Thông báo lịch họp Hội đồng đánh giá luận án cấp Cơ sở của nghiên cứu sinh Phạm Thúy Hồng – Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội

Thông báo lịch họp Hội đồng đánh giá luận án cấp Cơ sở của nghiên cứu sinh Phạm Thúy Hồng

Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN xin trân trọng thông báo lịch họp Hội đồng đánh giá luận án cấp Cơ sở của nghiên cứu sinh Phạm Thúy Hồng

Đề tài: Nghiên cứu đối chiếu nhóm từ tâm lý tình cảm trong tiếng Hán và tiếng Việt

Thời gian:                   14 giờ 00 phút, thứ 4 ngày 20 tháng 12 năm 2017

                                    Địa điểm: P.101 – A3, Trường ĐHNN-ĐHQGHN

THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

  1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Phạm Thúy Hồng 2. Giới tính: Nữ
  2. Ngày sinh: 13/2/1980 4. Nơi sinh: Hà Nội
  3. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 2019/QĐ-ĐHNN ngày 31/12/2014
  4. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
  5. Tên đề tài luận án: 越情感心理词语对比研究

Nghiên cứu đối chiếu nhóm từ tâm lý tình cảm trong tiếng Hán và tiếng Việt

  1. Chuyên ngành: Ngôn ngữ Hán
  2. Mã số: 62220204
  3. Cán bộ hướng dẫn khoa học:

– Cán bộ hướng dẫn: GS.TS.Nguyễn Văn Khang

  1. Tóm tắt các kết quả của luận án:

Luận án nhằm nghiên cứu đối chiếu, chỉ ra các điểm khác biệt và tương đồng về cấu tạo, khả năng kết hợp từ và mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ trong nhóm từ tâm lý tình cảm của tiếng Hán và tiếng Việt trên bình diện kết cấu và ngữ nghĩa. Nghiên cứu đã rút ra một số các kết luận quan trọng sau :

Về cấu tạo, các từ tâm lý tình cảm trong tiếng Hán và tiếng Việt chủ yếu do một số ngữ tố biểu thị tâm lý tình cảm kết hợp với ngữ tố khác tạo nên. Nhóm từ biểu thị tình cảm “yêu”, “ghét”, “vui”, “buồn” của tiếng Hán có sáu phương thức cấu thành. Dựa theo cách phân chia cấu tạo từ của tiếng Hán thì từ tâm lý tình cảm tiếng Việt có tám phương thức tổ hợp.

Về khả năng kết hợp từ, nhóm từ tâm lý tình cảm của tiếng Hán và tiếng Việt đều có thể kết hợp với phó từ phủ định, phó từ chỉ mức độ, bổ ngữ chỉ mức độ, tân ngữ…  Khi kết hợp với phó từ phủ định, đối với các tình cảm đã xảy ra, tiếng Hán có thể đơn độc dùng “没” phủ định, tiếng Việt thường dùng “không”; phó từ phủ định “chưa” không thể đơn độc sử dụng. Khi kết hợp với tân ngữ chỉ nguyên nhân, tân ngữ có thể đứng trực tiếp sau từ tâm lý tình cảm tiếng Hán. Trong tiếng Việt, giữa từ tâm lý tình cảm và tân ngữ chỉ nguyên nhân thường phải sử dụng các từ nối như “vì”. Từ tâm lý tình cảm trong tiếng Việt có thể kết hợp trực tiếp với cụm bổ ngữ chỉ mức độ. Trong tiếng Hán, giữa cụm từ bổ ngữ và từ tâm lý tình cảm phải dùng trợ từ kết cấu  “得”.

