Giới thiệu Bộ môn Tâm lý – Giáo dục học – Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội

Giới thiệu Bộ môn Tâm lý – Giáo dục học

BỘ MÔN TÂM LÝ – GIÁO DỤC HỌC

Bộ môn Tâm lý – Giáo dục (Department tof Psychology and Pedagogy) là bộ môn trực thuôc Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội. Với đội ngũ giảng viên tâm huyết với nghề và có trình độ chuyên môn cao, Bộ môn tham gia đào tạo các môn nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên hệ sư phạm của tất cả các khoa.

1.Giới thiệu chung

Bộ môn Tâm lý – Giáo dục được thành lập ngày 20/11/1967. Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, đến nay Bộ môn đã trở thành một bộ môn vững mạnh với đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao.

Cùng với việc đào tạo nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên các hệ đào tạo của trường, Bộ môn còn tham gia giảng dạy, đào tạo các môn LLDH đại hoc, PP luận NCKH cho các học viên cao học và hướng dẫn NCS các chuyên ngành TLH, GDH và QLGD.

Bộ môn Tâm lý – Giáo dục luôn coi trọng công tác nghiên cứu khoa học để phục vụ giảng dạy và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giảng viên cũng như tạo môi trường học tập thân thiện, năng động và hiệu quả cho người học.

Đội ngũ giảng viên đầy nhiệt huyết của Bộ môn Tâm lý – Giáo dục

Với những phấn đấu và đóng góp cho sự nghiệp giáo dục, cho nghiên cứu khoa học, tập thể và nhiều cá nhân của Bộ môn đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng Nhất, hạng Ba; được Bộ Giáo dục – Đào tạo, Trường ĐHQG Hà nội, Trường ĐHNN trao tặng nhiều phần thưởng, danh hiệu cao quý. Nhiều cán bộ của Bộ môn đã trở thành cán bộ khoa học đầu ngành trong lĩnh vực Tâm lý học giảng dạy tiếng nước ngoài, cán bộ khoa học có uy tín cao trong chuyên ngành lý luận dạy học và khoa học giáo dục.

2.Lời ngỏ từ Trưởng Bộ môn

Bộ môn Tâm lý – Giáo dục luôn cùng người học hợp tác và khám phá để kiến tạo cho mình những kiến thức cơ bản về KH Tâm lý, KH Giáo dục và hình thành, phát triển những kỹ năng sư phạm cũng như những phẩm chất cần thiết của người Thầy giáo. Hơn thế nữa, chúng tôi cùng người học hướng tới phát triển những kỹ năng cần thiết ở người học để họ có thể làm chủ và phát triển bản thân trong môi trường toàn cầu hóa mà nền kinh tế dựa vào tri thức là chính.” _TS. Đào Thị Diệu Linh

2.Các môn đào tạo

Bộ môn Tâm lý – Giáo dục đào tạo các môn nghiệp vụ sư phạm (đào tạo nghề sư phạm) như Tâm lý học, Giáo dục học, Quản lý HCNN – Quản lý GD&ĐT; tham gia giảng day môn Phương pháp luận NCKH và Kỹ năng bổ trợ cho sinh viên toàn trường; dạy môn Tâm lý học đại cương cho sinh viên liên kết quốc tế bằng tiếng Anh.

4.Triển vọng nghề nghiệp

Sau khi được học các môn do Bộ môn Tâm lý – Giaó dục giảng dạy, các sinh viên sẽ có những kiến thức, kỹ năng vững về nghiệp vụ. Qua đó, sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể trở thành cán bộ giảng dạy tại các cơ sở đào tạo ngoại ngữ ở các bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân, sinh viên có thể làm việc như biên phiên dịch, công tác đối ngoại, truyền thông, quản lý dự án,… trong các cơ quan hành chính nhà nước, các công ty trong và ngoài nước hoặc cho các tổ chức quốc tế,…

5.Tâm thư

NGND, PGS. TS. Tâm lý học, GVCC Trần Hữu Luyến – Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn, Nguyên Phó hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội

“Hơn 50 năm xây dựng và phát triển, Bộ môn luôn đi cùng với nhà trường, luôn luôn phát huy vai trò tiên phong trong hoàn thành tốt chức năng đào tạo của mình cho các thế hệ sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh các khoa của nhà trường. Ngoài ra, bộ môn là đơn vị đi đầu trong nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng chuyên môn trình độ cao. Đội ngũ giảng viên là những người tâm huyết và có nhiều sáng tạo trong công việc…”

Nguyễn Thị Hà – Cựu sinh viên (Giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội)

“Ấn tượng nhớ mãi của tôi về Bộ môn Tâm Lý – Giáo dục học khi còn là sinh viên Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Anh-Mỹ (1992-1996) đó chính là những ví dụ rất sinh động, mang tính thực tế cao về cách ứng xử, giao tiếp giữa thầy và trò. Ngoài việc trang bị lý thuyết chung về các hoạt động dạy-học, những bài giảng của thầy cô trong bộ môn luôn thú vị và sôi nổi với những tình huống sư phạm hay cùng cách giải quyết rất hợp lý và hài hước của các bạn sinh viên. Tôi đã áp dụng rất nhiều cách xử lý những tình huống sư phạm học được từ bộ môn này trong sự nghiệp giảng dạy của mình ở Khoa Tiếng Anh, ĐHSPHN.”

Nguyễn Thanh Phương – Sinh viên khóa QH.2014.F.1.E.1.SPCLC

“Cho đến trước khi tham dự những giờ Tâm lý học và Giáo dục học, định nghĩa của sinh viên về việc lên lớp phụ thuộc rất nhiều vào sách vở, nhưng sau 15 tuần trên lớp, sinh viên chúng em đã thực sự tự tin khi biết cách nắm bắt kiến thức một các chủ động, sáng tạo trong mọi tình huống… Chúng em cảm nhận một không khí thoải mái thân thiện, dễ gần trong từng tiết học và có nhièu động lực cho chúng em trong học tập… Giờ đây, em đã nhìn nhận việc dạy và học như là một quá trình xuyên suốt cuộc đời và có thể diễn ra ở bất kì đâu chứ không chỉ trên ghế nhà trường, học sinh có thể học từ bất cứ nguồn nào chứ không riêng gì trong sách vở…”

6.Các hình ảnh hoạt động

Các nữ giảng viên trong ngày hội trường

Giờ luyện các kỹ năng sư phạm và tổ chức lớp học của sinh viên

 

Thử tài nấu ăn tại trường

Giao lưu với Bộ môn Tâm lý – Giáo dục của Trường Đại học Tây Nguyên

7.Thông tin liên hệ

Bộ môn tâm lý – Giáo dục học
Địa chỉ: P506 Tầng 5 nhà A1, Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN, Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 02466807560
Email: edu.did08@gmail.com

 ⃰⃰  ⃰  ⃰  ⃰  ⃰  ⃰