Thông báo Lịch họp Hội đồng đánh giá luận án cấp Đại học Quốc gia của nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Hồng Tuyến chuyên ngành Ngôn ngữ Anh khóa QH2016 đợt 2 – Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội

Thông báo Lịch họp Hội đồng đánh giá luận án cấp Đại học Quốc gia của nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Hồng Tuyến chuyên ngành Ngôn ngữ Anh khóa QH2016 đợt 2

Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN xin trân trọng thông báo thông báo Lịch họp Hội đồng đánh giá luận án cấp Đại học Quốc gia của nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Hồng Tuyến chuyên ngành Ngôn ngữ Anh khóa QH2016 đợt 2, cụ thể:

Tên đề tài: Transport construction engineering terminology in English and Vietnamese from language planning perspective (Thuật ngữ ngành Xây dựng công trình giao thông tiếng Anh và tiếng Việt nhìn từ góc độ Hoạch định ngôn ngữ).

Người thực hiện: NGUYỄN THỊ HỒNG TUYẾN

Chuyên ngành: Ngôn ngữ Anh

Mã số: 9220201.01

Khóa: QH2016-2

Cán bộ hướng dẫn 1: PGS. TS. Lê Hùng Tiến

Cán bộ hướng dẫn 2: TS. Huỳnh Anh Tuấn

Thời gian: 14h00, thứ 5 ngày 27 tháng 10 năm 2022

Địa điểm: Phòng Bảo vệ Luận văn – Luận án, Tầng 1 Nhà A3, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội

Tóm tắt luận án bằng tiếng Việt, xin xem tại đây!

Tóm tắt luận án bằng tiếng Anh, xin xem tại đây!

THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ

  1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Hồng Tuyến
  2. Giới tính: Nữ
  3. Ngày sinh: Ngày 18 tháng 9 năm 1972
  4. Nơi sinh: Ninh Bình
  5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2331 /QĐ-ĐHNN, ngày 23 tháng 12 năm 2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ.
  6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

Gia hạn thời gian bảo vệ luận án: Hai năm

  1. Tên đề tài luận án: Thuật ngữ ngành Xây dựng công trình giao thông trong tiếng Anh và tiếng Việt nhìn từ góc độ Hoạch định ngôn ngữ
  2. Chuyên ngành: Ngôn ngữ Anh
  3. Mã số: 9220201.01
  4. Cán bộ hướng dẫn: PGS. TS. Lê Hùng Tiến TS. Huỳnh Anh Tuấn
  5. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Phạm vi nghiên cứu  

Luận án nghiên cứu thuật ngữ ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông (KTXDCTGT) theo hướng Hoạch định ngôn ngữ dựa trên mối liên hệ từ vựng, tiếp cận thuật ngữ theo hướng từ dưới lên.

– Luận án nghiên cứu, phân tích, phân loại mối liên hệ từ vựng của thuật ngữ trong cuốn sách Thiết kế Cầu đường ô tô (Richard & Jay, 2007), dùng cho môn học chính trong ngành KTXDCTGT.

– Luận án khảo sát ý kiến của sinh viên về nguồn thuật ngữ hiện tại so sánh với nguồn thuật ngữ theo hướng hoạch định ngôn ngữ (cung cấp kiến thức) nhằm tìm hiểu nhu cầu của sinh viên về nguồn thuật ngữ để học kiến thức chuyên môn và ngôn ngữ của một môn học cụ thể.

– Trong đề tài này, chỉ mối liên hệ từ vựng trong thuật ngữ tiếng Anh được nghiên cứu kèm theo dịch tiếng Việt tương đương.

– Trong suốt quá trình nghiên cứu từ bước chiết xuất thuật ngữ, xác định và phân tích mối liên hệ, dịch thuật ngữ sang tiếng Việt và kiểm chứng kết quả đều có tham vấn và đối chứng của các chuyên gia.

