Thông báo Lịch họp Hội đồng đánh giá luận án cấp Đại học Quốc gia của NCS Hà Thị Quỳnh Anh khóa QH2016 đợt 2 – Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội

Thông báo Lịch họp Hội đồng đánh giá luận án cấp Đại học Quốc gia của NCS Hà Thị Quỳnh Anh khóa QH2016 đợt 2

Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN xin trân trọng thông báo Lịch họp Hội đồng đánh giá luận án cấp Đại học Quốc gia của nghiên cứu sinh Hà Thị Quỳnh Anh chuyên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc khóa QH2016 đợt 2, cụ thể:

Tên đề tài: 汉语含词语的认知考察 与越南语相对应词语对比 NGHIÊN CỨU TỪ NGỮ CHỨA / SHUI TRONG TIẾNG HÁN TỪ GÓC ĐỘ TRI NHẬN (Có liên hệ với tiếng Việt)

Thời gian: 14h00 thứ Hai, ngày 15 tháng 6 năm 2020

Địa điểm: Phòng Bảo vệ Luận văn – Luận án, Tầng 1 Nhà A3, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội

Thông tin luận án bằng tiếng Việt và tiếng Anh, xin xem tại đây!

Tóm tắt luận án bằng tiếng Việt, xin xem tại đây!

Tóm tắt luận án bằng tiếng Trung Quốc, xin xem tại đây!

THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

  1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Hà Thị Quỳnh Anh
  2. Giới tính: Nữ
  3. Ngày sinh: 30/3/1985
  4. Nơi sinh: Hà Nội
  5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 2331/QĐ-ĐHNN ngày 23/12/2016
  6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
  7. Tên đề tài luận án: 汉语含词语的认知研究

                                       ——与越南语相对应词语对比

Nghiên cứu từ ngữ chứa / SHUI trong tiếng Hán từ góc độ tri nhận (có liên hệ với tiếng Việt)

  1. Chuyên ngành: Ngôn ngữ Trung Quốc
  2. Mã số: 9220204.01
  3. Cán bộ hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TS Cầm Tú Tài

  1. TS. Hoa Ngọc Sơn

11. Tóm tắt các kết quả của luận án:

         Qua nghiên cứu, chúng tôi đã rút ra một số các kết luận chính như sau:

         Thông qua khảo sát 2267 từ ngữ chứa yếu tố 水 (nước) trong tiếng Hán, bao gồm các từ ngữ có từ tố水 (nước) ở vị trí đầu, giữa và cuối, dựa trên các bình diện phạm trù hóa, tính tương đồng, lí thuyết ẩn dụ, chúng tôi tiến hành phân tích về đặc điểm của từ ngữ nguyên mẫu ngữ nghĩa, nghĩa tri nhận. Kết quả nghiên cứu chỉ ra, phương thức tri nhận của hai ngôn ngữ Hán và Việt chủ yếu được thực hiện thông qua phép ẩn dụ và hoán dụ. Hai phương thức này là cách mọi người tri nhận về thế giới khách quan, nghĩa là thông qua phép ẩn dụ và ẩn dụ để nhận ra những sự vật hoặc hiện tượng khác. Đồng thời, hai phương pháp nhận thức này cũng cho thấy rằng trong quá trình phân loại thế giới khách quan, việc mở rộng phạm trù chủ yếu dựa trên sự tương đồng giữa những nội dung so sánh và những mối tương quan giữa các miền ý niệm. Ý nghĩa thu được từ ẩn dụ và tri nhận cùng với ý nghĩa văn hóa của “nước” tạo thành phạm trù ngữ nghĩa của “水” và “nước”. Ý nghĩa tương tự của hai ngôn ngữ trong ẩn dụ nước bắt nguồn từ sự tương đồng trong cơ chế tri nhận. Tất cả chúng đều sử dụng “nước” làm miền nguồn. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi phát hiện ra các đặc điểm vật lý như môi trường tồn tại, dạng thức tồn tại, nhiệt độ, chức năng của nước đã làm cơ sở cho sự tư duy của cộng đồng ngôn ngữ Hán và Việt trong việc xây dựng mô hình tri nhận về một sự vật hoặc khái niệm khác ở miền đích, quá trình xây dựng tri nhận được thể hiện bằng phép ẩn dụ, tỏa tia và ánh xạ, và là sản phẩm của giai đoạn phát triển của nhận thức cao, mang tính trừu tượng. Quá trình xây dựng có nhiều khía cạnh và đa góc cạnh, do đó, phép ẩn dụ về nước cũng rất đa dạng. Các nghĩa ẩn dụ trong tiếng Hán và tiếng Việt có cả điểm tương đồng và khác biệt. Điều đó cho về mặt nhận thức, hai dân tộc có những sự giống nhau và khác nhau trong tư duy, trong tính nghiệm thân về thế giới khách quan và về đặc trưng văn hóa dân tộc.

