Thông báo Lịch họp Hội đồng đánh giá luận án cấp Cơ sở của nghiên cứu sinh Nghiên cứu sinh Triệu Thu Hằng
Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN xin trân trọng thông báo Lịch họp Hội đồng đánh giá luận án cấp Cơ sở của nghiên cứu sinh Nghiên cứu sinh Triệu Thu Hằng chuyên ngành Ngôn ngữ Anh Khóa QH2016
Thời gian: 14h00, thứ Ba, ngày 08/01/2019
Địa điểm: Phòng 101 – Phòng Bảo vệ luận văn – luận án – Nhà A3, Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN
Đề tài: English-Vietnamese translation assessment of culture-specific references in a literary text: A functional-pragmatic perspective (Đánh giá dịch Anh-Việt các yếu tố mang đặc trưng văn hoá trong văn học: Bình diện chức năng-dụng học)
Chuyên ngành: Ngôn ngữ Anh
Mã số: 9220201
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Lê Hùng Tiến
THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Họ và tên nghiên cứu sinh: Triệu Thu Hằng
- Giới tính: Nữ
- Ngày sinh: 08/06/1991
- Nơi sinh: Hà Nội
- Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: Quyết định số 1546/QĐ-ĐHNN ngày 23/08/2016
- Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Chỉnh sửa tên đề tài (Quyết định số 859/QĐ-ĐHNN ngày 4/5/2018)
- Tên đề tài luận án: English-Vietnamese translation assessment of culture-specific references in a literary text: A functional-pragmatic perspective (Đánh giá dịch Anh-Việt các yếu tố mang đặc trưng văn hoá trong văn học: Bình diện chức năng-dụng học)
- Chuyên ngành: Ngôn ngữ Anh
- Mã số: 9220201
- Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Lê Hùng Tiến
- Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Nghiên cứu mô tả, so sánh, và đánh giá này nhằm mục đích đánh giá dịch Anh-Việt các yếu tố mang đặc trưng văn hoá trong văn học nhìn từ quan điểm chức năng-dụng học của tác giả House (2015). Sau khi vận hành mô hình của House (2015) trong bối cảnh dịch Anh-Việt, nghiên cứu rút ra những đóng góp về mặt lý thuyết cho mô hình trong bối cảnh dịch Anh-Việt. Nghiên cứu đi sâu đánh giá ba nhóm yếu tố mang đặc trưng văn hoá, bao gồm tên riêng, từ xưng hô, và phương ngữ trong một tác phẩm văn học cụ thể.
Phân tích định tính và định lượng đem lại kết quả nghiên cứu chính như sau. Đối với nhóm tên riêng, chiến lược không dịch được áp dụng với những tên riêng mang hàm ý, đưa đến phần dịch đạt tương đương chức năng một phần so với bản gốc. Do đó, chiến lược bù đắp được đề xuất để bù đắp sự khác biệt về ngôn ngữ và văn hoá (không dịch kèm theo phụ lục chú thích về nghĩa của các tên riêng mang hàm ý). Đối với nhóm từ xưng hô, cặp trung tính “I-you” có hơn 50 tương đương khác nhau trong bản dịch tiếng Việt theo từng cảnh huống cụ thể, đem đến phần dịch đạt tương đương chức năng so với bản gốc. Đối với nhóm phương ngữ gắn liền với mục đích dụng học của tác giả, phương ngữ trong bản gốc hầu như được chuẩn hoá trong bản dịch, đưa đến phần dịch đạt tương đương chức năng một phần so với bản gốc. Do đó, chiến lược bù đắp được đề xuất, kết hợp chiến lược “chuẩn hoá phương ngữ” với sử dụng ngôn ngữ thông tục để làm nổi bật nét độc đáo trong ngôn ngữ của nhân vật. Kết quả nghiên cứu cho thấy “lọc văn hoá” là điều không thể tránh khỏi trong quá trình dịch liên văn hoá. Trong nghiên cứu này, những lý do ẩn dưới sự lựa chọn các chiến lược dịch của người dịch cũng nỗ lực được đưa ra.
