Thông báo về Hội thảo “Vượt qua biên giới: ngôn ngữ, truyền thông và dòng chảy văn hóa xuyên quốc gia”
THÔNG BÁO SỐ 01
Hội thảo quốc tế về ngôn ngữ, truyền thông và văn hóa Chủ đề: “Vượt qua biên giới: ngôn ngữ, truyền thông và dòng chảy văn hóa xuyên quốc gia”
Hướng tới kỷ niệm Đại hội Đảng bộ lần thứ XX và kỷ niệm 70 năm truyền thống Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội (Trường ĐHNN), Trường ĐHNN tổ chức Hội thảo quốc tế về ngôn ngữ, truyền thông và văn hóa với chủ đề “Vượt qua biên giới: ngôn ngữ, truyền thông và dòng chảy văn hóa xuyên quốc gia”. Hội thảo nằm trong chuỗi sự kiện UNiC 2025.
Chi tiết cụ thể như sau:
1.Nội dung:
1.1.Chuyên đề “Ngôn ngữ học và giáo dục ngôn ngữ”
- Ngôn ngữ và bản sắc trong bối cảnh đa văn hóa;
- Đa dạng và bảo tồn ngôn ngữ;
- Thực hành ngôn ngữ và ý nghĩa đối với giao tiếp liên văn hóa;
- Sáng tạo ngôn ngữ và toàn cầu hóa;
- Đa ngôn ngữ;
- Cảnh quan ngôn ngữ trên thế giới;
- Ảnh hưởng chéo giữa các ngôn ngữ và sự lai tạo văn hóa;
- Phiên dịch, biên dịch và vai trò trong giao tiếp toàn cầu;
- Giáo dục ngôn ngữ trong thời đại mới.
1.2.Chuyên đề “Truyền thông và nghiên cứu văn hóa”
- Truyền thông và giao tiếp liên văn hóa trong thời đại số;
- Sự hiện diện (hoặc khiếm diện) của sự đa dạng trong truyền thông;
- Các ngành công nghiệp truyền thông quốc gia, quốc tế và xuyên quốc gia;
- Truyền thông số và vai trò trong việc định hình bản sắc và thực hành văn hóa;
- Văn học và phim ảnh trong mối quan tâm về sự đa dạng và đa văn hóa;
- Chủ nghĩa hậu thuộc địa và nghiên cứu hậu thuộc địa.
2.Hình thức tham dự:
2.1.Tác giả/nhóm tác giả thuyết trình trực tiếp hoặc trình bày poster:
Yêu cầu:
-Gửi bài viết tóm tắt: từ 250–300 từ, nêu rõ câu hỏi nghiên cứu, phương pháp và các kết quả chính. Xác định tối đa 5 từ khóa cho bài viết. (Ghi rõ họ tên, cơ quan công tác và thông tin liên hệ của các tác giả và lựa chọn hình thức trình bày) hoặc:
-Bài viết toàn văn: gồm tóm tắt bài viết (tiêu đề tiếng Anh, tiếng Việt, tóm tắt tiếng Anh & tiếng Việt, tóm tắt từ 250-300 chữ, 05 từ khóa và nội dung bài viết theo thông lệ của báo cáo khoa học từ 08 – 12 trang A4. Ghi rõ họ tên, cơ quan công tác và thông tin liên hệ của tác giả. Lựa chọn hình thức trình bày)
2.2.Nhóm tác giả tham gia phiên thảo luận (panel)
Yêu cầu: Gồm 3–4 bài viết (mỗi bài từ 100-250 từ, xoay quanh một chủ đề chung để khuyến khích thảo luận sâu, ghi rõ họ tên, cơ quan công tác và thông tin liên hệ của các tác giả. Trưởng nhóm tác giả gửi bài viết mô tả về chủ đề chung (từ 150-300 từ. Xác định tối đa 5 từ khóa cho phiên thảo luận)
2.3.Nhóm tác giả tham gia thảo luận bàn tròn
Yêu cầu: Gửi tối đa 05 tóm tắt nội dung (từ 150–300 từ, bao gồm: chủ đề hoặc câu hỏi trọng tâm, 05 từ khóa, họ tên, cơ quan công tác và thông tin liên lạc của các tác giả, thông tin người chủ trì…)
+Bài viết gửi tham dự bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt.
+Link nộp bài viết: google form tại đây (https://forms.gle/D5VxuV5fQPQtpFdZA)
3.Lệ phí tham dự (chỉ áp dụng với các đề xuất của cán bộ/đơn vị ngoài Trường ĐHNN)
-Kinh phí thẩm định bài viết: 300.000đ/bài
-Kinh phí thẩm định bài viết toàn văn: 1.000.000đ/bài
-Kinh phí tham gia trực tiếp: 300.000đ/người (bao gồm kinh phí ăn trưa và tài liệu hội thảo)
-Lệ phí mua kỷ yếu toàn văn bản cứng: Sẽ được thông báo sau khi xin được giấy phép xuất bản Kỷ yếu.
Tên tài khoản: Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN; Số tài khoản: 2155595995 Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam BIDV, Chi nhánh Cầu Giấy, Hà Nội.
Tác giả đề xuất lưu lại minh chứng khi chuyển khoản và gửi về hòm thư UNC@ulis.vnu.edu.vn ngay sau khi gửi đề xuất báo cáo. BTC chỉ phân phản biện đối với những đề xuất đã chuyển khoản kinh phí thẩm định.
4.Các mốc thời gian quan trọng:
-Hạn nộp bài viết: 15/01/2025
-Thông báo chấp nhận bài viết: 07/02/2025
-Hạn nộp bài viết toàn văn (theo thông báo chấp nhận bài viết): 17/02/2025
-Ngày tổ chức Hội thảo: 30/3/2025
5.Xuất bản kỷ yếu:
Lựa chọn các bài viết toàn văn đạt yêu cầu của Hội đồng thẩm định và gửi trước ngày 17/02/2025.
6.Đơn vị phụ trách chuyên môn:
Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa các nước nói tiếng Anh (FLCE), Trường ĐHNN.
Để biết thêm thông tin về Hội thảo, xin liên hệ: TS Phùng Hà Thanh, email: thanhph@vnu.edu.vn hoặc TS Nguyễn Thị Minh Tâm tamntm1982@vnu.edu.vn.
Thông báo này được đăng tải trên website của Trường ĐHNN https://ulis.vnu.edu.vn
Ban Tổ chức Hội thảo trân trọng thông báo và mong nhận được sự hưởng ứng tham gia của giáo viên giảng dạy ngoại ngữ các cấp học, bậc học, giảng viên và nhà sư phạm ở các trường đại học và viện nghiên cứu, nhà quản lý giáo dục ở các sở giáo dục đào tạo, các cơ sở giáo dục, doanh nghiệp giáo dục, cộng đồng người học và nhà tuyển dụng nguồn nhân lực ngoại ngữ, nhà xuất bản và các nhà khoa học quan tâm trong và ngoài nước.
Trân trọng./.
———————————–
Call for Papers
International Conference on Language, Media, and Culture Theme: “Crossing Borders: Language, Media, and Transnational Cultural Flows”
Hosted by the Faculty of Linguistics and Cultures of English-Speaking Countries (FLCE),
University of Languages and International Studies, Vietnam National University, Hanoi
Date: 30th March 2024 | Location: ULIS, VNU (hybrid: online and face-to-face)
University of Languages and International Studies, VNU and The Faculty of Linguistics and Cultures of English-Speaking Countries (FLCE), are pleased to announce the 2024 International Conference on Language, Media, and Culture. Under the theme “Crossing Borders: Language, Media, and Transnational Cultural Flows”, this conference will explore the dynamic intersections of language, media, and cultural exchange in an increasingly interconnected world.