  1. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Nghiên cứu này không chỉ đóng góp cho nghiên cứu tiếng Việt tại Trung Quốc, tiếng Trung tại Việt nam mà còn có thể đóng góp làm tường minh hơn các lý thuyết liên quan khác, và có thể đóng góp trong giảng dạy tiếng Trung như một ngôn ngữ thứ hai, và giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, biên soạn sách giáo khoa, và dịch thuật Hán-Việt.
  2. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu sâu hơn về ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc và Việt Nam tới các ý niệm của từ水 (nước).
  3. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

(1) Hà Thị Quỳnh Anh (2017), Tính biểu trưng của thành ngữ chứa yếu tố /SHUI trong tiếng Hán. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia dành cho Học viên cao học & Nghiên cứu sinh lần thứ nhất (ĐHQGHN), tr23 – tr30, năm 2017 (ISBN: 978-604-62-9306-4)

(2) Cầm Tú Tài – Vũ Phương Thảo & Hà Thị Quỳnh Anh (2018), 、越含水词语. Kỷ yếu Hội thảo 2018 International graduate research symposium proceedings (Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc – ĐHQGHN), tr243 – tr252, năm 2018 (ISBN: 978-604-625281-8)

(3) Cầm Tú Tài & Hà Thị Quỳnh Anh (2019) Đặc trưng văn hóa Trung Hoa: Góc nhìn qua từ ngữ chứa 水/SHUI. Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc (Viện nghiên cứu Trung Quốc, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam), tr61 – tr76, số 7 (215) 2019 (ISSN – 0868 3670).

Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2020

Nghiên cứu sinh

Hà Thị Quỳnh Anh

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

  1. Full name: Ha Thi Quynh Anh
  2. Gender: Female
  3. Date of birth: 30/03/1985
  4. Place of birth: Ha Noi
  5. Decision on admission of doctoral students No 2331/ QD-DHNN dated 23/12/2016
  6. Changes in the training process: None
  7. Name of thesis: 汉语含词语的认知考察

——与越南语相对应词语对比

Researching words containing / SHUI in Chinese from the perspective of perception (related to Vietnamese)

  1. Major: Chinese language
  2. Code: 9220204.01
  3. Supervisor: 1. Assoc. Prof. Cam Tu Tai, PhD
  4. Dr. Hoa Ngoc Son
  5. Summary of the results of the thesis:

Through the research process, we have drawn some of the main conclusions as follows:

Through a survey of 2267 words containing the element 水 (water) in Chinese, including words with the element 水 (water) in the beginning, middle and end position of a word, analyzing the characteristics of the word based on the aspect of the semantic prototype, perception, category, similarity, metaphorical concept. The research results show that these two perception modes of these two Chinese and Vietnamese languages ​​are mainly obtained through metaphors and metonymy. These two perceptions are the way people think about the objective world, that is, through metaphors and metaphors, to recognize other things or phenomena. At the same time, these two cognitive methods also show that in the process of classifying the objective world, the broadening of the range is mainly based on the similarities between metaphors and the correlations between metaphors. The meaning obtained from metaphor and perception together with the meaning of the substance “water” constitutes the semantic category of “water”. The same meaning of the two languages ​​in the “water” metaphor comes from the same cognitive mechanism. They all use “water” as their main body. In the process of perceiving everything, we discover physical characteristics such as appearance, temperature and other things of “water”. The similarity of characteristics, the similarity of thinking, cognitive construction of another object or concept, the process of cognitive construction expressed by metaphor, is the product of the development stage, high awareness. The construction process has many aspects and many angles, so the metaphor of Water is also very diverse. The metaphorical fields in Chinese and Vietnamese show that the two peoples have both similarities and differences in cognition, and the final cognitive difference is the difference in thinking.

  1. Practical applicability: This research contributes not only to the study of Vietnamese language in China and Chinese language in Vietnam, but also to other related theories, teaching Chinese as a second language, teaching Vietnamese abroad, writing textbooks, and translating Chinese-Vietnamese.
  2. Further research directions: Further research on the influence of Chinese and Vietnamese culture on the concepts of the word 水 (water).
  3. Published works related to the thesis:

(1) Ha Thi Quynh Anh (2017), Idioms symbolism contains / SHUI element in Chinese. Proceedings of the First National Science Conference for Graduate Students & Fellows (VNU), p23 –p 30, 2017(ISBN:978-604-62-9306-4)

(2) Cam Tu Tai – Vu Phuong Thao & Ha Thi Quynh Anh (2018), 、越 含水 词语 . Proceedings of the Workshop 2018 International graduate research symposium proceedings (Department of Chinese Language and Culture – VNU), p243 – p252, 2018 (ISBN: 978-604-625281-8).

(3) Cam Tu Tai – Hà Thị Quỳnh Anh (2019). Chinese cultural characteristics: A glance at words containing 水 / SHUI. Journal of Chinese Studies (Vietnam Academy of Social Sciences – China Research Institute), p61 – p76, No 7 (215) 2019 (ISSN – 0868 3670).

Hanoi, April 20, 2020

PhD Student

Ha Thi Quynh Anh

Trân trọng kính mời thầy cô, các anh chị nghiên cứu sinh, học viên và những ai quan tâm đến dự!

Trân trọng!