Thông báo về Hội thảo quốc tế “Điền dã Ngôn ngữ học: Phương pháp và lý thuyết” – Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội

Thông báo về Hội thảo quốc tế “Điền dã Ngôn ngữ học: Phương pháp và lý thuyết”

Với mục tiêu thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học phục vụ giảng dạy, đào tạo và phục vụ cộng đồng, Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội rất vinh dự được tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề “Điền dã Ngôn ngữ học: Phương pháp và lý thuyết” nhằm trao đổi, thảo luận về lý thuyết và phương pháp nghiên cứu điền dã trong lĩnh vực Ngôn ngữ học và Ngôn ngữ học xã hội. Đồng thời, hội thảo cũng là nơi trao đổi học thuật, gợi mở những hướng nghiên cứu mới về Ngôn ngữ học trong bối cảnh hiện nay, gắn kết giữa các học giả, nhà nghiên cứu, giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên, sinh viên các trường đại học trong và ngoài nước quan tâm đến các phương pháp và lý thuyết điền dã Ngôn ngữ học. Hội thảo nằm trong khuôn khổ Hội thảo quốc gia “Nghiên cứu và giảng dạy ngoại ngữ, ngôn ngữ và quốc tế học UNC2025”.

  1. Thời gian: 14:00 đến 18:00, thứ Sáu, ngày 27/9/2024
  2. Địa điểm: Hội trường Vũ Đình Liên, Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN
  3. Hình thức tổ chức: Trực tiếp và trực tuyến qua Zoom metting (ID Zoom: 986 8138 4339, Password: htqt2709)
  4. Ngôn ngữ: Tiếng Anh – Việt – Pháp (dịch song song)
  5. Link đăng ký tham dự: https://bit.ly/htqtdiendangonnguhoc279
  6. Nội dung, chương trình
Thời gian Nội dung Chương trình Đơn vị/ cá nhân thực hiện
14h00-14h10 Đón tiếp đại biểu và khai mạc Diễn văn khai mạc của đại diện Ban Giám hiệu Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN  

PGS. TS Lâm Quang Đông

14h10-14h40 Báo cáo phiên toàn thể Cách tiếp cận Ngôn ngữ học xã hội dân tộc theo tư duy phức hợp GS. Philippe Blanchet
14h40 – 14h50 Thảo luận
14h50 – 15h00 Nghi giải lao và chia về 2 tiểu ban song song
Tiểu ban 1:

ID Zoom: 986 8138 4339

Password: htqt2709

Tiểu ban 2:

ID Zoom: 976 8069 5322

Password: htqt2709

 

15h00-15h30

 

Báo cáo 1:

Điền dã ngôn ngữ học: một số vấn đề trong thực tiễn điền dã tiếng Việt và các ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam

GS. Nguyễn Văn Khang

Trường ĐH Phenikaa

Mở rộng giới hạn ngành: tại sao khoa học ngôn ngữ muốn phát triển phải cần phương pháp thu thập dữ liệu đa dạng để nghiên cứu sự đa dạng

GS. Balthasar Bickel

Trường ĐH Zurich, Thụy Sĩ

15h30-16h00 Báo cáo 2: Tiếp cận so sánh với Thụ đắc ngôn ngữ thứ nhất: ghi âm ghi hình cả ngày theo hình thức cắt ngang

GS. Sabine Stoll

Trường ĐH Zurich, Thụy Sĩ

Phân bố phương tiện phân tách từ vựng bởi các lớp danh từ theo khu vực và phả hệ

GS. John Mansfield

Trường ĐH Zurich, Thụy Sĩ

16h00-16h30 Báo cáo 3: Ai có tiếng nói? Cách tiếp cận đối với việc lựa chọn người tham gia, tư vấn và cộng tác

TS. Dagmar Jung

Trường ĐH Zurich, Thụy Sĩ

Thực nghiệm xuyên ngôn: tạo lập phòng thí nghiệm tạm thời

TS. Sandrien van Ommen

Trường ĐH Zurich, Thụy Sĩ

16h30-17h00 Báo cáo 4 Phương pháp điền dã và vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ngôn ngữ ở miền Bắc Việt Nam

NCS. Elise Miranda Dickerman

Trường ĐH Zurich, Thụy Sĩ

Giảm thiểu nhiễu biến trong điền dã xuyên văn hóa: Điều chỉnh khung thực nghiệm trong tâm lý học phát triển

NCS. Natalia Mozorova

Trường ĐH Zurich, Thụy Sĩ

17h00-18h00 Thảo luận Thảo luận
18h00 Bế mạc
  1. Thành phần tham dự: Giảng viên giảng dạy các môn chuyên ngành về ngôn ngữ, văn hóa, phương pháp giảng dạy & quốc tế học các khoa đào tạo và bộ môn; học viên Khoa Sau đại học, Nghiên cứu sinh và cán bộ quan tâm.

Trân trọng./.