The conference features two distinct tracks to accommodate diverse areas of inquiry:
- Linguistics and Language Education
- Media and Cultural Studies
We invite submissions that address the conference theme within these tracks or examine related topics at the intersections of language, media, and culture.
Conference Tracks and Focus Areas
Track 1: Linguistics and Language Education
This track focuses on how language evolves, adapts, and functions across borders. Topics of interest include but are not limited to:
- Language and identity in multicultural contexts
- Linguistic diversity and preservation
- Linguistic practices with implications for intercultural communication
- Linguistic innovation and globalization
- Multilingualism
- Cross-linguistic influences and cultural hybridization
- Translation, interpretation, and their roles in facilitating global communication
- Language education in the new era
- Linguistic landscapes around the world
Track 2: Media and Cultural Studies
This track examines how media and cultural flows shape identities, emotions, thoughts and foster transnational connections. Topics of interest include:
- Media and cross-cultural communication in the digital age
- Representation of diversity (or the lack thereof) in media
- National, international, and transnational media industries and cultural flows
- Digital media and its role in shaping identity and cultural practices
- Diverse and multicultural literature and films
- Postcolonialism and postcolonial studies
Submission Guidelines
We welcome submissions in the following categories. Authors are encouraged to indicate their preferred category and the selected track (Linguistics or Media & Cultural Studies) at the time of submission:
- Individual Paper (Poster or Oral Presentation; by a single author or multiple co-authors)
- Format: Individual submissions can be presented as a poster or an oral presentation.
- Submission Requirements: Submit an abstract of 250–300 words outlining the research question, methodology, and key findings. Include the full name, affiliation, and contact details of all authors. Identify up to 5 keywords for your paper. Indicate your preference for a poster or oral presentation in the submission.
- Panel
- Format: Panels bring together 3–4 papers on a shared theme to encourage a cohesive discussion.
- Submission Requirements: Submit a proposal that includes:
- A brief description of the panel’s overall theme (150–300 words). Identify up to 5 keywords for your panel.
- Individual abstracts for each paper (100–250 words each).
- Names, affiliations and contact information of all participants, including the panel chair.
- Roundtable
- Format: Roundtables are structured as discussions rather than paper presentations. They should focus on a central theme or set of questions and encourage audience engagement.
- Submission Requirements: Submit a proposal (150–300 words) that includes:
- The theme or central questions to be addressed.
- The intended structure of the discussion.
- Up to 5 keywords for your roundtable.
- Names, affiliations and contact information of up to 5 participants, including the chair.
Submissions must be in either English or Vietnamese and adhere to the word limits specified. All proposals should be submitted via the conference submission link (https://forms.gle/D5VxuV5fQPQtpFdZA) by 15 January, 2025.
Participation Fees (for non-ULIS delegates in Vietnam):
- Abstract review fee: 300,000 VND per submission
- Full paper review fee: 1,000,000 VND per submission
- In-person conference attendance fee: 300,000 VND per person (includes lunch and conference materials)
Submission and participation fees are exempt for ULIS staff and international presenters/participants.
Key Dates:
- Proposal Submission Deadline: 15 January, 2025
- Notification of Acceptance: 7 February, 2025
- Full Paper Submission Deadline (for those selected): 17 February, 2025
- Conference Date: 30th March 2025
Publication Opportunity:
Authors wishing to publish in the conference proceedings must submit their full-text papers by 17 February, 2025. Papers will undergo a review process, and revisions may be required. Only original, unpublished work will be accepted.
Contact Information:
For more information on the conference, submission process, or general inquiries, please visit https://ulis.vnu.edu.vn or contact us at thanhph@vnu.edu.vn (Dr. PHUNG Ha Thanh) or tamntm1982@vnu.edu.vn (Dr. NGUYEN Thi Minh Tam).
We look forward to receiving your submissions and welcoming you to a dynamic and interdisciplinary gathering.
Sincerely,
The Organizing Committee
Faculty of Linguistics and Cultures of English-Speaking Countries (FLCE)
University of Languages and International Studies, Vietnam National University, Hanoi