Thông báo về Chương trình “Đại sứ Truyền thông” năm học 2024-2025
|MỞ ĐƠN ĐĂNG KÝ ĐẠI SỨ TRUYỀN THÔNG NĂM HỌC 2024-2025|
🎉🤩Chương trình Đại sứ Truyền thông năm học 2024-2025 đã chính thức quay trở lại🥳
💫Bạn là một người có kỹ năng sử dụng ngôn từ điêu luyện, cùng khả năng dẫn chương trình thu hút và đam mê công việc xây dựng nội dung?
💫Bạn là một người yêu thích mạng xã hội, có khả năng tư duy phản biện và xử lý thông tin tốt trên các phương tiện truyền thông?
💫Hay bạn là một người ham mê việc thiết kế các sản phẩm đồ họa, cùng kỹ năng quay chụp, dựng video thượng thừa?
✨💫Vậy còn chần chừ gì mà không trở thành một phần của Đại sứ Truyền thông năm học 2024-2025 để có cơ hội tham gia vào đội ngũ truyền thông chuyên nghiệp, nhạy bén và năng động ngay nhỉ?
📌Link đăng ký: https://shorturl.at/QQrnS
📍Thời gian đăng ký: Ngày 06, 07/12/2024
🌈Đối tượng: Sinh viên ULIS
🌈Thời gian đăng ký: Ngày 06, 07/12/2024
🌈Thông tin tuyển chọn: Gồm 02 vòng (Hồ sơ – Phỏng vấn). Lịch phỏng vấn sẽ được gửi đến các ứng viên đã vượt qua vòng Hồ sơ đăng ký.
📍Email liên hệ: daisutruyenthongulis@gmail.com
_________________________________________
THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH
I.Mục đích, ý nghĩa
– “Đại sứ Truyền thông” thuộc chương trình Đại sứ ULIS, được xây dựng với mục đích thúc đẩy hoạt động truyền thông và quản trị thương hiệu của Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội; lan tỏa những giá trị tốt đẹp thầy và trò nhà trường đang xây dựng thông qua các đại sứ sinh viên ưu tú.
– Chương trình được triển khai với mong muốn tạo một môi trường hoạt động cho các bạn sinh viên có đam mê với truyền thông được trau dồi kỹ năng truyền thông. Thông qua chương trình, sinh viên được cũng được nâng cao các kỹ năng về công nghệ thông tin truyền thông kỹ năng làm việc nhóm, quản lý thời gian, năng lực tổ chức hoạt động. Đồng thời, xây dựng năng lực tư duy phản biện, nhạy bén với xu hướng, tư tưởng vững chắc trong quản lý và định hướng thông tin.
II. Nội dung triển khai
1.Công tác tuyển chọn (Hoàn thành chậm nhất trong tháng 12.2024)
– Đại sứ là sinh viên có thành tích tiêu biểu trong học tập, rèn luyện, hoạt động ngoại khóa; có tinh thần trách nhiệm, tích cực; có nguyện vọng đóng góp cho chương trình và cho Nhà trường, xã hội;
– Tuyển chọn gồm 02 vòng: Vòng hồ sơ và Vòng Phỏng vấn;
– Tổng số lượng Đại sứ là 50 sinh viên, cơ cấu có đủ sinh viên đến từ các đơn vị đào tạo và các khóa. Cân nhắc duy trì các Đại sứ nhiệm kỳ trước vẫn có nguyện vọng tham gia để phát triển thêm và bồi đắp, hỗ trợ các Đại sứ mới.
– Có thể tổ chức gặp mặt các Đại sứ để phát động và giao lưu, phổ biến đầu chương trình.
2.Công tác tập huấn và chuẩn bị hành trang (Trong suốt chương trình)
– Triển khai các hoạt động bồi dưỡng nội bộ do các Đại sứ/nhóm tự tổ chức nhằm phát triển kỹ năng truyền thông cho thành viên trong nhóm/chương trình. Ba tháng đầu mỗi tháng ít nhất 1 buổi trong vòng khoảng 30-60 phút theo hình thức trực tuyến hoặc trực tiếp, sau đó tùy nhu cầu tiếp tục triển khai.
– Triển khai và tổ chức một số cuộc thi liên quan tới truyền thông trong quy mô nội bộ nhằm nâng cao và đánh giá trình độ chuyên môn của mỗi Đại sứ.
– Ban Tổ chức tiến hành tập huấn các chuyên đề về những nội dung quan trọng cho các Đại sứ, ưu tiên theo hình thức trực tiếp.
– Chuẩn bị hành trang cho Đại sứ gồm: Túi vải, Thẻ đeo, Áo đồng phục, tài liệu tư vấn và các tài liệu tập huấn phù hợp với từng nhóm nhiệm vụ.
