Thông báo Lịch họp Hội đồng đánh giá luận án cấp Đại học Quốc gia của nghiên cứu sinh Đỗ Thị Thúy Hà (QH2015)
Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN xin trân trọng thông báo Lịch họp Hội đồng đánh giá luận án cấp Đại học Quốc gia của nghiên cứu sinh Đỗ Thị Thúy Hà chuyên ngành Lí luận và phương pháp giảng dạy bộ môn tiếng Trung Quốc khóa QH2015, cụ thể như sau:
Tên đề tài luận án: 越南汉语学习者表目的语句习得及其教学研究
Nghiên cứu quá trình thụ đắc và phương pháp giảng dạy câu biểu thị mục đích trong tiếng Hán đối với sinh viên chuyên ngữ Việt Nam
Thời gian: 14 giờ 00 phút, thứ 6 ngày 06 tháng 9 năm 2019
Địa điểm: P.101 – A3, Trường ĐHNN-ĐHQGHN
Thông tin về luận án tiến sĩ
- Họ và tên nghiên cứu sinh: Đỗ Thị Thúy Hà Giới tính: Nữ
- Ngày sinh: 24/ 7/ 1979 4. Nơi sinh: Thái Nguyên
- Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 2024/QĐ-ĐHNN ngày 16/12/2015
- Các thay đổi trong quá trình đào tạo: chỉnh sửa tên đề tài theo Quyết định số 273/QĐ-ĐHNN ngày 10/ 01/ 2019
- Tên đề tài luận án:
Trước khi chỉnh sửa:
越南汉语学习者表目的语句习得及其教学研究
Nghiên cứu quá trình thụ đắc câu biểu thị mục đích tiếng Hán của sinh viên chuyên ngữ Việt Nam và vấn đề dạy học
Tên luận án chính thức sau chỉnh sửa:
越南汉语学习者表目的语句习得及其教学研究
Nghiên cứu quá trình thụ đắc và phương pháp giảng dạy câu biểu thị mục đích trong tiếng Hán đối với sinh viên chuyên ngữ Việt Nam
- Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp giảng dạy bộ môn tiếng Trung Quốc
- Mã số: 9214234.01
- Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Cầm Tú Tài
- Tóm tắt các kết quả của luận án:
Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã rút ra một số các kết luận chính như sau:
Trong tiếng Hán có rất nhiều từ ngữ biểu thị quan hệ mục đích như: “为了”, “为”,“以”,“以便”,“好”,“免得”, “以免”,“旨在”,“为的是”,“是为了”… và câu biểu thị mục đích là loại câu có tần suất sử dụng khá cao kể cả trong văn phong nói và viết, đồng thời cũng là loại câu không kém phần phức tạp bởi tính đa dạng về ngữ nghĩa, cấu trúc của nó. Bên cạnh đó, do sự giao thoa của ngôn ngữ, người Việt Nam khi tiếp thu và sử dụng cấu trúc ngôn ngữ này sẽ gặp trở ngại là điều không thể tránh khỏi. Điều đó cũng có nghĩa là lỗi sẽ xuất hiện trong quá trình sử dụng.
Để hoàn thành nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu khảo sát và bài thi phần kỹ năng viết luận của sinh viên năm thứ hai, năm thứ ba, năm thứ tư chuyên ngành tiếng Trung Quốc tại hai trường đại học, đó là Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội và Khoa Ngoại ngữ – Đại học Thái Nguyên. Kết quả cho thấy, lỗi sử dụng câu biểu thị mục đích chủ yếu là nhầm lẫn giữa các từ ngữ chỉ mục đích, vị trí của chúng trong câu và lỗi về mặt ngữ dụng học mà nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng tiêu cực của tiếng mẹ đẻ và độ khó của điểm ngôn ngữ này.
Đây là nghiên cứu về quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai, kết quả khảo sát thực tế cho thấy, sinh viên từ chỗ mắc lỗi nhiều và sử dụng từ ngữ biểu thị mục đích một cách thiếu cơ sở lí luận đến chỗ mắc lỗi ít và sử dụng một cách có ý thức (có cơ sở lí luận).
