CÔNG TÁC ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG CỦA TRƯỜNG ĐHNN-ĐHQGHN NĂM HỌC 2009-2010 – Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội

CÔNG TÁC ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG CỦA TRƯỜNG ĐHNN-ĐHQGHN NĂM HỌC 2009-2010

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TR­ƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 
   Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 2009
 CÔNG TÁC ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG CỦA TRƯỜNG ĐHNN-ĐHQGHN
Kính thưa các quý vị đại biểu,
Thưa toàn thể Hội nghị,
Thay mặt cho tập thể cán bộ, công chức Trung tâm NCGDNN&KĐCL, tôi xin bày tỏ sự nhất trí cao với kế hoạch năm học 2009-2010 do GS. Nguyễn Hòa – Hiệu trưởng nhà trường vừa trình bày trước Hội nghị.
Với chức năng là đơn vị được nhà trường giao làm đầu mối tổ chức thực hiện công tác ĐBCL của trường, chúng tôi xin trình bày một vài ý kiến làm rõ thêm thực trạng và ý kiến chỉ đạo của Nhà trường đồng thời đưa ra một số đề xuất về công tác ĐBCL đang tiến hành hiện nay và trong những năm học tới, nhằm xây dựng một môi trường văn hóa chất lượng trong trường ĐHNN nói riêng và ĐHQGHN nói chung.
Thưa Hội nghị,
ĐBCL là một công tác được Bộ GD&ĐT và ĐHQGHN xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần tiến hành trong năm học 2009-2010 và các năm học tới. Trong kết luận của Hội nghị giao ban các Trung tâm/Bộ phận ĐBCL của ĐHQGHN ngày 10/09/2009, GS. Mai Trọng Nhuận, Giám đốc ĐHQGHN đã “nhấn mạnh nhiệm vụ trọng tâm số 1 trong triển khai công tác ĐBCL-KĐCL năm học 2009-2010 đối với các trường thành viên và các đơn vị trực thuộc là xây dựng văn hóa chất lượng trong các đơn vị và trong cộng đồng ĐHQGHN, góp phần nâng cao thương hiệu của ĐHQGHN”. Vậy công tác này được tiến hành như thế nào và đạt được kết quả gì trong trường ĐHNN của chúng ta?
I. Điểm qua công tác ĐBCL đã, đang và sẽ tiến hành tại trường
– Tháng 7/2006 Trường ĐHNN-ĐHQGHN đã hoàn thành BCTĐG cơ sở đào tạo và đã được ĐHQGHN tiến hành đánh giá ngoài cuối năm 2006.
– Tháng 10/2008 Bộ phận ĐBCL được thành lập, nằm trong cơ cấu tổ chức của Trung tâm NCGDNN&KĐCL với chức năng là đầu mối tổ chúc các hoạt động ĐBCL bên trong trường ĐHNN-ĐHQGHN. Nhân sự bao gồm Giám đốc Trung tâm và 01 cán bộ nghiên cứu chuyên trách.
Năm học 2008-2009 Trường đãTriển khai các hoạt động TĐG chương trình đào tạo cử nhân CLC ngành tiếng Anh Sư phạm.Tháng 2/2009, đã hoàn thành BC TĐG theo bộ tiêu chuẩn KĐCL của ĐHQGHN. Sau 2 lần chỉnh sửa theo yêu cầu của Trung tâm ĐBCL&NCPTGD trường đã nộp cho ĐHQGHN tháng 8/2009.
– Triển khai các hoạt động TĐG 04 chương trình đào tạo giáo viên THPT trình độ đại học các thứ tiếng Anh, Nga, Trung, Pháp theo Bộ tiêu chuẩn kiểm định của Bộ GD&ĐT; Hiện nay đang hoàn thiện BCTĐG và sẽ nộp cho Bộ GD&ĐT vào cuối tháng 10/2009.
