Xây dựng mạng lưới kết nối giữa các thầy cô giáo và chuyên gia huấn luyện thực hành thực tế tại các doanh nghiệp
Ngày 16/06/2022, Hội nghị kết nối “Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp trong trường đại học” với chủ đề về xây dựng mạng lưới kết nối giữa học viên (cán bộ Nhà trường), chuyên gia huấn luyện và các doanh nghiệp start-up, thực hành thực tế tại các vườn ươm khởi nghiệp và tại các doanh nghiệp đã diễn ra thành công tốt đẹp cùng với sự tham gia nhiệt tình của các thầy cô Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN.
Chương trình nằm trong khuôn khổ hoạt động thuộc nhiệm vụ “Nâng cao năng lực chuyên sâu cho một số đối tượng trong hệ sinh thái” do Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội chủ trì thực hiện thuộc Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” (Đề án 844).
Mục tiêu của hoạt động kết nối nhằm cung cấp cho học viên – những người sẽ trở thành huấn luyện viên/ cố vấn viên tương lai – những trải nghiệm và kinh nghiệm thực tế trong quá trình huấn luyện và tham gia giải quyết vấn đề tại doanh nghiệp từ đó phát triển và dần hoàn thiện kĩ năng huấn luyện của mình.
Hội thảo diễn ra từ 7h30 đến 17h30 chiều tại tập đoàn Avi Group ở Hòa Lạc.
Tham gia Hội nghị lần này có PGS.TS. Hà Lê Kim Anh – Phó Hiệu trưởng Nhà trường và các chuyên gia quốc tế Everhart Aaron James – Chuyên gia Thinkzone, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Hatch Venture, chuyên gia Ben Mandjak, Trưởng Văn phòng đại diện của CETA Consuting, các lãnh đạo, Mentor của Tập đoàn Avigroup cùng các cán bộ Trung tâm Đổi mới Sáng tạo, cán bộ giảng dạy của Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN.
Hội nghị lần này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm cũng như bí quyết truyền cảm hứng – kết nối giữa Sinh viên và Giảng viên, mà còn là cơ hội để các thầy cô nâng cao được năng lực tổ chức, thực hành kĩ năng ĐMST, làm việc đồng đội và xử lý vấn đề cho Sinh viên trong quá trình làm mentor, cũng như nhiều hoạt động bổ ích khác.
Tại hội nghị, ông Everhart Aaron James – Chuyên gia Thinkzone đã chia sẻ về kinh nghiệm hợp tác giữa trường ĐH và các tổ chức, doanh nghiệp về ĐMSTKN. Với chủ đề “Improving the startup ecosystem by strengthening relationships between universities and businesses to create a mentoring and coaching network”, ông đã đưa ra những định hướng về phương pháp, cách làm việc hiệu quả giữa mentor doanh nghiệp với các nhóm giảng viên, sinh viên. Dựa trên góc nhìn doanh nghiệp và với có nhiều năm kinh nghiệm làm tư vấn các dự án, ông Ben Mandjak cũng chia sẻ về các kĩ năng cần thiết trong cách làm việc và trải nghiệm của bản thân trong bài trình bày về “Important Mentoring and Coaching skill when working with students’ startup projects at tertiary level”.
Trong không khí làm việc sôi nổi, các chuyên gia đổi mới sáng tạo cùng nhiều Mentor khác đã dẫn dắt các nhóm giảng viên thực hành kĩ năng, ứng dụng phần tư vấn của chuyên gia quốc tế cùng các doanh nghiệp.
Hội nghị kết thúc đánh dấu sự hợp tác thành công giữa trường Đại học và Doanh nghiệp trong việc phối hợp triển khai, phối hợp tư vấn kĩ năng Mentor và nội dung đổi mới sáng tạo với các giảng viên và sinh viên.
Một số hình ảnh khác: