Thông báo Lịch họp Hội đồng đánh giá luận án cấp Đại học Quốc Gia Hà Nội của nghiên cứu sinh Đinh Minh Thu khóa QH2017 đợt 1
Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN xin trân trọng thông báo Lịch họp Hội đồng đánh giá luận án cấp Đại học Quốc Gia Hà Nội của nghiên cứu sinh Đinh Minh Thu chuyên ngành Lí luận và phương pháp dạy học Bộ môn Tiếng Anh khóa QH2017 đợt 1
Tên đề tài: Washback of an English achievement test to teachers: A study at a university in Vietnam (Nghiên cứu tác động của một bài thi tiếng Anh cuối học phần đối với giáo viên của một trường đại học ở Việt Nam)
Người thực hiện: ĐINH MINH THU
Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học Bộ môn tiếng Anh;
Mã số: 9140231.01;
Khóa: QH.2017
Cán bộ hướng dẫn 1: PGS.TS. Nguyễn Văn Trào
Cán bộ hướng dẫn 2: TS. Dương Thu Mai
Thời gian : 08h30 thứ Ba, ngày 05 tháng 01 năm 2021
Địa điểm: Phòng Bảo vệ Luận văn – Luận án, Tầng 1 Nhà A3,
Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tóm tắt luận án bằng tiếng Việt, xin xem tại đây!
Tóm tắt luận án bằng tiếng Anh, xin xem tại đây!
THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ
- Họ và tên nghiên cứu sinh: Đinh Minh Thu
- Giới tính: Nữ
- Ngày sinh: 20/01/1979
- Nơi sinh: Hải Phòng
- Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 1456/QĐ-ĐHNN của ĐH Ngoại Ngữ, ĐH Quốc Gia Hà Nội ngày 31 tháng 07 năm 2017
- Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
- Tên đề tài luận án: Nghiên cứu về tác động dội ngược của bài thi hết học phần tiếng Anh lên giáo viên tại một trường Đại học ở Việt Nam
Đề tài sau khi chỉnh sửa: Washback of an English achievement test to teachers: A study at a university in Vietnam (Nghiên cứu tác động của một bài thi tiếng Anh cuối học phần đối với giáo viên của một trường đại học ở Việt Nam)
8. Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học Bộ môn tiếng Anh
9. Mã số: 62140111
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:
Cán bộ hướng dẫn 1: PGS. TS. Nguyễn Văn Trào
Cán bộ hướng dẫn 2: TS Dương Thu Mai
- Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Luận án có tính mới về cả lý luận và thực tiễn. Về mặt lý luận, luận án đã kết hợp các lý thuyết trước đây nghiên cứu về tác động dội ngược của các bài thi với các khảo cứu về lý thuyết nhận thức và hành động của giáo viên để xây dựng một khung khái niệm mới cho nghiên cứu hiện tại. Có những yếu tố mới được thêm vào, đặc biệt là yếu tố tác động của bài thi lên việc phát triển năng lực chuyên môn của giáo viên. Thêm nữa, một khung phương pháp nghiên cứu được thiết kế mới so với các khung lý thuyết trước. Nghiên cứu chính thức dựa trên nghiên cứu nền để tìm ra các thông tin nền có ý nghĩa hỗ trợ việc giải thích kết quả của nghiên cứu chính. Qua quá trình nghiên cứu thực nghiệm, khung lý thuyết trên được cải biến phản ánh đúng vấn đề trong điều kiện nghiên cứu cụ thể. Về mặt thực tiễn, điểm mới trong nghiên cứu là tìm ra tác động dội ngược của bài thi lên nhận thức và hành động của giáo viên dựa trên bốn chủ điểm. Hai chủ điểm mới được thêm vào so với các nghiên cứu khác. Đó là chủ điểm giáo viên xác định mục tiêu dạy học và giáo viên phát triển chuyên môn. Vai trò của giáo viên được đặc biệt quan tâm trong cơ chế tác động dội ngược. Hai điểm mới có liên quan tới giáo viên là vị trí nghề nghiệp và nhu cầu phát triển chuyên môn của giáo viên có ý nghĩa quan trọng khiến tác động dội ngược diễn ra theo các hướng rất khác nhau.
- Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Nghiên cứu có khả năng ứng dụng cao trong thực tiễn. Về mặt lý thuyết, khung khái niệm sử dụng cho nghiên cứu có thể được sử dụng để nghiên cứu tác động dội ngược của các bài thi khác nhau, không chỉ là bài thi đánh giá năng lực ngôn ngữ mà còn có thể đánh giá bài thi các học phần khác. Khung lý luận này cũng có thể sử dụng linh hoạt trong các hoàn cảnh nghiên cứu khác nhau. Về mặt phương pháp, các nghiên cứu sau này có thể sử dụng cách tiến hành thu thập dữ liệu qua hai bước từ nghiên cứu nền đến nghiên cứu chính thức, cách kết hợp các công cụ nghiên cứu khác nhau giúp tăng tính tin cậy của kết quả nghiên cứu. Về mặt thực tiễn, các kết quả thu được có thể giúp giáo viên tại cơ sở nghiên cứu chiêm nghiệm bản thân trong nhận thức và thực hành giảng dạy dưới tác động của một bài thi và có thể giúp các nhà quản lý tại địa chỉ nghiên cứu đó đưa ra các chính sách phù hợp. Vè mặt giáo dục, nghiên cứu gợi ý công tác đào tạo giáo viên trong giảng dạy nói chung và trong kiểm tra đánh giá nói riêng.
- Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Kết quả nghiên cứu mở ra nhiều hướng nghiên cứu tiếp theo giúp bù đắp những hạn chế của nghiên cứu hiện tại hoặc mở sang các hướng nghiên cứu mới. Theo hướng làm nghiên cứu hiện tại sâu sắc hơn, nghiên cứu này có thế xác trị bài thi trước khi nghiên cứu, tuyển thêm giáo viên tham gia nghiên cứu, mở rộng sang một số địa chỉ nghiên cứu khác có chương trình đào tạo tương tự, hoặc thu thập dữ liệu từ sinh viên để đối chiếu so sánh với dữ liệu giáo viên. Theo hướng mở rộng liên môn, liên ngành thì nghiên cứu này mở ra các vấn đề về bản sắc giáo viên, tính tự quyết của giáo viên trong hoạt động kiểm tra đánh giá, mối quan hệ giữa kiểm tra đánh giá và văn hóa, hiểu biết của giáo viên về kiểm tra đánh giá, vai trò của giáo viên và học sinh trong việc tạo động lực hướng tới thực hiện kiểm tra đánh giá tích cực, ứng dụng thông tin trong kiểm tra đánh giá.
- Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
1. Dinh, M. T. (2018). Developing a conceptual framework for washback of English tests to EFL teachers’ perceptions of teaching aspects. Proceeding of the International Graduate Research Gymnasium. pp. 620-633. Vietnam National University Press, Hanoi.
2. Dinh, M.T. (2019). Developing a washback framework of English tests to teachers’ perceptions and practices. Proceeding of the International Graduate Research Gymnasium. pp. 757-767. Vietnam National University Press, Hanoi.
3. Dinh, M.T. (2020). Washback of an English achievement test on teachers’ perceptions at a Vietnamese university. VNU Journal of Foreign Studies, Vol.36, No.3 (2020) 1-16
Hà Nội, ngày 25 tháng 6 năm 2020
Nghiên cứu sinh
Đinh Minh Thu |
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
- Full name: Dinh Minh Thu
- Sex: Female
- Date of birth: 20/01/1979
- Place of birth: Hai Phong
- Admission decision number: 1456/QĐ-ĐHNN dated on 31/7/2017
- Changes in academic process: No
- Official thesis title: A Study on Washback of an English Achievement Test on Teachers at a Vietnamese University
- Major: Theory and Methods in English Language Teaching
- Code: 62140111
- Supervisors:
Supervisor 1: Assoc. Prof. Dr. Nguyen Van Trao
Supervisor 2: Dr. Duong Thu Mai
- Summary of the new findings of the thesis:
The thesis has new contributions both theoretically and empirically.
Theoretically, the research has critically reviewed previous washback theories on teachers, theories on teachers’ perceptions and practices to scaffold a new conceptual framework for the current study. New elements were added to this framework, especially the washback on the teachers’ professional development. In addition, the research design was also new, compared to other washback research designs. A baseline research project was conducted prior to the major study, which shed the light on the background factors to justify the findings of the major study. Throughout the empirical study, the above-mentioned conceptual framework was updated, fitting the specific research context. Empirically, the first new point was the findings found four themes. Two newly-added themes include the teaching objectives and teacher professional development. The teacher’s role was interested in the washback mechanism. Two other new points were related to the teachers’ professional status and their need of professional development. The diversities in these aspects strongly led to the diversities in their perceptions and practices under the influence of an English achievement test.
12. Practical applicability, if any:
The research can be duplicated in reality. Theoretically, the research conceptual framework can be applied to other research on other tests which do not only belong to the field of testing and assessment but other educational fields like maths or literature.
The framework can also function in other settings. Methodologically, other future research can take the research design as a reference. The baseline study and the triangulation methods help increase the research validity. Practically, the research findings help the teachers at the research site self-reflect, and the local authorities make reasonable decisions. Educationally, the research facilitates the teacher training in methodology and in language assessment.
13. Further research directions, if any:
The research findings provide many research opportunities to make an amendment to the shortcomings of the current research and to stretch to the new research fields. To enrich the current research, the researcher can validate the test before conducting the washback research on it, enrolling more teacher participants, involving a similar researched context, collecting the student data to triangulate with the teacher data. To extend to other disciplines, the research encourages further research on the teacher identity, the teacher agency in language testing and assessment, the relationship between assessment and cultures, teacher assessment literacy, the role of teachers and students in generating and maintaining motivation in teaching and basement, or the application of information technology in language testing and assessment.
14. Thesis-related publications:
1. Dinh, M. T. (2018). Developing a conceptual framework for washback of English tests to EFL teachers’ perceptions of teaching aspects. Proceeding of the International Graduate Research Gymnasium. pp. 620-633. Vietnam National University Press, Hanoi.
2. Dinh, M.T. (2019). Developing a washback framework of English tests to teachers’ perceptions and practices. Proceeding of the International Graduate Research Gymnasium. pp. 757-767. Vietnam National University Press, Hanoi.
3. Dinh, M.T. (2020). Washback of an English achievement test on teachers’ perceptions at a Vietnamese university. VNU Journal of Foreign Studies, Vol.36, No.3 (2020) 1-16
Hanoi, 25 June 2020
PhD Candidate
Đinh Minh Thu
Kính mời thầy cô, các anh chị nghiên cứu sinh, học viên và những ai quan tâm đến dự!
Trân trọng!