Đóng góp về mặt lý thuyết

Hầu hết các công trình nghiên cứu thuật ngữ trong nước và ở nước ngoài xem xét thuật ngữ như những đơn vị rời rạc hoặc chỉ đề cập đến mối liên hệ tầng bậc “thuộc loại” và “là bộ phận” nhưng luận án này xem xét thuật ngữ trong mối liên hệ đa chiều, vì vậy đóng góp đáng kể cho lý thuyết Thuật ngữ học theo hướng Ngữ nghĩa học từ vựng. Luận án đóng góp cho phương pháp giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh, nêu rõ mối liên kết chặt chẽ giữa yếu tố thuật ngữ và yếu tố ngôn ngữ trong hệ thống thuật ngữ, do đó vai trò của giáo viên dạy ngôn ngữ trong nghiên cứu thuật ngữ và đào tạo các môn học chuyên môn bằng tiếng Anh được khẳng định: Họ không những dạy kiến thức ngôn ngữ mà còn góp phần dạy kiến thức chuyên ngành cho sinh viên; nguồn thuật ngữ có thể được hoạch định (quản lý) để trở thành một công cụ, phương pháp giảng dạy hiệu quả. Trên phương diện hoạch định (quản lý thuật ngữ), đề tài khảo cứu và giới thiệu một phương pháp quản lý thuât ngữ XDCTGT khác biệt so với cách tiếp cận thông thường cho kết quả là nguồn thuật ngữ phản ảnh bản thể của kiến thức môn học, đồng thời cung cấp kiến thức chuyên môn và kiến thức ngôn ngữ.

Đóng góp về phương pháp luận

Phương pháp nghiên cứu của luận án có nhiều khác biệt so với các nghiên cứu thuật ngữ trước đây: Mối liên hệ thuật ngữ được nghiên cứu trong ngữ cảnh sử dụng cụ thể trong khi phần lớn các công trình trước nghiên cứu thuật ngữ trong từ điển. Thuật ngữ được nghiên cứu trong mối liên hệ với nhau chứ không được coi là các đơn vị riêng lẻ. Tất cả các thuật ngữ được xem xét một cách hệ thống theo hướng tiếp cận từ dưới lên. Xét theo khía cạnh khái niệm thì tương đương giữa hai ngôn ngữ được giải quyết triệt để và những thiếu sót hoặc chưa đồng nhất về mặt khái niệm của các thuật ngữ tương đương cũng lộ rõ và được giải quyết. Việc tiếp cận hoạch định thuật ngữ từ dưới lên cũng được thể hiện qua quá trình khảo sát ý kiến sinh viên là người sử dụng. Ý nghĩa về phương pháp luận còn nằm ở sự hợp tác chặt chẽ giữa các chuyên gia XDCTGT và người nghiên cứu có chuyên môn là Ngôn ngữ Anh.  Nghiên cứu thuật ngữ rất khó có thể thành công đơn thuần từ phía ngôn ngữ học hoặc từ phía chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn. Để đạt được kết quả tốt nhất cần có sự phối hợp từ cả hai phía. Tính mới trong phương pháp còn thể hiện ở khung phân tích dựa trên hàm từ vựng và mối liên hệ thuật ngữ được phát triển bởi các học giải trên thế giới với sự thêm, bớt, điều chỉnh cho phù hợp với mục đích của đề tài và nguồn dữ liệu. Trên thực tế, chưa có công trình nào áp dụng hàm từ vựng tới mức rộng rãi và triệt để như đề tài này. Hàm từ vựng trong lý thuyết ý nghĩa văn bản có rất nhiều ưu việt để phân tích, mô tả và trình bày thuật ngữ.

  1. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Trước hết, nhu cầu của sinh viên đối với nguồn thuật ngữ theo hướng cung cấp kiến thức được xác định để hỗ trợ tốt hơn cho sinh viên trong quá trình học tập. Không chỉ sinh viên Việt nam mà sinh viên trên thể giới học chuyên ngành bằng tiếng Anh khi tiếng Anh không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ có thể hưởng lợi từ kết quả của nghiên cứu. Kết quả có thể được các trường đại học đào tạo ngành XDCTGT sử dụng để điều chỉnh các chiến lược ngôn ngữ, đặc biệt là cung cấp thuật ngữ để dạy chuyên ngành bằng tiêng Anh và triển khai các dự án nghiên cứu theo hướng mới để hỗ trợ cho sinh viên. Nguồn thuật ngữ là sản phẩm của cách tiếp cận này sẽ là tài liệu tra cứu và tham khảo cho những đối tượng sử dụng khác như phiên dịch, biên dịch, giảng viên dạy tiếng Anh chuyên ngành. Với công nghệ máy tính hiện đại, hệ thống thuật ngữ sẽ được trình bày trong môi trường máy tính phản ánh mối liên hệ đa chiều dưới dạng sơ đồ, hình vẽ, biểu đồ tư duy, và các đuôi liên kết (tags) cung cấp thông tin đa dạng, đầy đủ, hệ thống cho người sử dụng. Kết quả nghiên cứu, vì vậy, cũng đặt nền móng trong việc áp dụng trí tuệ nhân tạo để quản lý thuật ngữ trong ngành KTXDCTGT. Dữ liệu thuật ngữ của đề tài có thể được sử dụng để biên soạn cẩm nang thuật ngữ theo hướng cung cấp kiến thức.

