Thông báo Lịch họp Hội đồng đánh giá luận án cấp Cơ sở của NCS Hồ Thị Nguyệt Thắng khóa QH2015
Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN xin trân trọng thông báo Lịch họp Hội đồng đánh giá luận án cấp Cơ sở của nghiên cứu sinh Hồ Thị Nguyệt Thắng chuyên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc khóa QH2015, cụ thể:
Tên đề tài luận án: 汉越能性范畴对比研究 (Đối chiếu phương thức biểu đạt khả năng trong tiếng Hán và tiếng Việt)
Thời gian: 14 giờ 00 phút, thứ 3 ngày 10 tháng 12 năm 2019
Địa điểm: P.101 – A3, Trường ĐHNN-ĐHQGHN
THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ
- Họ và tên nghiên cứu sinh: Hồ Thị Nguyệt Thắng
- Giới tính: Nữ
- Ngày sinh: 21/ 5/ 1986
- Nơi sinh: Thái Nguyên
- Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 283/QĐ-ĐHNN ngày 15/1/2016
- Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Bổ sung thêm cán bộ hướng dẫn phụ theo quyết định số 2327/ QĐ-ĐHNN ngày 23/12/2016; Gia hạn học tập theo quyết định số 2433/ QĐ-ĐHNN ngày 19/11/2018.
- Tên đề tài luận án:
汉越能性范畴对比研究
Đối chiếu phương thức biểu đạt khả năng trong tiếng Hán và tiếng Việt
- Chuyên ngành: Ngôn ngữ Trung Quốc
- Mã số: 9220204.01
- Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1.PGS.TS Nguyễn Hoàng Anh; 2.TS. Vũ Thị Hà
- Tóm tắt các kết quả của luận án:
Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã rút ra một số các kết luận chính như sau:
Phạm trù khả năng bao gồm năm tiểu loại nghĩa như: khả năng [tự thân], khả năng [điều kiện], khả năng [tần suất], khả năng [được phép] và khả năng [cho phép].
Trong tiếng Hán và tiếng Việt khi muốn biểu đạt phạm trù khả năng chúng ta có thể sử dụng một trong hai phương thức biểu đạt sau: Phương thức biểu đạt bằng từ vựng và phương thức biểu đạt bằng cấu trúc. Trong phương thức biểu đạt bằng từ vựng của tiếng Trung và tiếng Việt phải kể đến các từ khả năng như: “能”,“会”,“可以”,“要”,“可能”,“大概”,“也许”, “có thể”,“có lẽ”,“sẽ”,“biết”,“không thể”… Có thể thấy được cả tiếng Hán và tiếng Việt đều có số lượng từ vựng khả năng tương đối nhiều, từ loại đa dạng và phần lớn đều là từ khả năng đa nghĩa, chính vì vậy chúng có thể giữ các chức năng khác nhau trong câu. Trong đó, trợ động từ khả năng được sử dụng với tần suất cao nhất trong cả tiếng Hán và tiếng Việt. Về mặt nghĩa khả năng, giữa các từ khả năng trong nội bộ từng ngôn ngữ và giữa hai ngôn ngữ tồn tại nhiều điểm giao thoa, có trường hợp chúng có thể dùng thay thế cho nhau, hoặc kết hợp với nhau để biểu đạt nghĩa khả năng.