3.Công tác đánh giá, ghi nhận (Thường xuyên và hoàn thành trong tháng 10.2025)
– Mỗi Đại sứ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cần liên tục thực hiện công tác thông tin, báo cáo nhằm đánh giá chính xác mức độ hoàn thành của mình;
– Tiến hành họp đội ngũ lãnh đạo định kỳ theo quý hoặc đột xuất khi cần nhằm tìm hiểu tình hình hoạt động của các nhóm và ghi nhận các góp ý, đề xuất;
– Theo dõi và đánh giá Đại sứ theo từng tháng (theo báo cáo cá nhân và báo cáo/kế hoạch nhóm) để nắm bắt tình hình hoạt động của thành viên, kịp thời động viên và xử lý với các trường hợp không đáp ứng nhiệm vụ;
– Ban Tổ chức có trách nhiệm quản lý hoạt động của nhóm và xây dựng tiêu chí đánh giá, phân loại các nhóm rõ ràng tạo định hướng phấn đấu và là cơ sở đánh giá Đại sứ;
– Dựa vào báo cáo của Đại sứ, nhận xét của các nhóm trưởng/nhóm phó, của đơn vị phụ trách và đánh giá của các bên liên quan chọn để xếp loại các Đại sứ và nhóm của từng nhiệm vụ để tuyên dương, khen thưởng, hỗ trợ thành viên;
– Khi kết thúc chương trình cần thực hiện báo cáo tổng kết và tổ chức tổng kết đánh giá gắn với chia sẻ kinh nghiệm, trải nghiệm ngoại khóa để thu thập ý kiến của nhóm Đại sứ ULIS cho các hoạt động tiếp theo của năm học sau được hiệu quả hơn và thành công hơn.
4.Nhiệm vụ của Đại sứ
Chia làm 3 nhóm nhiệm vụ:
Nhóm 1: Sáng tạo nội dung
- Số lượng dự kiến: 20
- Tiêu chí tuyển chọn: Đam mê với công việc xây dựng nội dung; Tư duy và kỹ năng tốt về triển khai đa phong cách ngôn ngữ trên văn bản; Có khả năng và yêu thích việc chụp ảnh và phỏng vấn nhân vật; Có kỹ năng dẫn chương trình, ghi âm lời bình và làm MC cho các sự kiện và sản phẩm truyền thông; Có kinh nghiệm trong các hoạt động báo chí như viết tin bài, phỏng vấn thu thập thông tin, chụp ảnh, MC là một lợi thế…
- Nhiệm vụ chung: Tham gia viết bài, chụp ảnh đưa tin cho các hoạt động của ULIS; phỏng vấn và viết bài chân dung nhân vật; xây dựng nội dung truyền thông cho các sản phẩm truyền thông; xây dựng kịch bản cho các video truyền thông; dẫn chương trình, đọc lời bình và làm MC cho các hoạt động, sự kiện và video truyền thông; chụp ảnh tùy theo chủ đề hằng tháng phục vụ lan tỏa hình ảnh của trường; phát triển kênh Tiktok của chương trình;…
– Cơ cấu nhân sự:
- Tổ 1: Xây dựng nội dung (số lượng dự kiến 8): Xây dựng nội dung các bài đăng chuyên đề trên Fanpage/Website; viết bài phỏng vấn (chân dung/dự án/nghiên cứu/học bổng/du học…); xây dựng kịch bản cho các video truyền thông; hỗ trợ tham gia lấy tin, viết bài cho các hoạt động của Nhà trường…
- Tổ 2: Phóng viên hiện trường (số lượng dự kiến 6): Tham gia lấy tin, viết bài cho các hoạt động của Nhà trường; chụp ảnh theo chủ đề hàng tháng phục vụ lan tỏa hình ảnh của trường; phỏng vấn nhân vật, thu thập thông tin cho các video truyền thông; hỗ trợ xây dựng các bài đăng trên Fanpage/Website; hỗ trợ xây dựng kịch bản cho các video truyền thông;…
- Tổ 3: Truyền tải thông tin (số lượng dự kiến 6): Xây dựng kịch bản và dựng các video truyền thông trên kênh TikTok của chương trình; dẫn chương trình, đọc lời bình, cho các chương trình, sự kiện và video truyền thông; hỗ trợ xây dựng kịch bản các video truyền thông; hỗ trợ tham gia lấy tin, viết bài cho các hoạt động của Nhà trường…
Nhóm 2: Lan tỏa thông tin
– Số lượng dự kiến: 15
– Tiêu chí tuyển chọn: Có tình yêu, hiểu biết và nắm được các thông tin cơ bản về ULIS; Có khả năng lập luận, tư duy phản biện tốt; Đam mê và yêu thích làm việc trên không gian mạng, thường xuyên sử dụng mạng xã hội; Có hiểu biết và kinh nghiệm hoạt động trong mảng quản trị các trang mạng xã hội (Fanpage, Threads, LinkedIn, Instagram, Twitter (X)…) là một lợi thế; Có trình độ sử dụng ngoại ngữ giao tiếp cơ bản;…
