Chia sẻ kinh nghiệm phát triển kỹ năng bổ trợ thông qua hoạt động học tập thực hành tiếng cho giảng viên CTĐT CLC – Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội

Chia sẻ kinh nghiệm phát triển kỹ năng bổ trợ thông qua hoạt động học tập thực hành tiếng cho giảng viên CTĐT CLC

Ngày 04/12/2018, Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức buổi chia sẻ kinh nghiệm về Phát triển các kỹ năng bổ trợ thông qua các hoạt động học tập các môn thực hành tiếng cho các giảng viên tham gia giảng dạy các CTĐT CLC. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi chương trình bồi dưỡng và nâng cao kỹ năng giảng dạy cho giảng viên các CTĐT CLC theo Thông tư 23.

Tham dự có đại diện lãnh đạo Phòng Đào tạo; các giảng viên tham gia bồi dưỡng và 25 giảng viên giảng dạy các CTĐT CLC theo TT23 ở Khoa NN&VH Nhật Bản, Khoa NN&VH Trung Quốc và Khoa NN&VH Hàn Quốc.

Chia sẻ kinh nghiệm kiểm tra đánh giá kỹ năng bổ trợ CTĐT CLC tại Khoa Sư phạm tiếng Anh

Trong một ngày, các giảng viên đã được tìm hiểu về phương pháp kiểm tra đánh giá kỹ năng bổ trợ để biết cách xác định cách thức kiểm tra đánh giá các kỹ năng bổ trợ thông qua các hoạt động và bài tập lớn của môn học. Phát triển kỹ năng bổ trợ thông qua các hoạt động học tập môn Đọc cũng là một nội dung nằm trong chương trình tập huấn. Cách tiếp cận xây dựng chương trình CLC, xây dựng chương trình Đọc tích hợp kỹ năng bổ trợ, kiểm tra đánh giá các kỹ năng bổ trợ đã được giới thiệu đến các thầy cô với phần thực hành nhóm sinh động.

Trong phần tập huấn về phát triển kỹ năng bổ trợ thông qua các hoạt động học tập môn Nói, các giảng viên được tiếp cận kiến thức tổng quan các hoạt động làm nên bản sắc CLC và tìm hiểu về hai hoạt động học tập điển hình và các kỹ năng bổ trợ được tích hợp. Qua đó, các thầy cô có thể xây dựng tổng quan về các hoạt động học tập môn Nói của CLC, miêu tả được cách thức tích hợp kỹ năng bổ trợ vào hoạt động học tập cụ thể, xác định được cách thức đánh giá việc áp dụng và cải thiện kỹ năng bổ trợ của người học.

Nội dung cuối cùng của chương trình tập huấn là thực hành áp dụng mô hình phát triển kỹ năng bổ trợ thông qua các hoạt động học tập môn Nói. Các giảng viên được chia nhóm để thảo luận và trình bày kết quả.

Khép lại buổi tập huấn, các thầy cô đánh giá chương trình đã được thiết kế đa dạng về hình thức (chia sẻ kinh nghiệm, thực hành theo nhóm, hỏi đáp), đa dạng về nội dung, đáp ứng được nhu cầu nâng cao kỹ năng của các giảng viên.

ULIS Media