Một số hoạt động nổi bật của công tác Khảo thí & Đảm bảo chất lượng trong 5 năm (2015 – 2020) – Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội

Một số hoạt động nổi bật của công tác Khảo thí & Đảm bảo chất lượng trong 5 năm (2015 – 2020)

Phần 1: Công tác Khảo thí

1. Về công tác ra đề và tổ chức thi

Xây dựng thành công Ðề án tổ chức thi và cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ theo KNLNN 6 bậc dùng cho Việt Nam. Trường ÐHNN-ÐHQGHN là 1 trong 4 đơn vị đầu tiên được Bộ GD&ÐT phê duyệt đề án vào tháng 1/2019. Tổ chức thành công các kì thi đánh giá năng lực ngoại ngữ đảm bảo uy tín, chất lượng.

2. Về công tác nghiên cứu chuyên ngành khảo thí và chuyển giao công nghệ:

– Thực hiện chuyển giao công nghệ khảo thí về qui trình tổ chức thi ĐGNLNN chuẩn hoá theo nhiệm vụ của Đề án 2020 (tiền thân của Đề án NNQG) ở 3 miền năm 2016-2017.

– Thực hiện nghiên cứu 4 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở thực hiện đối sánh đề thi VSTEP với đề thi quốc tế APTIS (phối hợp với Hội đồng Anh) và nghiên cứu thử nghiệm đề thi VSTEP trên máy tính trong các năm 2016-2018.

– Công bố quốc tế tại các hội thảo quốc tế khu vực và thế giới về các nghiên cứu xác trị đề thi VSTEP liên tiếp các năm tư 2015 đến 2019, tăng cả về số lượng và chất lượng. Trong đó, Giám đốc Trung tâm là diễn giả phiên toàn thể của 6 hội thảo cấp khu vực và Thế giới.

– Đăng cai thành công Hội thảo lần thứ 6 của Hiệp hội Khảo thí Ngôn ngữ châu Á (AALA) với chủ đề “Đánh giá ngôn ngữ: Lý luận, chính sách và thực tiễn” vào 16 – 18/10/2019.

– Đăng cai thành công Hội thảo lần thứ 19 của Diễn đàn Chuyên môn về Khảo thí Tiếng Anh châu Á (AFELTA) vào 16-20/10/2019.

3. Về công tác bồi dưỡng và nâng cao năng lực cán bộ

Trường ÐHNN-ÐHQGHN là 1 trong 3 đơn vị đầu tiên được Bộ GD&ÐT cho phép tổ chức các chương trình bồi dưỡng cán bộ ra đề thi và cán bộ chấm thi nói và viết tiếng Anh theo KNLNN 6 bậc dùng cho Việt Nam. Thực hiện các khóa bồi dưỡng năng lực, kiểm tra đánh giá chuẩn hóa và quá trình cho hàng nghìn giảng viên trong và ngoài trường từ năm 2015 đến nay.

4. Về công tác hợp tác phát triển trong lĩnh vực khảo thí

  • Trường ÐHNN-ÐHQGHN trở thành thành viên tổ chức chính thức đầu tiên của Việt Nam của Hiệp hội Khảo thí Ngôn ngữ châu Á (AALA) và Diễn đàn Chuyên môn về Khảo thí Tiếng Anh châu Á (AFELTA) năm 2019.
  • Hợp tác với Ðại sứ quán Mỹ tại Việt Nam thực hiện thành công các khoá học trong Chương trình Sáng kiến Hạ nguồn sông Mê Kông (Lower-Mekong Initiative Programs) từ 2015-2017.
  • Tiếp nhận và thực hiện các khoá bồi dưỡng nâng cao năng lực và nghiên cứu chuyên ngành với các chuyên gia khảo thí được tài trợ bởi Văn phòng RELO của Ðại sứ quán Mỹ. 
  • Hợp tác với IDP Việt Nam để trở thành đơn vị tổ chức thi IELTS quốc tế tại Trường.
  • Thực hiện dự án hỗ trợ kỹ thuật xây dựng đề thi tiếng Anh chuẩn hoá cho Ðại học Quốc gia Lào năm 2018.

Phần 2: Công tác đảm bảo chất lượng

Công tác đảm bảo chất lượng là một trong những hoạt động trọng tâm của Trường ÐH Ngoại Ngữ – ÐHQGHN. Hoạt động này đã và đang góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và vị thế của nhà trường, phù hợp với định hướng chiến lược phát triển chung của ÐHQGHN.