Về phương diện cấu trúc, tiếng Hán và tiếng Việt đều có thể sử dụng cấu trúc khả năng để biểu đạt phạm trù khả năng. Trong tiếng Hán cấu trúc đó là bổ ngữ khả năng, trong tiếng Việt đó là cấu trúc “ không + V+ (C) +M” ( M là: được/ nổi/ xuể/ xiết/ kịp). Trong phạm vi nghiên cứu của luận án chúng tôi đã tiến hành đối chiếu đặc điểm các thành phần V và C trong nội bộ hai cấu trúc này, đặc điểm ngữ nghĩa, đặc điểm ngữ pháp và đặc điểm ngữ dụng của hai cấu trúc khả năng trong tiếng Hán và tiếng Việt. Về mặt ngữ nghĩa các cấu trúc khả năng thường dùng để biểu đạt khả năng [tự thân], khả năng [điều kiện], đôi khi chúng cũng có thể được dùng để biểu đạt khả năng [tần suất]. Có thể nói cấu trúc khả năng trong tiếng Việt có đặc điểm kết cấu nội bộ không chặt chẽ như cấu trúc khả năng trong tiếng Hán chính vì vậy khả năng mang tân ngữ, trạng ngữ của nó tương đối linh hoạt so với cấu trúc khả năng của tiếng Hán, tuy nhiên điều này cũng khiến khả năng làm thành phần câu của cấu trúc trong tiếng Việt hạn chế hơn rất nhiều, trong khi cấu trúc khả năng của tiếng Hán có thể làm vị ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ, định ngữ, thậm chí đôi khi có thể làm chủ ngữ và tân ngữ. Về mặt ngữ dụng, cả hai cấu trúc đều có xu hướng sử dụng hình thức phủ định nhiều hơn hình thức khẳng định. Cấu trúc khả năng trong tiếng Hán và tiếng Việt đều có một bộ phận đã được từ vựng hóa, tuy nhiên hiện tượng này trong tiếng Hán phổ biến hơn trong tiếng Việt.
Trong chương bốn của luận án chúng tôi đã tiến hành phân tích, làm rõ sự khác và giống trong nội bộ phương thức biểu đạt bằng từ vựng của tiếng Hán, tiến hành khảo sát hiện trạng sử dụng từ biểu đạt khả năng của sinh viên chuyên ngành tiếng Hán tại Việt Nam, từ đó đưa ra một số kiến nghị dạy học liên quan đến các phương thức biểu đạt khả năng.
- Khả năng ứng dụng trong thực tiễn
– Kết quả nghiên cứu góp phần cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho nghiên cứu đối chiếu tiếng Hán với tiếng Việt.
– Kết quả nghiên cứu của luận án có thể ứng dụng vào nghiên cứu việc sử dụng và quá trình thụ đắc phương thức biểu đạt khả năng tiếng Hán của sinh viên Việt Nam, ứng dụng vào trong giảng dạy tiếng Hán với tư cách là một ngoại ngữ.
- Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Nghiên cứu lỗi và quá trình thụ đắc các phương thức biểu đạt khả năng, bao gồm từ vựng khả năng và cấu trúc khả năng trong tiếng Hán của sinh viên Việt Nam.
- Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
(1) ThS. Hồ Thị Nguyệt Thắng (2018), Bàn về động từ năng nguyện “hui” trong tiếng Hán hiện đại. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia dành cho HVCH & NCS lần thứ nhất), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội: tr 514 – tr 520 (ISBN 978-604-62-6097-4)
(2) ThS. Hồ Thị Nguyệt Thắng (2018), Động từ năng nguyện “hui” trong tiếng Hán hiện đại và vấn đề giảng dạy, T/c Khoa học và Công nghệ – Đại học Thái Nguyên, tập 188 số 12/3, 2018 (ISSN 1859-2171)
(3) ThS. Hồ Thị Nguyệt Thắng (2018), 越南太原大学汉语专业本科生现代汉语可能补语偏误分析及教学对策. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc tế dành cho HVCH & NCS năm 2018), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội: tr 594 – tr 601 (ISBN 978-604-62-6097-4)
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
- Full name: Ho Thi Nguyet Thang
- Sex: Female
- Date of birth: May 21st 1986 4. Place of birth: Thai Nguyen
- Admission decision number: 283/QĐ-ĐHNN dated on January 15th 2016
- Changes in academic process: Additional supervisor following decision No. 2347/QĐ-ĐHNN dated on December 23rd 2016; Extended learning of Admission decision No 2433/ QĐ-ĐHNN dated November 19th 2018.
- Official dissertation title: Contrast on Expression Potential Complements Between Mandarin Chinese and Vietnamese
- Major: Chinese Linguistics
- Code: 9220204.01
- Supervisor: 1.Associate. Professor. Nguyen Hoang Anh; 2.Dr. Vu Thi Ha
- Summary of findings:
We have reached conclusions subsequent after conducting the research as follow:
In terms of ability, there are 5 minor meanings including self-ability, conditional ability, frequent ability, being – allowed ability and premised ability.
