Thông báo lịch họp Hội đồng đánh giá luận án cấp Đại học Quốc gia Hà Nội của nghiên cứu sinh Phạm Thúy Hồng – Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội

Thông báo lịch họp Hội đồng đánh giá luận án cấp Đại học Quốc gia Hà Nội của nghiên cứu sinh Phạm Thúy Hồng

Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN xin trân trọng thông báo lịch họp Hội đồng đánh giá luận án cấp Đại học Quốc gia Hà Nội của nghiên cứu sinh Phạm Thúy Hồng

Tên đề tài luận án:

汉、越情感心理词语对比研究

Nghiên cứu đối chiếu nhóm từ tâm lý tình cảm trong tiếng Hán và tiếng Việt

Thời gian: 14 giờ 00 phút, thứ 4 ngày 16 tháng 5 năm 2018
Địa điểm: P.101 – A3, Trường ĐH Ngoại ngữ-ĐHQGHN

THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Phạm Thúy Hồng 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 13/2/1980 4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 2019/QĐ-ĐHNN ngày 31/12/2014
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận án:

汉、越情感心理词语对比研究

Nghiên cứu đối chiếu nhóm từ tâm lý tình cảm trong tiếng Hán và tiếng Việt
8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ Trung Quốc
9. Mã số: 9220204.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Văn Khang
11. Tóm tắt các kết quả của luận án:
Luận án nhằm nghiên cứu đối chiếu, chỉ ra các điểm khác biệt và tương đồng về cấu tạo, khả năng kết hợp từ và mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ trong nhóm từ tâm lý tình cảm của tiếng Hán và tiếng Việt trên bình diện kết cấu và ngữ nghĩa. Nghiên cứu đã rút ra một số các kết luận quan trọng sau:
Về cấu tạo, các từ tâm lý tình cảm trong tiếng Hán và tiếng Việt chủ yếu do một số ngữ tố biểu thị tâm lý tình cảm kết hợp với ngữ tố khác tạo nên. Nhóm từ biểu thị tình cảm “yêu” , “ghét”, “vui”, “buồn” của tiếng Hán có tám phương thức cấu thành. Dựa theo cách phân chia cấu tạo từ của tiếng Hán thì từ tâm lý tình cảm tiếng Việt có bảy phương thức tổ hợp. Về khả năng kết hợp từ, nhóm từ tâm lý tình cảm của tiếng Hán và tiếng Việt đều có thể kết hợp với phó từ phủ định, phó từ chỉ mức độ, bổ ngữ chỉ mức độ, tân ngữ… Khi kết hợp với phó từ phủ định, đối với các tình cảm đã xảy ra, tiếng Hán có thể đơn độc dùng “没” phủ định, tiếng Việt thường dùng “không” ; phó từ phủ định “chưa” không thể đơn độc sử dụng. Khi kết hợp với tân ngữ chỉ nguyên nhân, tân ngữ có thể đứng trực tiếp sau từ tâm lý tình cảm tiếng Hán. Trong tiếng Việt, giữa từ tâm lý tình cảm và cụm từ chỉ nguyên nhân thường phải sử dụng các từ nối như “vì” , lúc này ngữ pháp tiếng Việt coi loại câu này là câu phức. Từ tâm lý tình cảm trong tiếng Việt có thể kết hợp trực tiếp với cụm bổ ngữ chỉ mức độ. Trong tiếng Hán, giữa cụm từ bổ ngữ và từ tâm lý tình cảm phải dùng trợ từ kết cấu “得”.
Trên bình diện quan hệ nghĩa, mối quan hệ chủ yếu giữa các từ tâm lý tình cảm trong tiếng Hán là quan hệ thêm nghĩa (nghĩa của hai ngữ tố hợp nên nghĩa của từ) , đứng thứ hai là quan hệ bổ sung nghĩa (nghĩa của từ dựa trên nghĩa của từ trung tâm kết hợp với ngữ tố biểu thị bổ sung, tu sức cho nghĩa từ trung tâm, tạo nên nghĩa của từ mới). Với tiếng Việt tình hình hoàn toàn ngược lại, mối quan hệ chủ đạo là quan hệ bổ sung nghĩa, đứng thứ hai là quan hệ thêm nghĩa.
Trong quá trình thống kê, chúng tôi nhận thấy một lượng lớn các ngữ tố biểu thị cảm giác như xúc giác, vị giác, vv… kết hợp với ngữ tố chỉ bộ phận cơ thể người tạo nên từ biểu thị tâm lý tình cảm. Sự lựa chọn ngữ tố biểu thị bộ phận cơ thể người vừa có sự tương đồng vừa có sự khác biệt giữa hai thứ tiếng. Điều này do sự cảm nhận về các rung động tình cảm và do văn hóa tri nhận của người dân hai nước tạo nên.