1. Việc xây dựng văn hóa chất lượng ở Trường Ðại học Ngoại ngữ

Ban giám hiệu trường, đội ngũ cán bộ, chuyên viên, giảng viên trường ÐHNN – ÐHQGHN nói chung, cán bộ thực hiện công tác ÐBCL nói riêng luôn đề cao ý thức trách
nhiệm trong công việc nhằm góp phần xây dựng và phát triển văn hóa chất lượng trong nhà trường. Hoạt động lấy ý kiến phản hồi của các bên liên quan về hoạt động giảng dạy, kiểm tra đánh giá, công tác hỗ trợ dạy học, cơ sở vật chất không ngừng được đổi mới về nội dung, cách thức thực hiện, đối tượng khảo sát của các hệ đào tạo chính quy, sau đại học, vừa học vừa làm, môn học mới, chương trình đào tạo mới (CT CLC TT23)… đem lại nhiều thông tin hữu ích giúp nhà trường đánh giá đúng thực chất về chất lượng công tác giảng dạy và phục vụ.

Các chương trình đào tạo được đăng ký kiểm định chất lượng theo đúng kế hoạch, tầm nhìn 2015-2030. Công tác đánh giá giữa chu kỳ cơ sở giáo dục, chương trình đào tạo được triển khai hiệu quả, đúng quy trình, thể hiện sự cầu thị của BGH, BCN khoa và cán bộ giảng viên, chuyên viên. Công tác bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ không chỉ được quan tâm đối với chuyên viên làm công tác ÐBCL, mà còn được chú trọng đối với toàn bộ cán bộ chuyên viên của trường. Nhà trường tập huấn công tác đảm bảo chất lượng cho toàn bộ 112 chuyên viên trong trường nhằm nâng cao ý thức đảm bảo chất lượng, gắn yếu tố chất lượng vào từng mảng công việc cụ thể của cán bộ chuyên viên. Chỉ số chất lượng của trường tăng cao, góp phần không nhỏ giúp ÐHQGHN lọt vào nhóm Ðại học hàng đầu Châu Á (xếp hạng THE, QS).

2. Công tác hậu kiểm định và tăng cường các yếu tố đảm bảo chất lượng

Về công tác hậu kiểm định: từ năm 2015 đến nay nhà trường đã hoàn thành đánh giá giữa chu kỳ 08 chương trình đào tạo, 01 cơ sở giáo dục. Tất cả các báo cáo hậu kiểm định kèm bộ minh chứng đều được hoàn thành đúng tiến độ, theo đúng biên bản nhận xét góp ý của đoàn đánh giá ngoài.

Về công tác tăng cường các yếu tố đảm bảo chất lượng:
– Công tác thu thập dữ liệu phục vụ xếp hạng đại học THE, QS của ÐHQGHN được tiến hành quy củ vào tháng 6 và tháng 12 hàng năm với sự trợ giúp của các phòng ban trong trường.
– Có sự đổi mới, cải tiến mạnh mẽ từ cách thức thực hiện đến đối tượng khảo sát, tổng hợp phân tích kết quả trong công tác lấy ý kiến phản hồi; Xây dựng đường link Trả lời của ULIS với phản hồi của người học nhằm kiến tạo môi trường học tập năng động, hiệu quả; Tư vấn cho nhà trường, các khoa đào tạo về các công tác liên quan đến ÐBCL, như xây dựng quy định về giải thưởng Gương mặt Giảng viên ULIS (UMPEA), ban hành quy định về ÐBCL cho người học chất lượng cao theo TT 23/BGDÐT.

3. Việc thực hiện kiểm định chất lượng chương trình đào tạo và cơ sở giáo dục

Từ năm 2015 đến nay, nhà trường đã tiến hành kiểm định theo bộ tiêu chuẩn AUN 04 chương trình đào tạo, đánh giá đồng cấp theo định hướng AUN 05 chương trình đào tạo. Ngoài ra, 02 cơ sở giáo dục gồm Trường ÐHNN-ÐHQGHN và Trường THPT CNN được kiểm định chất lượng theo bộ tiêu chuẩn KÐCL của Bộ GD&ÐT.