We can use two different ways of expression when talking about ability in both Mandarin Chinese and Vietnamese. These are vocabulary expression and structure expression. In terms of vocabulary expression in Mandarin and Vietnamese, it is necessary to use the ability words such as “能”, “会”, “可以”, “要”, “可能”, “大概”, “也许”, “có thể”, “có lẽ”, “sẽ”, “biết”, “không thể”… It can be seen that both Mandarin Chinese and Vietnamese possess a variety of vocabulary which shows ability and mostly these words carry multiple meanings. Hence, these words might have various functions in sentences in which auxiliary verbs are used the most. In terms of meaning, there are crosses of ability words in each language and between the two languages. In some cases, these words can be used as synonyms or they can be combined to express the ability meaning.
In terms of structure, both Mandarin Chinese and Vietnamese useability structures to reveal ability. In Mandarin Chinese, the structure is complement while in Vietnamese the sentence is “không + V+ (C) +M” (M là: được/ nổi/ xuể/ xiết/ kịp). Due to the scope of the dissertation, we have contrasted the features of V and C, semantic, grammatical and pragmatic characteristics of these two structures in Mandarin Chinese and Vietnamese. In terms of semantics, ability structure is often used to show self – ability, conditional ability and sometimes frequent ability. There is no doubt that the ability structure in Vietnamese is less tightened than the one in Mandarin Chinese. Therefore, its possibility of combining with object, adverb is more flexible than Mandarin Chinese. However, this makes the sentence elements more restricted. Meanwhile, the ability structure in Mandarin Chinese can be used as predication, complement, adverb, predication, and even as subject or object. In terms of pragmatics, both structures tend to use more negative than affirmative form. The ability structures in both languages have a part which becomes vocabulary; however, this phenomenon is more popular in Chinese than in Vietnamese.
In chapter 4 of this dissertation, we have analyzed and clarified the similarities and differences of vocabulary expression in Chinese; we also surveyed the use of ability expression of Chinese majored students in Vietnam; so that recommendations related to ability expression are delivered.
- Practical application
– The findings make a contribution in providing theoretical and practical basis related to ability expression form for those who study Mandarin Chinese and Vietnamese.
– The findings of this dissertation can be applied in conducting research, teaching Chinese in terms of ability expression.
- Next study steps:
– Studying on errors and acquisition process of different methods when expressing ability consisting of ability vocabulary and ability structure in Chinese of Vietnamese students.
- Public works related to the theme:
(1) M.A. Hồ Thị Nguyệt Thắng (2017), A study on the verb “hui” in Chinese. The first International Conference for Master and PhD students, 2018), Hanoi National University Publishing House: p514 – p520 (ISBN 978-604-62-6097-4)
(2) M.A. Hồ Thị Nguyệt Thắng (2018), A study on the verb “hui” in Chinese and teaching issue, Journal of Science and Technology – Thai Nguyen University, Vol. 188, No.12/3, 2018 (ISSN 1859-2171)
(3) M.A. Hồ Thị Nguyệt Thắng (2018), Discuss on Errors when Using Chinese Expression Potential Complements of Sophomores and Juniors Majoring in Chinese at Language Department of Thai Nguyen University and It’s Teaching and Learning Strategies. 2018 INTERNATIONAL GRADUATE RESEARCH SYMPOSIUM PROCEEDINGS “LINGUISTICS – FOREIGN LANGUAGE EDUCATION – INTERDISCIPLINARY FIELDS”. Hanoi National University Publishing House: p594 – p 601 (ISBN 978-604-62-6097-4)
Hanoi, 25th October 2019
PhD Student
Ho Thi Nguyet Thang
Thông tin luận án bằng tiếng Việt và tiếng Anh, xin xem tại đây!
Tóm tắt luận án bằng tiếng Việt, xin xem tại đây!
Tóm tắt luận án bằng tiếng Trung Quốc, xin xem tại đây!
Trân trọng kính mời thầy cô, các anh chị nghiên cứu sinh, học viên và những ai quan tâm đến dự!
Trân trọng!