* Công tác ĐBCL sẽ tiến hành trong năm học 2009-2010
– Chuẩn bị cho đợt làm việc của đoàn ĐGN của ĐHQG về Chương trình cử nhân CLC
ngành tiếng Anh hệ Sư phạm :
   + Ngày tiền trạm 30/10/2009
   + Ngày đánh giá chính thức 25, 26, 27/11/2009 ;
– Triển khai tự đánh giá giữa kì cơ sở đào tạo (Trường ĐHNN) theo chu kì KĐCL của ĐHQGHN, hoàn thành BCTĐG giữa kì và nộp cho ĐHQG vào ngày 10/06/2010
– Triển khai TĐG trường đại học theo bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường ĐH của BGD&ĐT, ban hành theo quyết định số 65/2007QĐ-BGDĐT ngày 01/11/2007.
II. Những điểm mạnh
– Công tác ĐBCL được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của BGH nhà trường.
– Bộ phận chuyên trách về ĐBCL của trường, mặc dù mới thành lập được 01 năm, đã có nhiều cố gắng trong việc tổ chức điều phối các hoạt động TĐG và triển khai công tác TĐG trong trường. Sự phối hợp công tác giữa Bộ phận ĐBCL với các đơn vị trong trường được tiến hành tương đối tốt. Các cán bộ giảng viên các khoa đào tạo, các phòng ban chức năng tham gia công tác TĐG có tinh thần trách nhiệm cao, đã hoàn thành tốt công việc được giao
– Về nhận thức: Qua quá trình TĐG và viết BCTĐG cơ sở đào tạo (2006) và các chương trình đào tạo 2008, 2009), cán bộ, viên chức nhà trường đã bước đầu có ý thức và nâng cao thêm một bước nhận thức về tầm quan trọng của công tác ĐBCL trong trường đại học.
– Về đội ngũ :
Qua việc triển khai công tác TĐG cơ sở đào tạo và các chương trình đào tạo, ở trường ĐHNN đã hình thành hệ thống ĐBCL 2 cấp :
    + Cấp trường:
    + Cấp đơn vị đào tạo và phục vụ đào tạo
Một số cán bộ tham gia công tác TĐG CSĐT và CTĐT được tham dự các đợt tập huấn của Bộ GD ĐT và của ĐHQGHN, về cơ bản đã nắm được cách thức tiến hành công tác ĐBCL-KĐCL trong trường ĐH và trở thành nòng cột trong công tác này ở trường. Một số cán bô chủ chốt ở cấp khoa, phòng ban, qua các đợt tập huấn lại và nhất là qua trải nghiệm công tác TĐG đã trưởng thành và được nhà trường đánh giá cao.
– Về kết quả việc triển khai TĐG : bước đầu đã rà soát, chuẩn hóa và tự hoàn thiện các hoạt động tổ chức của CSĐT/CTĐT theo yêu cầu của Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng do cơ quan có thẩm quyền ban hành
III. Những tồn tại
– Về mặt nhận thức: Một số không ít cán bộ, công chức trong trường (trong đó có cả cán bộ chủ chốt) còn chưa thực sự quan tâm và coi trọng công tác ĐBCL trong trường.
– Về mặt đội ngũ:
    + Bộ phận ĐBCL của trường biên chế gồm Giám đốc và 01 cán bộ chuyên trách đều là chuyên môn tiếng Pháp nên hạn chế trong việc giao tiếp tiếng Anh khi tham gia các hội nghị, hội thảo, khi tham khảo các tài liệu ĐBCL bằng tiếng Anh. Cán bộ chuyên trách ĐBCL, có trình độ nhưng không nằm trong cơ cấu cán bộ chủ chốt của trường, nên hạn chế phần nào trong quan hệ công tác, trong việc điều phối công tác TĐG.
    + Các cán bộ ở các đơn vị tham gia công tác ĐBCL chưa được tập huấn đầy đủ, do chỉ tiêu dự tập huấn của Bộ và ĐHQGHN còn hạn chế.
    + Các đ/c trong BGH do bận nhiều công việc, chưa tham dự được các lớp tập huấn TĐG, các cuộc họp, hội nghị, hội thảo của Bộ tổ chức liên quan đến công tác ĐBCL, nên
 đôi khi chưa quán triệt đầy đủ các mặt trong chỉ đạo công tác ĐBCL của trường.