Về lý thuyết, nghiên cứu cung cấp minh chứng mới về việc sử dụng các nguồn ngôn ngữ thể hiện Thái độ theo lý thuyết Đánh giá của Martin và White (2005) để khám phá thái độ của tác giả ẩn trong các yếu tố mang đặc trưng văn hoá trong văn bản. Về phương pháp nghiên cứu, phân tích văn bản dựa trên mô hình chức năng dụng học được củng cố bởi các bài phỏng vấn tác giả, dịch giả, các dịch giả và chuyên gia trong lĩnh vực. Các quy trình thu thập và phân tích dữ liệu chi tiết có thể hữu ích cho việc các nhà nghiên cứu thực hiện những nghiên cứu tương tự. Về thực tiễn, nghiên cứu cung cấp cho người dịch nói chung những chiến lược dịch cụ thể để xử lý từng nhóm yếu tố mang đặc trưng văn hoá trong một tác phẩm văn học. Đây là một kênh tham khảo hữu ích cho các dịch giả, nhà xuất bản, những người học để trở thành người dịch chuyên nghiệp.
- Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Thứ nhất, nghiên cứu bổ sung minh chứng về khả năng áp dụng mô hình chức năng-dụng học của House trong đánh giá chất lượng bản dịch các tác phẩm văn học. Nghiên cứu này cung cấp minh chứng mới về việc bổ sung các nguồn thể hiện Thái độ theo lý thuyết Đánh giá của Martin và White (2005) để khám phá thái độ của tác giả ẩn trong các yếu tố mang đặc trưng văn hoá trong văn bản, phục vụ mục đích đánh giá.
Thứ hai, việc sử dụng đa nguồn dữ liệu được đề xuất trong quá trình đánh giá để đảm bảo tính tin cậy. Nhằm khám phá thái độ của tác giả gửi gắm vào các yếu tố mang đặc trưng văn hoá trong văn bản, nghiên cứu này cung cấp minh chứng về việc kết hợp phân tích văn bản dựa trên mô hình chức năng-dụng học của House cùng với phân tích các bài phỏng vấn tác giả, dịch giả của tác phẩm, các dịch giả khác và chuyên gia trong lĩnh vực để đảm bảo tính tin cậy.
Thứ ba, các chiến lược dịch được đề xuất đối với từng nhóm yếu tố mang đặc trưng văn hoá cụ thể trong quá trình dịch Anh-Việt. Chiến lược bù đắp được đề xuất đối với dịch các tên riêng mang hàm ý và phương ngữ gắn với mục đích dụng học của tác giả.
- Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Nghiên cứu này có thể mở ra một số hướng nghiên cứu tiếp theo. Thứ nhất, mô hình chức năng dụng học, được bổ sung bởi nguồn ngôn ngữ thể hiện Thái độ theo lý thuyết Đánh giá ngôn ngữ của Martin và White (2005), có thể được áp dụng để đánh giá các tác phẩm văn học. Thứ hai, đánh giá từ phía độc giả của bản dịch có thể được thu thập nhằm so sánh với kết quả đánh giá dựa trên phân tích văn bản để thu được kết quả đánh giá toàn diện. Cuối cùng, mở rộng phạm vi nghiên cứu với các nhóm yếu tố mang đặc trưng văn hoá khác nhằm đạt được một bức tranh tổng quan về các chiến lược dịch để xử lý các nhóm yếu tố mang đặc trưng văn hoá, phục vụ thực tiễn dịch thuật.
- Các công trình đã công bố liên quan đến luận án:
Tạp chí:
- Triệu Thu Hằng, (2017). Các hướng tiếp cận trong đánh giá dịch văn học. Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, 8(262), 41-45.