Ngoài ra, luận án cũng dựa trên cơ sở khảo sát giáo trình, phân tích kết quả khảo sát đối với giáo viên về phương pháp giảng dạy để tiến hành phân tích, đánh giá, đưa ra một số kiến nghị về dạy và học nhằm đem lại những giờ học hiệu quả nhất.
- Khả năng ứng dụng trong thực tiễn
– Phân tích lỗi là một trong những nội dung quan trọng của việc nghiên cứu quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai, phân tích lỗi một cách chặt chẽ sẽ giúp cho người học ngày càng tiếp cận sâu với ngôn ngữ đích, cũng có nghĩa là có lợi cho việc dạy học. Kết quả nghiên cứu góp phần cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho vấn đề thụ đắc ngôn ngữ, trước hết là các từ ngữ biểu thị mục đích trong tiếng Hán hiện đại.
– Kết quả nghiên cứu của luận án có thể ứng dụng vào quá trình nghiên cứu, giảng dạy tiếng Hán mà trước hết là các từ ngữ biểu thị mục đích.
- Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Nghiên cứu lỗi và quá trình thụ đắc các điểm ngôn ngữ khác, bao gồm từ vựng và ngữ pháp trong tiếng Hán của sinh viên Việt Nam.
- Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
(1) Đỗ Thị Thúy Hà (2016), Nghiên cứu lỗi sai trong quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai và sách lược dạy học, lấy một số từ biểu thị mục đích trong tiếng Hán làm ví dụ, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế Nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ học – Những vấn đề lý luận và thực tiễn. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội (ISBN: 978-604-62-6689-1), tr71- tr77.
(2) Đỗ Thị Thúy Hà, Nguyễn Thu Thủy, Phạm Minh Tâm (2016), Bàn về phương thức sửa lỗi trong quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai của sinh viên Việt Nam khi học tiếng Hán, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học quốc tế Nghiên cứu và giảng dạy tiếng Trung. NXB Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh (ISBN: 978-604-947-782-9), tr327-tr323.
(3) Đỗ Thị Thúy Hà (2017), 越南太原大学汉语专业本科生表目的的语句的偏误分析及其教学策略, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia dành cho học viên cao học và nghiên cứu sinh lần thứ nhất. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội (ISBN: 978-604-62-9306-4) tr112-tr119.
(4) Đỗ Thị Thúy Hà (2018), 太原大学汉语专业本科生中介语表现及其教学策略 (以现代汉语表目的语句为例), Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế dành cho học viên cao học và nghiên cứu sinh năm 2018. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội (ISBN: 978-604-62-6097-4), tr135–tr141.
(5) Đỗ Thị Thúy Hà (2018), Bàn về hiện tượng chuyển di ngôn ngữ trong quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai thông qua cách sử dụng từ biểu thị mục đích “为了” trong tiếng Hán hiện đại, Tạp chí Khoa học và Công nghệ – Đại học Thái Nguyên, tập 188, số 12/3 (ISSN: 1859-2171), tr227-tr233.
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
- Full name: Do Thi Thuy Ha 2. Gender: Female
- Date of birth: 24/ 7/ 1979 4. Place of birth: Thai Nguyen
- The decision on admission of doctoral students No 2024/ QĐ-ĐHNN dated 16/12/2015
- Changes in the training process: The thesis title has been modified by the decision No 273/ QĐ-ĐHNN dated 10/ 01/ 2019
- Name of the thesis:
Thesis title before the change:
越南汉语学习者表目的语句习得及其教学研究
Research into the Acquisition Process of Chinese Sentences Expressing Purposes by Vietnamese Chinese-major Students and related Teaching Issues
Official thesis title after the change:
越南汉语学习者表目的语句习得及其教学研究
Research into the Acquisition Process and Teaching Methods of Chinese Sentences Expressing Purposes by Vietnamese Chinese-major Students
- Major: Theory and Methodology of Chinese Language Teaching
- Code: 9214234.01
- Supervisor: Assoc. Prof. Cam Tu Tai., PhD
- Summary of the results of the thesis:
Through the research process, we have drawn some of the main conclusions as follows:
In Chinese, there are many expressions of purpose relationship such as: “为了”, “为”,“以”,“以便”,“好”,“免得”, “以免”,“旨在”,“为的是”,“是为了”… And the sentences that indicate purposes are the high-frequency ones, widely used in both spoken and written language, and also of no less complexity because of its semantic diversity and structure. In addition, due to the interference of the language, Vietnamese learners inevitably face several obstacles in the acquisition and use of this language, which means they are likely to make mistakes in the application process.