Xét về tổng thể, nhóm từ tâm lý tình cảm trong tiếng Hán và tiếng Việt là tương đồng nhiều, khác biệt ít.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn
– Kết quả nghiên cứu cung cấp cơ sở lý luận cho các nghiên cứu liên quan đến nhóm từ
tâm lý tình cảm.
– Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được ứng dụng trong quá trình nghiên cứu,
giảng dạy và vận dụng tiếng Hán:
+ Nghiên cứu đã cung cấp một hệ thống tương đối đầy đủ về cấu tạo, khả năng kết hợp
từ và quan hệ ngữ nghĩa của các từ tâm lý tình cảm trong tiếng Hán và tiếng Việt. Các
nhận xét và kết luận rút ra cung cấp cho người học tập, nghiên cứu và giảng dạy tiếng
Hán nguồn ngữ liệu và tài liệu tham khảo hữu ích, giúp người người dạy và học ngoại
ngữ vận dụng hiệu quả nhóm từ này trong giao tiếp, dịch thuật.
+ Các mạng lưới ngữ nghĩa mà luận án thiết lập nên còn cung cấp cho quá trình biên
soạn từ điển, ứng dụng dịch máy… một ngữ liệu tham khảo quan trọng.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
– Nghiên cứu các nhóm từ tâm lý tình cảm còn lại (tức giận, sợ hãi…).
– Nghiên cứu đối chiếu cách chuyển dịch các từ tâm lý tình cảm từ tiếng Hán sang
tiếng Việt và ngược lại.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
1. Phạm Thúy Hồng (2015), “Các từ mượn Hán trong trường từ vựng – ngữ
nghĩa tâm lý tình cảm của tiếng Việt”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia
ISBN, Giảng dạy và nghiên cứu tiếng Trung Quốc tại Việt Nam: Thực trạng và
hướng phát triển, p. 189- 193, Đại học ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội,
ISBN 978-604- 62-4007- 5, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Phạm Thúy Hồng (2015), “Bộ tâm (心) và từ ngữ chỉ tâm lí tình cảm có bộ
tâm trong tiếng Hán”, Tạp chí Ngôn ngữ & đời sống, số 10 (240), p. 110- 114,
ISSN 0868- 3409, NXB Chính trị Quốc gia.
3. Phạm Thúy Hồng (2016), “Điểm lại những nghiên cứu về nhóm từ tâm lý
tình cảm trong tiếng Hán và tiếng Việt”, Tạp chí Khoa học ngoại ngữ, số 49,
2016, p. 37- 43, ISSN 1859- 2503, Trường Đại học Hà Nội.

Trân trọng kính mời thầy cô, các anh chị nghiên cứu sinh, học viên và những ai quan tâm đến dự!

