Thông báo về Hội thảo “Cục diện thế giới đầu thế kỷ 21 và tác động đến Việt Nam”
THÔNG BÁO
V/v tổ chức Hội thảo “Cục diện thế giới đầu thế kỷ 21 và tác động đến Việt Nam” thuộc chuỗi hội thảo UNiC2025, chào mừng Đại hội Đảng Bộ lần thứ 20 và kỷ niệm 70 năm truyền thống Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN
Trong không khí hân hoan, chào mừng Đại hội Đảng Bộ lần thứ 20, và kỷ niệm 70 năm thành lập Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội; Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN, trân trọng thông báo về việc tổ chức Hội thảo “Cục diện thế giới đầu thế kỷ 21 và tác động đến Việt Nam”, trong khuôn khổ Hội thảo quốc gia Nghiên cứu và giảng dạy ngoại ngữ, ngôn ngữ và quốc tế học (UNiC 2025). Hội thảo tạo diễn đàn chia sẻ, làm rõ tình hình thế giới đầu thế kỷ 21, những vấn đề nảy sinh, thách thức và triển vọng với Việt Nam, góp phần đẩy mạnh nghiên cứu về quốc tế học và xây dựng chương trình các môn học về quan hệ quốc tế tại Trường.
Ban tổ chức xin trân trọng thông báo và kính mời các nhà nghiên cứu, giảng viên, học viên, sinh viên trong trường và các cá nhân quan tâm tham dự.
- Thời gian: 8:00-11:30, thứ Tư, ngày 09/10/2024
- Địa điểm: Hội trường Homies A2, tầng 5 nhà A2,
Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN, số 2, Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội.
Zoom ID: 953 4149 6924 Pass: unc25
- Chương trình Hội thảo:
Thời gian | Hoạt động/Tham luận | Diễn giả/Người thực hiện |
8:00-8:30 | Đón tiếp đại biểu | |
8:30-8:40 | Khai mạc | PGS. TS. Lâm Quang Đông,
Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN |
8:40-9:20 | Báo cáo đề dẫn và thảo luận: Cục diện thế giới đầu thế kỷ 21 và tác động đến Việt Nam | PGS. TS. Dương Văn Huy, Giám đốc TT. Nghiên cứu các nước Đông Nam Á Hải đảo, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á |
9:20-9:50 | Tham luận và thảo luận: Chiến lược
Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở của Nhật Bản và tác động đến Việt Nam |
TS. Phan Cao Nhật Anh,
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam |
9:50-10:10 | Giải lao & Posters
1. Chiến lược tối ưu hóa lợi ích từ toàn cầu hóa cho các nền kinh tế đang phát triển 2. Toàn cầu hóa và khoảng cách giàu-nghèo giữa các quốc gia 3. Xu hướng dạy và học ngoại ngữ đa ngành và liên ngành tại các trường đại học tại Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa |
1. Th.S. Nguyễn Lê Trung, Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN 2. Th.S. Nguyễn Thị Vân Anh, Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN 3. Th.S. Phạm Thu Hà, Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN |
10:10 -10:35 | Tham luận và thảo luận: Tập hợp
lực lượng của Mỹ và Trung Quốc tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương giai đoạn hiện nay |
TS. Trần Thị Hải Yến,
Viện Kinh tế và Chính trị thế giới |
10:35 -10:50 | Tham luận và thảo luận: Vai trò của Trung Quốc đối với an ninh toàn cầu | TS. Trần Thu Minh,
Trường Đại học Ngoại thương |
10:50-11:25 | Tham luận và thảo luận: China-India Competition in the Indian Ocean
in the 21st Century: Curent Status and Challenges |
NCS. Trần Mỹ Hải Lộc,
Trường Đại học Tin học – Ngoại ngữ, Tp. Hồ Chí Minh (trình bày trực tuyến) |
11:25-11:30 | Bế mạc | TS. Chu Thanh Vân,
Trưởng COP. Quốc tế học, Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN |
Ban tổ chức Hội thảo trân trọng thông báo và mong nhận được sự hưởng ứng tham gia của các đơn vị và các cá nhân quan tâm.