đặc tính của những sản phẩm văn hóa và truyền thông, những vấn đề khu vực và thế giới, mà còn nằm trong chính sự kiến tạo đời sống cá nhân và cộng đồng ngay tại địa phương.

  • Thông điệp của Trường khoa xem tại: ĐÂY.

CTĐT Văn hóa và Truyền thông Xuyên quốc gia (Transnational Cultural and Media Studies) xây dựng theo triết lý giáo dục khai phóng, giúp người học phát triển tri thức liên ngành, tư duy phê bình, bản sắc cá nhân và khả năng thiết lập những mối quan hệ nhân văn trong đời sống và công việc.

Mã ngành: 7220212QTD

6 nhóm năng lực đạt được khi tốt nghiệp

  1. Năng lực giao tiếp tiếng Anh đạt C1 theo CEFR
  2. Kiến thức liên ngành ngôn ngữ, văn hóa – xã hội, báo chí – truyền thông, và phát triển từ góc nhìn lịch sử
  3. Kỹ năng nghiên cứu, phân tích, đánh giá, xử lý và tạo lập các hiện tượng, sản phẩm văn hóa và truyền thông
  4. Nắm vững các xu hướng văn hóa, truyền thông địa phương, khu vực và toàn cầu để định hướng và thực hành nghề nghiệp
  5. Ứng dụng công nghệ thông tin và các kỹ năng của thế kỷ 21 trong công việc
  6. Tư duy toàn cầu, khả năng dẫn dắt, lãnh đạo về chuyên môn, khả năng học tập suốt đời

6 điểm nổi bật của chương trình đào tạo

  1. Chương trình giảng dạy chủ yếu bằng tiếng Anh & có cơ hội học thêm ngoại ngữ thứ 2
  2. Giảng viên gồm các chuyên gia về ngôn ngữ, văn hóa, báo chí – truyền thông, và phát triển trong và ngoài ULIS
  3. Phương pháp học tập dựa trên hoạt động chân thực
  4. 100% phòng học có điều hòa, máy chiếu, wifi
  5. Tài liệu cập nhật, đa phương tiện và tinh tuyển
  6. Cơ hội thực tập tại những cơ quan báo chí-truyền thông & phát triển

Cơ hội nghề nghiệp

  1. Phóng viên, Biên tập viên, Nhân sự phụ trách xây dựng nội dung truyền thông, Cán bộ truyền thông
  2. Cán bộ hợp tác quốc tế, Cán bộ phụ trách văn hóa, Cán bộ quản lý dự án
  3. Nghiên cứu viên về văn hóa, ngôn ngữ, quốc tế học
  4. Giảng viên, Giáo viên, Nhân sự phụ trách đào tạo, truyền thông tại các cơ sở giáo dục
  5. Biên dịch viên, Phiên dịch viên
  6. Thư ký văn phòng, Trợ lý đối ngoại

Chỉ tiêu dự kiến: 50