Trên bình diện quan hệ nghĩa, mối quan hệ chủ yếu giữa các từ tâm lý tình cảm trong tiếng Hán là quan hệ thêm nghĩa (nghĩa của hai ngữ tố hợp nên nghĩa của từ) , đứng thứ hai là quan hệ bổ sung nghĩa (nghĩa của từ dựa trên nghĩa của từ trung tâm kết hợp với ngữ tố biểu thị bổ sung, tu sức cho nghĩa từ trung tâm, tạo nên nghĩa của từ  mới). Với tiếng Việt tình hình hoàn toàn ngược lại, mối quan hệ chủ đạo là quan hệ bổ sung nghĩa, đứng thứ hai là quan hệ thêm nghĩa.

Trong quá trình thống kê, chúng tôi nhận thấy một lượng lớn các ngữ tố biểu thị cảm giác như xúc giác, vị giác vv… kết hợp với ngữ tố chỉ bộ phận cơ thể người tạo nên từ biểu thị tâm lý tình cảm. Sự lựa chọn ngữ tố biểu thị bộ phận cơ thể người vừa có sự tương đồng vừa có sự khác biệt giữa hai thứ tiếng. Điều này do sự cảm nhận về các rung động tình cảm và do văn hóa tri nhận của người dân hai nước tạo nên.

Xét về tổng thể, nhóm từ tâm lý tình cảm trong tiếng Hán và tiếng Việt là tương đồng nhiều, khác biệt ít.

  1. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn

– Kết quả nghiên cứu cung cấp cơ sở lý luận cho các nghiên cứu liên quan đến nhóm từ tâm lý tình cảm.

– Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được ứng dụng trong quá trình nghiên cứu, giảng dạy và vận dụng tiếng Hán:

+ Nghiên cứu đã cung cấp một hệ thống tương đối đầy đủ về cấu tạo, khả năng kết hợp từ và quan hệ ngữ nghĩa của các từ tâm lý tình cảm trong tiếng Hán và tiếng Việt. Các nhận xét và kết luận rút ra cung cấp cho người học tập, nghiên cứu và giảng dạy tiếng Hán nguồn ngữ liệu và tài liệu tham khảo hữu ích, giúp người  người dạy và học ngoại ngữ vận dụng hiệu quả nhóm từ này trong giao tiếp, dịch thuật.

+ Các mạng lưới ngữ nghĩa mà luận án thiết lập nên còn cung cấp cho quá trình biên soạn từ điển, ứng dụng dịch máy… một ngữ liệu tham khảo quan trọng.

  1. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

– Nghiên cứu các nhóm từ tâm lý tình cảm còn lại (tức giận, sợ hãi…).

– Nghiên cứu đối chiếu cách chuyển dịch các từ tâm lý tình cảm từ tiếng Hán sang tiếng Việt và ngược lại.

  1. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
  2. Phạm Thúy Hồng (2015), “Các từ mượn Hán trong trường từ vựng – ngữ nghĩa tâm lý tình cảm của tiếng Việt”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia ISBN, Giảng dạy và nghiên cứu tiếng Trung Quốc tại Việt Nam: Thực trạng và hướng phát triển, p. 189- 193, Đại học ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội, ISBN 978-604-62-4007-5, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
  3. Phạm Thúy Hồng (2015), “Bộ tâm (心) và từ ngữ chỉ tâm lí tình cảm có bộ tâm trong tiếng Hán”, Tạp chí Ngôn ngữ & đời sống, số 10 (240), p. 110- 114, ISSN 0868- 3409, NXB Chính trị Quốc gia.
  4. Phạm Thúy Hồng (2016), “Điểm lại những nghiên cứu về nhóm từ tâm lý tình cảm trong tiếng Hán và tiếng Việt”, Tạp chí Khoa học ngoại ngữ, số 49, 2016, p. 37- 43, ISSN 1859- 2503, Trường Đại học Hà Nội.

Nội dung Thông tin luận án bằng tiếng Việt, tiếng Anh xin xem tại đây!

Trân trọng kính mời thầy cô, các anh chị nghiên cứu sinh, học viên và những ai quan tâm đến dự!