  1. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

–  Cần phân tích thêm dữ liệu để tìm hiểu về các hàm từ vựng chưa được nghiên cứu sâu và mở rộng nghiên cứu sang thuật ngữ của các môn học khác trong ngành KTXDCTGT.

–  Cần khảo sát sâu hơn nữa ý kiến của người sử dụng về nguồn thuật ngữ trình bày theo hướng cung cấp kiến thức.

– Tiếp tục nghiên cứu thuật ngữ theo hướng Khung ngữ nghĩa trong ngành KTXDCTGT.

  1. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

1. Looking into Transport Construction Engineering Terminology from language Planning Perspective, Kỷ yếu Hội thảo dành cho nghiên cứu sinh, Đại Học Ngoại ngữ – ĐH Quốc gia Hà Nội, 2017

2. Concept characteristics and concept systems of term systems in Transport construction engineering, Kỷ yếu Hội thảo dành cho nghiên cứu sinh, Đại Học Ngoại ngữ – ĐH Quốc gia Hà Nội, 2018

3. Transport construction terminology planning based on lexical relations and students’ needs, Science journal of transportation – Special Issue No. 11 International cooperation Journals MADI – SWJTU – UTC, 2021

4. Codifying bridge terminology based on lexical functions in Meaning text theory – Science journal of transportation – Special Issue No. 12 International cooperation Journals MADI – SWJTU – UTC, 2022

Hà Nội, Ngày 18 tháng 09 năm 2022

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thị Hồng Tuyến 

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

  1. Full name: NGUYỄN THỊ HỒNG TUYẾN 
  2. Sex: Female
  3. Date of birth: 18th September, 1972
  4. Place of birth: Ninh Binh, Viet Nam
  5. Admission Decision number: 2331/QĐ – ĐHNN issued by the President of VNU University of Languages and International Studies, dated 23 December 2016.
  6. Changes in academic process: No changes
  7. Official thesis title: Transport construction engineering terminology in English and Vietnamese from Language planning perspective
  8. Major: English linguistics.
  9. Code: 9220201.01
  10. Supervisors:

Supervisor 1: Associate Prof. Doctor. Lê Hùng Tiến

Supervisor 1:  Doctor. Huỳnh Anh Tuấn

11. Summary of the new findings of the thesis:

Theoretical implications

The Doctoral Thesis has contributed to Theories in Terminology Planning and Management (including Term Resource Development), Lexical Semantics, and EMI Training Theory.

Implications to the Theory of Terminology Planning: The greatest theoretical significance of the thesis is to Terminology Planning Theory. It is the first language planning – oriented terminology work conducted by a linguist in the field of TCE. This revolution in research and practice concerning TCE terminology planning brings Terminology and Linguistics close together. The principals and methods applied and discovered in the study are in marked difference from the ones in the traditional approach and form a different approach in TCE terminology planning. The research results imply that terminology management can only be fully effective with the coordination of linguists and specialists as terminologists.  This research postulates an interdisciplinary approach and theoretical premises to make the modeling of conceptual structure less subjective, i.e. not merely based on intuition of specialist experts. The thesis also reinstates the position that terms are living elements with their characteristics and relations in the communicative context. Also, any terminology research is aimed at terminology products for a specific kind of users, so their needs must be taken into considerations. Sociocognitive terminology can bring about the fullest affordances for term users.

Implications to Lexical Semantic Terminology: The thesis highlights that specialized language semantics is concerned with the mental representation of terminological units and their relations with other units in the same domain. Lexical Semantics can be successfully applied to terminology planning, which results in not only the conceptual structure and constellations of concepts in semantic networks but also the combinational potentials of terms of the specialized domain.  The theoretical values of the thesis lie in the identification of 32 HBD typical Lexical Relations with 19 Paradigmatic relations and 13 Syntagmatic ones. Many of the original LFs were simplified and renamed to facilitate easy understanding of non-linguistic EMI students and experts. These LRs were further analyzed and categorized from meaning perspective to see how they are multidimensionally linked to each other. New paradigmatic and syntagmatic LRs emerged and quite a few term systems which are hierarchically, associatively and collocationally related were established.