In order to complete the study, we conducted a questionnaire survey on the second, third, and fourth-year students majoring in Chinese language at the University of Foreign Languages – Vietnam National University – Hanoi, School of Foreign Languages - Thai Nguyen University, and Department of Foreign Languages - Hai Phong University. Results reveal that the most common errors by students are confusions among different words that all indicate purpose, their position in the sentence, and the pragmatic misuse as the result of the negative influence of the mother tongue and the difficulty of this language point.
As a study of the acquisition of second language, the results of the field survey, on the other hand, indicates that students have progressed: at first, they made many mistakes and used words expressing purpose with the absence of rationale, and then fewer mistakes are made and they used the language consciously (with theoretical basis).
Furthermore, the findings of this thesis were figured out based on in-depth investigations into textbooks, analysis of teachers’ beliefs on adequate teaching methodology, and therefore recommendations for teachers and learners of Chinese to have possibly best and most effective lessons have been made.
- Applicability
– Error analysis is one of the most important aspects of studying the acquisition of the second language, and the thorough and rigorous fault analysis will help learners reach in greater depth with the target language, hence conducive to teaching the language. The research results contribute to the theoretical and practical basis for the acquisition of language, specifically the expressions of purpose in modern Chinese.
– The research results of the thesis can be applied in the process of studying and teaching Chinese, especially the words that express purpose.
- Subsequent research directions:
Study on student’s errors and acquisition of other linguistic aspects, including vocabulary and grammar in Chinese.
- Published works related to the dissertation:
(1) Do Thi Thuy Ha (2016), Study Errors in the Process of the Second Language Acquisition and Teaching Strategies (Taking Words Expressing Purposes in Chinese as Examples). Proceedings of the International Conference Linguistics Research and Training: Theoretical and Practical Issues, National University Press, Hanoi, Vietnam (ISBN: 978-604-62-6689-1), 71- 77.
(2) Do Thi Thuy Ha, Nguyen Thu Thuy, Pham Minh Tam (2016), Discuss Errors Correction Methods in the Acquisition Processing of Vietnamese Students Learning Chinese as the Second Language. Proceedings of National Scientific Conference on Researching and Teaching Chinese. HCMC University of Education Press, Ho Chi Minh City, Vietnam (ISBN: 978-604-947-782-9) 327- 323.
(3) Do Thi Thuy Ha (2017), An Analysis Errors in Using Sentences of Expressing Purpose of Chinese Majors Students in Thai Nguyen University and Teaching Strategies. Proceedings of the First Graduate Research Symposium (GRS 2017), National University Press, Hanoi, Vietnam (ISBN 978-604-62-9306-4), 112 – 119.
(4) Do Thi Thuy Ha (2018), Interlanguage of Students Majoring in Chinese at Thai Nguyen University and Teaching Strategy (Taking Words Expressing Purposes as Examples). 2018 International Graduate Research Symposium Proceedings “Linguistics – Foreign Language Education – Interdisciplinary Fields”, National University Press, Hanoi, Vietnam (ISBN: 978-604-62-6097-4), 135-141.
(5) Do Thi Thuy Ha, (2018), The phenomenon of language transfer in the acquisition of second language through the use of the word expressing purpose “为了” in modern Chinese, Journal of Science and Technology, Thai Nguyen University, Vol. 188, No. 12/3 (ISSN 1859-2171), 227-233.
Hanoi, July 9th, 2019
PhD Candidate
DO Thi Thuy Ha
Tóm tắt luận án bằng tiếng Việt, xin xem tại đây!
Tóm tắt luận án bằng tiếng Trung Quốc, xin xem tại đây!
Trân trọng kính mời thầy cô, các anh chị nghiên cứu sinh, học viên và những ai quan tâm đến dự!
Trân trọng!