– Nhiệm vụ: Tham gia tìm kiếm, tiếp nhận và xử lý thông tin về ULIS trên các phương tiện truyền thông đại chúng và các mạng xã hội; Lan tỏa thông tin, giá trị tích cực thông qua việc bình luận, tương tác trên các kênh (SEO từ khóa) và chia sẻ các thông tin truyền thông được yêu cầu trên các kênh phù hợp; Quản lý trang LinkedIn và tìm kiếm/phát triển các trang mạng xã hội mới; Dịch bài và soát lỗi bài tiếng Anh;…
– Cơ cấu nhân sự:
- Tổ 1: Lan tỏa thông tin trong trường (số lượng dự kiến 7): Tham gia xử lý, lan tỏa thông tin trên các kênh chính thống của trường (Kênh trường, đơn vị thuộc trường) và theo dõi thông tin trên các kênh khác trong trường (CLB, lớp, khóa, môn học…); chủ động chia sẻ thông tin của Nhà trường trên các kênh thông tin liên quan (cá nhân, lớp, khoa, ngoài trường…); tìm kiếm/thử nghiệm các kênh truyền thông mới (Threads, Twitter (X)…); viết bài, dịch bài, soát lỗi bài trên website tiếng Anh khi được yêu cầu;…
- Tổ 2: Lan tỏa thông tin ngoài trường (số lượng dự kiến 8): Tham gia phát hiện, xử lý, lan tỏa thông tin trên các kênh ngoài trường (ĐHQGHN, báo chí, giới trẻ, giáo dục, du học…); chủ động chia sẻ thông tin của Nhà trường trên các kênh thông tin liên quan (cá nhân, lớp, khoa, ngoài trường…); tìm kiếm bài viết tiếng Việt và tiếng Anh trên các trang ngoài trường phục vụ đăng tải trên các trang của trường; quản lý trang LinkedIn của trường;…
Nhóm 3: Kỹ thuật truyền thông
– Số lượng dự kiến: 15
– Tiêu chí tuyển chọn: Yêu thích và đam mê với sản xuất sản phẩm truyền thông; Có tư duy sáng tạo, óc thẩm mỹ; Có kỹ năng cơ bản và tinh thần học hỏi sử dụng nhiều phần mềm thiết kế, dựng video (như Canva; Premiere, Photoshop, AI, Cap Cut, Indesign…); Yêu thích sử dụng các thiết bị kỹ thuật, máy móc như máy ảnh, máy quay, máy ghi âm…; Có kinh nghiệm thực hiện các sản phẩm đồ họa, biết vẽ và có thiết bị cá nhân đáp ứng yêu cầu thiết kế hình ảnh và dựng video là một lợi thế…
– Nhiệm vụ: Tham gia xây dựng sản phẩm đồ họa (video, ảnh…) truyền thông; hỗ trợ các hoạt động thiên về kỹ thuật, máy móc, thiết bị, livestream của trường; phát triển kênh Instagram của chương trình;…
– Cơ cấu nhân sự:
- Tổ 1: Thiết kế ảnh truyền thông (số lượng dự kiến 8): Tham gia thiết kế các sản phẩm ảnh, backdrop, tạp chí, báo cáo…; phát triển kênh Instagram của chương trình; xây dựng sản phẩm comic vui Bồ câu trường U…
- Tổ 2: Sản xuất video truyền thông (số lượng dự kiến 7): Tham gia hoạt động quay phim, chụp ảnh, dựng video, livestream cho các chương trình; xây dựng chuyên đề video ngắn mỗi tháng (cho Youtube/Facebook/Instagram/Tiktok…);…
Ngoài ra, các Đại sứ cũng tham gia vào các hoạt động chung của Đại sứ Truyền thông (thực hiện các sản phẩm chung, tham gia các hoạt động gắn kết, lan tỏa các bài truyền thông theo yêu cầu, xây dựng báo cáo và kế hoạch hàng tháng, và các nhiệm vụ thường xuyên/ đột xuất khác được yêu cầu) và Đại sứ ULIS (chia sẻ thông tin tuyển sinh trên các kênh; tham gia các chương trình của Nhà trường (tập huấn về công tác truyền thông, Đại sứ, hội thảo…). Đồng thời, các bạn sinh viên có thể trở thành diễn giả, khách mời cho các hoạt động tập huấn về truyền thông hoặc của môn CNTT-TT…
III.Tổ chức thực hiện
– Trung tâm CNTT – TT&HL là đầu mối triển khai chương trình;
– Phòng KH – TC tư vấn và hỗ trợ triển khai các thủ tục liên quan đến kinh phí hoạt động của chương trình;
– Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên, Phòng CT&CTHSSV, Ban Truyền thông Tuyển sinh ĐHCQ và các đơn vị trong toàn trường: Hỗ trợ công tác triển khai các nhiệm vụ của chương trình.