Implications to EMI training theory: The thesis confirms the very important role of terminology planning as a pedagogical tool to facilitate knowledge acquisition in the EMI training environment. EMI students need both conceptual lexical relations and collocational patterns in the knowledge-based term products for learning specialized subjects in English. However, term support has been hardly researched in EMI training, especially in Vietnam where the level of English proficiency is lower than in countries where English is an official or second language. Teaching methods for EMI students need to be established based on specific training conditions. In additions, the role of English language teachers in teaching English for     specific purposes has been questioned in the recent years, especially by specialist subject teachers even though the name of the subject is English. The ability of language teachers to teach disciplinary content embedded in ESP is suspected. The current research confirms English language teachers not only can teach ESP but also can play a prominent role in helping EMI students to acquire disciplinary content. This kind of research is impossible to be conducted by terminologists as specialist experts.    Language researchers and teachers not only can teach ESP but also can transfer epistemological knowledge to EMI students via knowledge-based terminology. The coordination of the researchers on both sides results in the beneficial term products for EMI students.

Methodological implications

The top-down approach: Terminologists as linguists don’t apply top-down terminology research because they cannot visualize the skeleton frames and sub-frames of the term system like specialist experts. This is time consuming and the resulting organization of terms is not much beneficial for translation as well as knowledge and language acquisition. The sources of data were collected in a different way. Rather than using terms taken from dictionaries or term bases composed by expert specialists, the Lexical Relations were extracted from a reliable text-book which is compacted with knowledge in HBD with multidimensional relations. The bottom-up method involved studying terms in the real usage context in a specific textbook. Not only the typical Lexical Relations with their degree of typicality were identified but also the multidimensional relations of terms were investigated. Both the Paradigmatic and Syntagmatic Lexical Relations were investigated in depth. Moreover, students’ needs at the lowest level of terminology planning were surveyed, so the research was aimed at a certain product for specific users. The survey questionnaire was composed based on the typical TCE Paradigmatic and Syntagmatic Lexical Relations in HBD Event. Students are positioned at the lowest level of language planning model and term relations extracted from textbook are at grass-root level, too. This, therefore, features the bottom-up term planning method that is in contrast with the top-down approach, in which the state government issues policies in language planning and term lists are prepared subjectively by specialist experts. The linguist has made use of her strong points in applying linguistic models in terminology research. The HBD terms are investigated not as discrete units but in relations with other terms in the usage contexts. In other studies, terms are treated as discrete units without relations, orders, patterns, or other facets of languages.

Multi-disciplinary descriptive terminology research: The current terminology planning research is descriptive by nature, which is concerned with term analysis, description, and presentation rather than prescriptive, which is concerned with terminology standardization. The terminological descriptions are not superficial based on structural forms but get deep into the technical meanings of the HBD term system, which linguists have hardly attempted to do before. The research is interdisciplinary concerning English Linguistics, EMI Training, Terminology Research, and Disciplinary Knowledge. The overall approach of terminology planning is not only advanced in Transport Construction Engineering but also in Terminology in general.

A comprehensive Analytical Framework was developed and applied: The biggest methodological contribution of the thesis is the formation of the Analytical Framework for the study. Being well-aware of the needs for language planning-oriented terminology planning to satisfy EMI students’ needs and the affordances of Lexical Semantics in Terminology, the author tried to seek a linguistic modal to develop the Analytical Framework for TCE terminology planning and settled on Lexical Functions in Meaning Text Theory developed by Mel’čuk (1981, 1996). The Lexical Functions were adapted and supplemented to form the Framework for analysing and categorizing Lexical Relations in Highway Bridge Design Event. This enabled a description of both conceptual relations and term combinational potentials.