- Triệu Thu Hằng, (2017). Mô hình chức năng dụng học trong đánh giá chất lượng bản dịch: Từ lý thuyết tới thực tiễn áp dụng. Tạp chí Nghiên cứu nước ngoài, 33(4), 91-100.
- Triệu Thu Hằng, (2017). Mô hình đánh giá chất lượng bản dịch và đề xuất đối với đánh giá dịch Anh-Việt. Tạp chí Nghiên cứu nước ngoài, 33(5), 37-46.
- Triệu Thu Hằng, (2018). Translating Proper Names in a Literary Text: A Case of Harry Potter Novel in Vietnam. Tạp chí Nghiên cứu nước ngoài, 34 (2), 37-46.
Báo cáo khoa học:
- Triệu Thu Hằng, (2016). Ứng dụng mô hình chức năng dụng học trong đánh giá chất lượng bản dịch văn học Anh-Việt. Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia 2016. Nghiên cứu và giảng dạy ngoại ngữ, ngôn ngữ & quốc tế học tại Việt Nam. ĐHNN-ĐHQGHN, 88-95.
- Triệu Thu Hằng, (2017). Thử nghiệm mô hình chức năng-dụng học trong đánh giá dịch Anh-Việt tên riêng trong tác phẩm văn học. Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia dành cho học viên cao học và nghiên cứu sinh lần thứ nhất, 151-162.
- Triệu Thu Hằng, (2018). Đánh giá dịch các yếu tố mang đặc trưng văn hoá trong văn học: Hành trình chuyển ngữ Harry Potter từ Anh sang Việt. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc tế dành cho học viên cao học và nghiên cứu sinh, ĐHNN-ĐHQGHN, 142-159.
Hà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 2018
Nghiên cứu sinh
Triệu Thu Hằng
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
- Full name: Triệu Thu Hằng
- Sex: Female
- Date of birth: June 8th, 1991
- Place of birth: Hanoi
- Admission decision number: 1546/QĐ-ĐHNN issued by the President of VNU University of Languages and International Studies, dated on August 23rd, 2016
- Changes in academic process: Revising the thesis title (Decision No. 859/QĐ-ĐHNN dated on May 04th, 2018)
- Official thesis title: English-Vietnamese translation assessment of culture-specific references in a literary text: A functional-pragmatic perspective (Đánh giá dịch Anh-Việt các yếu tố mang đặc trưng văn hoá trong văn học: Bình diện chức năng-dụng học)
- Major: English Linguistics
- Code: 9220201.01
- Supervisor: Assoc. Prof. Dr. Lê Hùng Tiến
- Summary of the new findings of the thesis:
This descriptive, comparative and evaluative study aims to assess the English-Vietnamese translation of culture-specific references (CSRs) in a literary text from the functional-pragmatic perspective of House’s model (2015). After operating House’s model in English-Vietnamese translation context, theoretical supplementations for the model in this context are drawn out. This study focuses on the three categories of CSRs, namely proper names, person reference forms and regional dialects in a literary text.
The qualitative and quantitative analysis yields the following key findings. Regarding proper names, the non-translation strategy is adopted for the purposeful proper names, which entails “partially functional equivalence” in the Target Text (TT) as compared with ones in the Source Text (ST). Accordingly, compensation strategy (non-translation plus end-of-book glossary) is recommended to compensate the linguistic and cultural differences in translating meaningful names in a literary text. Regarding person reference forms, the neutral “I-you” dyad has been translated into 50 equivalent variants in Vietnamese, which indicates functional equivalence in accordance with situational and cultural contexts. Regarding regional dialects, regional dialects in the ST, which are embedded with the pragmatic purposes of the author, have virtually been neutralized in the TT. This strategy entails partially functional equivalence in the TT as compared with ones in the ST. Accordingly, the compensation strategy is recommended with the choice of “neutralization” in combination with “colloquial language” to highlight the unique traits of the character. It is revealed that cultural filter is inevitable in translating across cultures. In this study, the reasons underlying the translation strategies adopted by the translator are also pointed out.
