Thông báo Lịch họp Hội đồng đánh giá luận án cấp Đại học Quốc gia của NCS Nguyễn Thị Bảo Ngân khóa QH2016 đợt 2 – Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội

Thông báo Lịch họp Hội đồng đánh giá luận án cấp Đại học Quốc gia của NCS Nguyễn Thị Bảo Ngân khóa QH2016 đợt 2

Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN xin trân trọng thông báo Lịch họp Hội đồng đánh giá luận án cấp Đại học Quốc gia của nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Bảo Ngân chuyên ngành Lí luận và phương pháp giảng dạy Bộ môn Tiếng Trung Quốc khóa QH2016 đợt 2, cụ thể như sau:

Thời gian:                   14 giờ 00 phút, thứ 6 ngày 21 tháng 02 năm 2020

                                    Địa điểm: P.101 – A3, Trường ĐHNN-ĐHQGHN

Tên đề tài luận án越南汉语本科生听说技能训练的多媒体应用开发研究 (Nghiên cứu ứng dụng CNTT trong dạy học kỹ năng nghe nói cho sinh viên chuyên ngành tiếng Trung Quốc ở Việt Nam)

 

THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

  1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Bảo Ngân
  2. Giới tính: Nữ
  3. Ngày sinh: 13/4/1983
  4. Nơi sinh: Quảng Ninh
  5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 2331/QĐ-ĐHNN ngày 23/12/2016
  6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
  7. Tên đề tài luận án: 越南汉语本科生听说技能训练的多媒体应用开发研究 (Nghiên cứu ứng dụng CNTT trong dạy học kỹ năng nghe nói cho sinh viên chuyên ngành tiếng Trung Quốc ở Việt Nam)
  1. Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp giảng dạy bộ môn tiếng Trung Quốc
  2. Mã số: 9140234.01
  3. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Cầm Tú Tài
  4. Tóm tắt các kết quả của luận án:

    Để tìm hiểu về tình hình sử dựng công nghệ thông tin hỗ trợ cho việc dạy và học tiếng Trung Quốc ở các trường đại học tại Việt Nam, chúng tôi đã thực hiện một cuộc khảo sát và phân tích chi tiết về hiện trạng giảng dạy nghe và nói tiếng Trung Quốc dưới sự hỗ trợ của công nghệ thông tin tại 3 trường lớn ở Việt Nam, đó là Đại học Ngoại ngữ- Đại học Quốc gia Hà nội, Đại học Ngoại ngữ Huế và Đại học Ngoại thương. Thông qua các câu hỏi điều tra, quan sát lớp học, phỏng vấn để điều tra ứng dụng đa phương tiện trong dạy nghe và nói tiếng Trung Quốc. Sau khi điều tra, việc thu thập và phân tích dữ liệu sẽ là cơ sở để đánh giá ảnh hưởng của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong dạy học kỹ năng nghe nói tiếng Trung Quốc của sinh viên Việt Nam. Chúng tôi sẽ sử dụng kết hợp phương pháp định tính và định lượng trong quá trình nghiên cứu.

Dựa trên các kết quả điều tra phía trên, chúng tôi thấy rằng phương pháp dạy và học kỹ năng nghe nói tiếng Trung Quốc dưới sự hỗ trợ của công nghệ thông tin cần được cải thiện. Do đó, chúng tôi đã nêu ra một số đề xuất và kiến nghị về phương pháp giảng dạy kỹ năng nghe nói tiếng Trung Quốc dưới sự hỗ trợ của công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Cụ thể, chúng tôi đã nêu ra 4 kiến nghị, bao gồm  các nguyên tắc dạy kỹ năng nghe nói tiếng Trung Quốc dưới sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, lý thuyết về giảng dạy qua công nghệ thông tin, các hoạt động giảng dạy nghe nói tiếng Trung Quốc qua công nghệ thông tin và mô hình giảng dạy nghe nói tiếng Trung Quốc qua công nghệ thông tin.

  1. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi sẽ mang lại lợi ích cho việc dạy và học tiếng Trung Quốc của giáo viên và sinh viên dưới sự hỗ trợ của CNTT, dựa vào tình hình thực tế, giáo viên và sinh viên có thể lựa chọn cho mình phương pháp dạy và học phù hợp với bản thân để nâng cao hiệu quả học tập.

  1. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

    Cung cấp những ứng dụng cụ thể để hỗ trợ cho việc giảng dạy kỹ năng nghe nói tiếng Trung Quốc.

  1. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

(1) Nguyễn Thị Bảo Ngân (2017). 浅谈多媒体教学法在汉语教学中的应用意义, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia dành cho học viên cao học & nghiên cứu sinh lần thứ nhất (GRS 2017), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội (ISBN 978-604-62-9306-4): tr425-429.

(2) Nguyễn Thị Bảo Ngân, Nguyễn Thị Vĩnh Bình (2018). 建构主义理论在汉语听说技能多媒体教学中的应用, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc tế dành cho học viên cao học & nghiên cứu sinh năm 2018 (GRS 2018). Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, (ISBN 978-604-62-6097-4): tr495-501.

(3) Nguyễn Thị Bảo Ngân (2019). Vận dụng thuyết kiến tạo trong dạy kỹ năng nghe nói tiếng Trung Quốc dưới sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ Quân sự, (ISSN 2525-2232) tập 20 (7/2019): tr22-28.

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

  1. Full name: Nguyen Thi Bao Ngan
  2. Gender: Female
  3. Date of birth: 13/4/1983
  4. Place of birth: Quang Ninh
  5. Decision on admission of doctoral students No 2331/QĐ-ĐHNN dated 23/12/2016
  6. Changes in the training process: None
  7. Name of thesis: 越南汉语本科生听说技能训练的多媒体应用开发研究 (Research on Multimedia Application Development of Vietnamese Undergraduate Listening and Speaking Skills Training)
  8. Major: Theory and Methodology of Chinese Language Teaching
  9. Code: 9140234.01
  10. Supervisor: Assoc. Prof. Cam Tu Tai., PhD
  11. Summary of the results of the thesis:

   To study about the use of information technology in supporting the teaching and learning of Chinese process at universities in Vietnam, we conducted a survey, classroom observations, interviews then analyzed in detail the current situation of teaching Chinese listening and speaking skills with the support of information technology at 3 large universities in Vietnam, which are University of Foreign Languages ​​- Hanoi National University, Hue University of Foreign Languages ​​and Foreign Trade University. Data collected will be used to assess the impact of information technology application in teaching Chinese speaking and listening skills for Vietnamese students. We will use a combination of qualitative and quantitative methods in the research process. Based on the results, we find that the method of teaching and learning Chinese listening and speaking skills with the help of information technology needs to be improved. Therefore, we have made some suggestions to improve the quality of teaching and learning. Specifically, we come up with four recommendations, related to principles of teaching Chinese speaking and listening skills with the support of information technology, information technology teaching theory, Chinese speaking and listening activities through information technology and Chinese speaking and listening teaching model with information technology.

  1. Applicability

      The research results can provide practical suggestions for multimedia applications, which not only benefit the current multimedia-assisted Chinese listening and speaking teaching but also enabling teachers and students to obtain more effective Chinese listening and speaking teaching and learning methods. The author hopes to contribute to improve the listening and speaking skills of Chinese learners and promote the development of teaching Chinese. The author believes that with the accumulation of Chinese teachers’ theory and practical experience, multimedia-assisted Chinese teaching will yield fruitful results.

  1. Subsequent research directions:

     Provide specific applications to support teaching Chinese speaking and listening skills.

  1. Published works related to the dissertation:

 (1) Nguyễn Thị Bảo Ngân (2017), On the Application Significance of Multimedia Teaching Method in Chinese Teaching/ 浅谈多媒体教学法在汉语教学中的应用意义, 2017 National Graduate Research Symposium Proceedings Linguistics Foreign Language Education Interdisciplinary Fields (GRS 2017). Viet Nam Nation University Press, Hanoi (ISBN 978-604-62-9306-4): p425-429.

 (2) Nguyễn Thị Bảo Ngân – Nguyễn Thị Vĩnh Bình (2018), The Constructivism Theory of Application Multimedia Teaching in Chinese Listening and Speaking Skills/ 建构主义理论在汉语听说技能多媒体教学中的应用, 2018 International Graduate Research Symposium Proceedings Linguistics Foreign Language Education Interdisciplinary Fields (GRS 2018). Viet Nam Nation University Press, Hanoi (ISBN 978-604-62-6097-4): p495-501.

(3) Nguyễn Thị Bảo Ngân (2019), Application of Constructivism Theory in Multimedia Teaching of Chinese Listening and Speaking Skills, Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ Quân sự, (ISSN 2525-2232) Vo 20 (7/2019): p22-28.

Hanoi, 19th December 2019

    PhD Candidate

Nguyen Thi Bao Ngan

Thông tin luận án bằng tiếng Trung và tiếng Anh, xin xem tại đây!

Tóm tắt luận án bằng tiếng Việt, xin xem tại đây!

Tóm tắt luận án bằng tiếng Trung Quốc, xin xem tại đây!

Trân trọng kính mời thầy cô, các anh chị nghiên cứu sinh, học viên và những ai quan tâm đến dự!

Trân trọng!