12. Practical implications

Whether Terminology is descriptive or prescriptive, it is always connected to a form of terminology products for specific term users. The result of the study will help TCE EMI students not only acquire epistemological knowledge but also learn English for Specific Purposes (ESP). The current terminological research has several remarkable practical implications. First, TCE EMI student’s needs as regards terminology resources as a tool to disciplinary access are found out so that TCE EMI students can be better supported with suitable terminology resources. Not only Vietnamese students but also non-native English-speaking students from other countries who are trying their best to acquire both English language and disciplinary literacy can benefit from the results of the study. The study results can be used as a source of references for higher education institutions to modify their language planning policies to provide pedagogical support for academic access and implement language-in-education planning research projects for the same purposes. Secondly, the language planning-oriented term resources as products have quite a few advantages over the traditional ones because terms are presented in relations with each other so they can simultaneously provide disciplinary and linguistic knowledge to students. It can also be used as a reference resource for other stakeholders including TCE students, technical writers, translators and TCE engineers who need a quick access to English terms with their Vietnamese equivalents and basic disciplinary knowledge. Representation of specialized concepts in networks with both vertical and horizontal relations is very important in terminological work. Non- hierarchical relations defining the cause, effect, action, attribute, associative, and result of HBD event are as important as hierarchical ones such as Type-of or Part-of, etc. Typical semantic roles of Agent, Patient, Result, Instrument, and Location, Means, Method/ Approach, etc. in HBD Event are identified, too. Term users can obtain knowledge of English collocational patterns, namely Nominal Collocations, Verbal Collocations and Prepositional Collocations. All the typical combinational patterns such as Adjective + Noun, Quantifier + Noun, Verb + Noun, Noun + Verbs, and Prepositional combinations with various paradigmatic lexical relations bring quite a lot benefit to term users. Furthermore, with the aid of computer science, in which tags as well as different forms of diagrams and mind maps link one term to others systematically, the multidimensionality of terms relations will be presented in computer environment to enrich information for the convenience of term users. This also sets the initial steps for research and application of artificial intelligence in TCE terminology management. And finally, the extracted terms, LRs, Vietnamese term equivalents discovered in the study can be used to develop specialized TCE dictionaries. The research results are useful for not only Vietnamese EMI students but students of different mother tongues who study TCE subjects in English

13. Further research directions, if any:

– The meanings and potentials of Lexical Functions for terminology analysis have not been completely exploited. There are Lexical Functions that have not fully revealed their usefulness for HBD term relation analysis, but the reasons for this have not been clearly articulated. Only the identified Lexical Relations were triangulated with specialist experts, but there remains unidentified Lexical Relations and the identified one have not been categorized exhaustively from different dimensions, therefore, they should be further refined and analyzed.

– The Verbal Collocations based on LRs are major findings of the thesis, however, much further investigation should be conducted as regards the meaning of auxiliaries and realization verbs. There remain some uninvestigated Lexical Relations in the category of Verbal Collocations. It may not be true that these kinds of relations do not exist in HBD text-book but because the researcher has not been able to identify and categorize them.

–  The students are non-linguistic majors and it was hard for them to understand precisely the ideas in the questionnaire, so their answers might have not reflected what they think because they may have interpreted the meaning of the questions wrongly. There should be interviews with EMI students and EMI university lecturers for in-depth understanding of what they thought to supplement the information collected from the survey questionnaire.

–  HBD is a part of TCE and the potentials of LRs  should be taken advantage of in further research in other sub-branches of TCE such as Highway design, Highway, Railway, and Tunnel Design and Construction, Material and Soil Mechanics, etc. and also in other disciplinary domains.

14. Thesis-related publications:

  1. Looking into Transport Construction Engineering Terminology from language Planning Perspective, Kỷ yếu Hội thảo dành cho nghiên cứu sinh, Đại Học Ngoại ngữ – ĐH Quốc gia Hà Nội, 2017
  2. Concept characteristics and concept systems of term systems in Transport construction engineering, Kỷ yếu Hội thảo dành cho nghiên cứu sinh, Đại Học Ngoại ngữ – ĐH Quốc gia Hà Nội, 2018
  3. Transport construction terminology planning based on lexical relations and students’ needs, Science journal of transportation – Special Issue No. 11 International cooperation Journals MADI – SWJTU – UTC, 2021
  4. Codifying bridge terminology based on lexical functions in Meaning text theory – Science journal of transportation – Special Issue No. 12 International cooperation Journals MADI – SWJTU – UTC, 2022

 Hanoi, September 18th 2022

PhD candidate

Nguyễn Thị Hồng Tuyến

Kính mời thầy cô, các anh chị nghiên cứu sinh, học viên và những ai quan tâm đến dự!

Trân trọng!