– Công tác thông tin, thống kê, lưu trữ các hồ sơ MC ở cấp trường và cấp đơn vị đào tạo và phục vụ đào tạo còn yếu.
– Công tác điều tra đánh giá người học và sinh viên tốt nghiệp chưa được chú trọng và chưa được tiến hành một cách bài bản, có hệ thống.
– Kinh phí dành cho việc triển khai TĐG các chương trình đào tạo còn hạn chế, chưa thực sự động viên các cán bộ giảng viên tham gia vào công tác TĐG của trường..
– Một số văn bản pháp quy liên quan đến công tác ĐBCL như Tiêu chuẩn đánh giá GVTHPT, tiêu chuẩn các trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, quyền tự chủ của trường đại học, vấn đề tự chủ tài chính… còn thiếu, gây không ít khó khăn cho việc viết các báo cáo TĐG và ĐBCLGD.
IV. Kế hoạch và biện pháp thực hiện công tác ĐBCL (Đề xuất)
Ngay từ tháng 10/2009 và trong năm học 2009-2010:
– Mở Mục ĐBCL trên Webesite của Trường, cập nhật các thông tin ĐBCL của đơn vị và của ĐHQGHN để mọi thành viên trong trường biết và tìm hiểu công tác ĐBCL-KĐCL..
– Nâng cao nhận thức cho các cán bộ chủ chốt, giáo viên và chuyên viên các phòng ban trong trường thông qua các hoạt động tập huấn TĐG CTĐT và CSĐT
– Chia sẻ kinh nghiệm tổ chức TĐG giữa các trường/đơn vị thành viên ĐHQGHN trong giao ban định kì 6 tháng/lần.
– Xây dựng kế hoạch chi tiết công tác ĐBCL hàng năm và trung hạn. Đưa nội dung công tác ĐBCL, KĐCL, TĐG CSĐT/CTĐT vào kế hoạch ngân sách chi thường xuyên của trường trên cơ sở kế hoạch chi tiết về công tác ĐBCL được HĐ KH-ĐT phê duyệt. Dành cho công tác ĐBCL một khoản kinh phí thỏa đáng.
– Đào tạo nhân sự cho công tác ĐBCL: cử cán bộ trẻ tiếng Anh đi đào tạo chuyên ngành đo lường và đánh giá chất lượng giáo dục ở trong nước hoặc nước ngoài. Tạo điều kiện về thời gian cho cán bộ chuyên trách ĐBCL tham dự các Hội thảo, các khóa học ngắn ngày về ĐBCL do ĐHQGHN, Bộ GDĐT tổ chức.
– Củng cố và chuẩn hóa công tác thống kê lưu trữ trong trường theo hướng chuyên nghiệp và chuyên môn hóa.
– Trung tâm sẽ kết hợp với Phòng CT&CTHSSV và các khoa đào tạo tiến hành hoàn thiện Phiếu khảo sát sinh viên với các chỉ số khung chung do Trung tâm ĐBCL& NCPTGD thiết kế để triển khai khảo sát đánh giá môn học.
– Tổ chức Xêmina, mời báo cáo viên chuyên ngành báo cáo chuyên đề để nâng cao nhận thức và hiểu biết chung về “văn hóa chất lượng” và phát triển tinh thần cộng đồng ĐHQGHN.
Thay lời kết luận
        Chúng ta đang ở đâu trong quá trình ĐBCL? Chúng ta đang triển khai công tác TĐG để đăng kí KĐCL chương trình đào tạo và CSĐT. Có thể nói đây là chặng đường đầu tiên trong quá trình ĐBCL để hướng tới văn hóa chất lượng Công việc phía trước còn rất nhiều, đòi hỏi sự nỗ lực toàn diện của toàn thể các lực lượng trong nhà trường, từ cán bộ quản lý, CB khối Phòng ban chức năng, giảng viên, chuyên viên khối phục vụ đào tạo và học sinh, sinh viên trong toàn trường.
Kính chúc các quí vị đại biểu và toàn thể hội nghị một sức khỏe dồi dào. Chúc Hội nghị thành công tốt đẹp. Xin cảm ơn quí vị đại biểu đã chú ý lắng nghe.