DOCTORAL DISSERTATION INFORMATION

1. Full name: Phạm Thúy Hồng 2. Sex: Female
3. Date of birth: 13/02/1980 4. Place of birth: Hanoi
5. Admission decision number: 2019/QĐ-ĐHNN dated 31/12/2014
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title:
Researching and comparing the group of emotional words in Chinese and Vietnamese
8. Major: Chinese linguistic
9. Code: 62220204
10. Supervisor: Prof.Dr. Nguyen Van Khang
11. Summary of the new findings of the thesis:
The thesis is intended to research, compare, indicate differences and similarities
with respect to structure, capacity of word combination and semantic relation between
words in the group of emotional words in Chinese and Vietnamese in the aspect of
structure and semantics. The research has learnt about several important conclusions as
follows:

For the structure, emotional words in Chinese and Vietnamese are mainly
formed by some emotional semantemes in combination with other semantemes. The
group of emotional words “love”, “hate”, “happy”, “sad” in Chinese has eight
constitution methods. Based on the separation of word structure in Chinese, there are
seven combination method for emotional words.
For the capacity of word structure, the group of emotional words in Chinese and
Vietnamese is able to combine with negative adverds, grade adverds, grade adjuncts,
objects…When it is combined with negative adverds, for occurred emotions, it is
possible to use “没” negative alone in Chinese, meanwhile, it is impossible to only
use “no”, “not yet” in Vietnamese. When it is in combination with causal objects, it is
likely for objects to directly stand behind emotional words in Chinese. In Vietnamese,
between emotional words and causal phrase, it is usually used connective words such
as “because ”. Emotional words in Vietnamese can be directly associated with grade
adjunct phrase. In Chinese, it shall be used structural particle “得” between adjunct
phrase and emotional words.
In the aspect of meaning relation, the major relation between emotional words
in Chinese is the meaing addition relation (the meaning of two semantemes constitutes
word’s meaning), the second is the meaning supplementation relation (word’s meaning
is based on the meaning of the central word in association with supplementation-
expressed semanteme, decorating the meaning of the central word, constituting the
meaning of new word). For Vietnamese, on the contrary, the key relation is the
meaning supplementation relation, the second is the meaning addition relation.
In the process of statistics, it is found that a great amount of sensational semantemes
such as tough, taste…in combination with semantemes expressing the parts of the
body constitute emotional word. The selection to semantemes expressing the parts of
the body has both the similarity and the difference between two languages. This is to
rely on the feeling of emotional vibrations and cognitive culture of the people in two
countries established.
In general, the group of emotional words in Chinese and Vietnamese has a lot
of similarities, few differences.
12. Practical applicability:
The research results provide the rationale to emotional words-related
researches.
It is applicable for the research results of the thesis in the Chinese research, teaching
and application:
The research has provided a relatively sufficient system on structure, capacity
of word combination and semantic relation between words in the group of emotional
words in Chinese and Vietnamese. Comments and conclusions learnt provide Chinese
learners, researchers and teachers with useful linguistic material and reference,
helping foreign language learners and teachers apply this group of words efficiently in
the communication, translation.
Semantic networks established in the thesis also provide dictionary compiling
process, machinery translation applications…with important reference on linguistics.
13. Suggestions research directions:
Researching remaining groups of emotional words (angry, frightened…).
Researching, comparing the transfer method to emotional words from Chinese
to Vietnamese and vice versa.
14. Thesis – related publications:
1. Pham Thuy Hong (2015), “Chinese borrowing words in emotional words –
semantics in Vietnamese”, ISBN National Summary Record of Scientific

Conference, Chinese Teaching and Research in Viet Nam: Actual situation and
development directions, p. 189- 193, University of Languages and International
Studies – Hanoi National University, ISBN 978-604- 62-4007- 5, Ha Noi
National University Press.
2. Pham Thuy Hong (2015), “The 心word and emotional vocabulary in
Chinese”, “Language & Life” Journal, No. 10 (240), ISSN 0868- 3409,
National Publitical Publishing House.
3. Pham Thuy Hong (2016), “Review the study of the group of emotional words
in Chinese and Vietnamese”, Journal of foreign language studies, No.49, p. 37-
43, ISSN 1859- 2503, Hanoi University.

Hanoi, 5 th April 2018