Theoretically, this study provides new evidence on the use of Attitudinal Resources in uncovering the author’s underlying attitudes embedded in the text. The study also suggests the compensation strategy for House’s model in English-Vietnamese translation context. Methodologically, the textual analysis from the functional-pragmatic perspective has been reinforced with the analysis from the interviews of the author, the translator, and other translators and an expert in the field. The detailed description of data collection procedures and analysis would be of usefulness for other researchers to replicate the study. Practically, the study supplies the translators in general the translation strategies in dealing with culture-specific references in a literary text, which serves as a beneficial reference for translators, publishing houses, and would-be translators.
- Practical applicability, if any:
Firstly, this study adds evidence on the applicability of House’s functional-pragmatic model in translation quality assessment of literary texts. This study provides new evidence on the supplementation of Attitudinal resources of Appraisal theory into House’s functional-pragmatic model (2015) in order to uncover the author’s attitudes embedded in the CSRs in the literary text, serving the translation assessment purpose.
Secondly, the use of multiple sources of data is recommended in translation quality assessment to guarantee the trustworthiness. In order to gain insights into the attitudes of the author embedded in the text, this study adds more empirical evidence on the use of textual analysis from the functional-pragmatic perspective in combination with the analysis of the interviews with the ST author as well as the ST translator, other literary translators and an expert in the field.
Thirdly, translation strategies are recommended for translating CSRs from English to Vietnamese. Particularly, the compensation strategy is recommended in dealing with purposeful proper names and regional dialects in a literary text.
- Further research directions, if any:
The fulfillment of this study unlocks further research avenues. First, House’s model (2015), extended with the Attitudinal resources of Appraisal theory (Martin &White, 2005), could be adopted for translation quality assessment of various literary texts. Second, the reception of the target readership could be employed to triangulate with the text-based assessment to achieve the adequate translation assessment. Third, extending the scope of the study to other groups of CSRs might help to deepen various strategies of translating CSRs, serving the translation practice.
- Thesis-related publications:
Journal articles
- Triệu Thu Hằng, (2017). Approaches in Translation Quality Assessment of a literary text. Journal of Language and Life, 8(262), 41-45.
- Triệu Thu Hằng, (2017). The Functional-Pragmatic Model in Translation Quality Assessment: From Theory to Practice. VNU Journal of Foreign Studies, 33(4), 91-100.
- Triệu Thu Hằng, (2017). Translation Quality Assessment Models and Implications for Translation Quality Assessment. VNU Journal of Foreign Studies, 33(5), 37-46.
- Triệu Thu Hằng, (2018). Translating Proper Names in a Literary Text: A Case of Harry Potter Novel in Vietnam. VNU Journal of Foreign Studies, 34(2), 37-46.
Conference proceedings:
- Triệu Thu Hằng, (2016). Piloting the Functional-Pragmatic Model in English-Vietnamese Translation Assessment of a Literary Text. Proceeding of “2016 National Scientific Conference. Researching and Teaching Foreign Languages, Linguistics & International Studies in Vietnam”, ULIS-VNU, 88-95.
- Triệu Thu Hằng, (2017). Piloting a Functional-Pragmatic Model in Assessing Vietnamese Translation of English Proper Names. Proceeding of “2017 Graduate Research Symposium”, ULIS-VNU, 151-162.
- Triệu Thu Hằng, (2018). Assessing culture-specific references in a literary text: A case of Harry Potter’s journey from English to Vietnamese. Proceeding of “2018 International Graduate Research Symposium”, ULIS-VNU, 142-159.
Hanoi,
PhD Candidate
Trieu Thu hang
Tóm tắt luận án bằng tiếng Việt, xin xem tại đây!
Tóm tắt luận án bằng tiếng Anh, xin xem tại đây!
Trân trọng kính mời thầy cô, các anh chị nghiên cứu sinh, học viên và những ai quan tâm đến dự!
Trân trọng!