Hướng dẫn Nhân dân góp ý kiến Dự thảo Văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng
(ĐCSVN) – Theo Hướng dẫn số 151-HD/BTGTW, Nhân dân thảo luận, góp ý kiến toàn bộ nội dung Dự thảo Văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng hoặc theo từng phần, trong đó tập trung vào những vấn đề lớn, quan trọng, cụ thể.
Ngày 20/10, toàn bộ Dự thảo Văn kiện trình Đại hội lần thứ XIII của Đảng chính thức được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng để xin ý kiến Nhân dân. Trước đó, Ban Tuyên giáo Trung ương cũng đã ban hành Hướng dẫn số 151-HD/BTGTW về việc công bố, thảo luận, lấy ý kiến của Nhân dân vào Dự thảo các Văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, theo đó, thời gian lấy ý kiến Nhân dân từ ngày 20/10/2020 đến hết ngày 10/11/2020.
Về hình thức góp ý, theo Hướng dẫn 151, có thể góp ý kiến trực tiếp tại hội nghị lấy ý kiến Nhân dân, sinh hoạt thường kỳ của các tổ chức chính trị – xã hội, các hội thảo, tọa đàm khoa học; gửi thư góp ý kiến tới cấp ủy đảng các cấp và tới các cơ quan báo chí của Trung ương, của đảng bộ các địa phương, các ban, bộ, ngành, tổ chức chính trị – xã hội.
Việc lấy ý kiến Nhân dân nhằm tập hợp và phát huy trí tuệ, quyền làm chủ của Nhân dân trong việc hoạch định đường lối, chủ trương, quyết sách quan trọng của đất nước. |
Đối với Dự thảo Báo cáo chính trị tại Đại hội XIII của Đảng, nhân dân cho ý kiến về: Kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XII và diện mạo đất nước sau 35 năm đổi mới; Tầm nhìn và định hướng phát triển: Quan điểm chỉ đạo; mục tiêu phát triển tổng quát; các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021 – 2025; 12 định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 – 2030; Định hướng nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế; giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ; văn hóa, xã hội, con người; quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Ngoài ra, nhân dân cho ý kiến về định hướng nhiệm vụ, giải pháp tăng cường quốc phòng, an ninh, đối ngoại; nhiệm vụ, giải pháp tăng cường đại đoàn kết toàn dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của Nhân dân, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; nhiệm vụ, giải pháp xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng; Về 6 nhiệm vụ trọng tâm, 3 đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng.
Đối với Dự thảo Báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2011 – 2020, xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021 – 2030, nhân dân tập trung thảo luận và đóng góp xem đã đúng, phù hợp, sát thực tế các vấn đề:
– Đánh giá bối cảnh trước và sau Đại hội XI (2011);
– Những nhận định, đánh giá về kết quả đạt được, hạn chế, yếu kém và nguyên nhân trong thực hiện Chiến lược.
– Dự báo bối cảnh quốc tế, khu vực, cơ hội, thách thức và tác động đến phát triển kinh tế – xã hội nước ta trong thời gian tới.
– Nội dung nào cần nhấn mạnh, bổ sung thêm.
– Quan điểm của Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội nước ta trong thời gian tới.
– Lựa chọn phương án nào trong Mục tiêu phát triển, Mục tiêu tổng quát đã bảo đảm tính bao quát và khả thi?
– Việc xác định xây dựng nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại có phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển của thời đại trong thời gian tới?
– Các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế, xã hội, môi trường….
Ba đột phá chiến lược nêu trong dự thảo Báo cáo đã phản ánh những trọng tâm, trọng điểm cần thực hiện trong 10 năm tới chưa, nhất là những nội hàm được bổ sung vào ba đột phá, như: phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ và đổi mới sáng tạo; khơi dậy khát vọng, lòng tự hào dân tộc và phát huy giá trị văn hóa, con người Việt Nam.
Những nhiệm vụ, giải pháp về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; nhiệm vụ, giải pháp, cơ chế, chính sách về văn hóa, xã hội; Những vấn đề nổi cộm về thực trạng và phương hướng xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn; những biện pháp để nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Những nhiệm vụ, giải pháp về bảo vệ môi trường, giảm ô nhiễm nguồn nước, không khí, ứng phó với biến đổi khí hậu; Những vấn đề gì đang nổi lên tại nông thôn, đô thị; Những nhiệm vụ, giải pháp về đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước…; Nhiệm vụ, giải pháp về kết hợp phát triển kinh tế – xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh và công tác đối ngoại; Về trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội các cấp trong chỉ đạo, triển khai thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021 – 2030.
Đối với Dự thảo Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2016 – 2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021 – 2025, các ý kiến tập trung thảo luận, cho ý kiến vào các vấn đề sau: Đánh giá bối cảnh trước và sau Đại hội XII (2016); Những nhận định, đánh giá về kết quả đạt được, hạn chế, yếu kém và nguyên nhân trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2016 – 2020? Bối cảnh quốc tế, khu vực và cơ hội, thách thức tác động đến phát triển kinh tế – xã hội nước ta 5 năm tới; Mục tiêu tổng quát trong giai đoạn 2021 – 2025; Số lượng, nội dung các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế, xã hội, môi trường.
Các ý kiến góp ý vào nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu như: Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững trên cơ sở giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô; Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; phát triển nền kinh tế số; Phát triển các vùng và khu kinh tế; Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị; Tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư của nền kinh tế; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng và phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ; Phát huy giá trị văn hóa, con người Việt Nam và sức mạnh toàn dân tộc.
Đối với Dự thảo Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2016 – 2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021 – 2025, các ý kiến tập trung thảo luận, cho ý kiến vào các vấn đề sau: Đánh giá bối cảnh trước và sau Đại hội XII (2016); Những nhận định, đánh giá về kết quả đạt được, hạn chế, yếu kém và nguyên nhân trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2016 – 2020? Bối cảnh quốc tế, khu vực và cơ hội, thách thức tác động đến phát triển kinh tế – xã hội nước ta 5 năm tới; Mục tiêu tổng quát trong giai đoạn 2021 – 2025; Số lượng, nội dung các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế, xã hội, môi trường.
Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai; Phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và năng lực kiến tạo phát triển; Củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ và giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội…
Đối với Dự thảo Báo cáo Tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng nhiệm kỳ Đại hội XII, các ý kiến tập trung thảo luận, cho ý kiến về: Đánh giá ưu điểm, thành tựu và hạn chế, khuyết điểm, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm đã nêu trong dự thảo Báo cáo, nhất là kết quả thực hiện 10 nhóm nhiệm vụ của công tác xây dựng Đảng; Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp nhiệm kỳ Đại hội XIII, nhất là 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp; ba nhiệm vụ trọng tâm và ba giải pháp đột phá.
Về thi hành Điều lệ Đảng, tập trung thảo luận, cho ý kiến về nhận định, đánh giá tổng quát; những hạn chế, vướng mắc, bất cập trong thi hành Điều lệ Đảng.