Thông báo Lịch họp Hội đồng đánh giá luận án cấp Đại học Quốc Gia Hà Nội của nghiên cứu sinh Trần Thị Hà Giang khóa QH2016 đợt 2
Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN xin trân trọng thông báo Lịch họp Hội đồng đánh giá luận án cấp Đại học Quốc Gia Hà Nội của nghiên cứu sinh Trần Thị Hà Giang chuyên ngành Ngôn ngữ Pháp khóa QH2016 đợt 2 như sau:
Tên đề tài: La terminologie médicale dans la traduction du français en vietnamien (Thuật ngữ y học trong dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Việt)
Người thực hiện: TRẦN THỊ HÀ GIANG
Chuyên ngành: Ngôn ngữ Pháp
Mã số: 9220203.01
Khóa: QH.2016D2
Cán bộ hướng dẫn: PGS. TS. Đinh Hồng Vân
Thời gian : 08h00 thứ Tư, ngày 23 tháng 9 năm 2020
Địa điểm: Phòng Bảo vệ Luận văn – Luận án, Tầng 1 Nhà A3,
Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tóm tắt luận án bằng tiếng Việt, xin xem tại đây!
Tóm tắt luận án bằng tiếng Pháp, xin xem tại đây!
THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ
- Họ và tên nghiên cứu sinh: TRẦN THI HÀ GIANG
- Giới tính: Nữ
- Ngày sinh: 11/07/1989
- Nơi sinh: Hải Phòng
- Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2331/QĐ-ĐHNN ngày 23/ 12/ 2016 về việc công nhận và giao đề tài luận án tiến sỹ và cán bộ hướng dẫn năm học 2016 – đợt 2Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có
- Tên đề tài luận án: La terminologie médicale dans la traduction du français en vietnamien (Thuật ngữ y học trong dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Việt)
- Chuyên ngành: Ngôn ngữ Pháp
- Mã số:01
- Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Đinh Hồng Vân
- Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi góp phần khẳng định hiệu lực của khung lý thuyết được xác định trước và đưa ra các câu trả lời cho ba câu hỏi nghiên cứu. Thứ nhất, có một nhu cầu thực sự về thuật ngữ y học trong khi các nghiên cứu và ấn phẩm trong lĩnh vực này vẫn còn hạn chế, do đó cần phải tiến hành thêm các nghiên cứu về đề tài này. Thứ hai, nghiên cứu về tình trạng sử dụng thuật ngữ y học Pháp-Việt cho thấy sự khó khăn trong việc dịch thuật ngữ y học tiếng Pháp sang tiếng Việt, chủ yếu liên quan đến việc thiếu kiến thức ngôn ngữ, kiến thức chuyên môn và kỹ năng dịch thuật. Cuối cùng, để giải quyết những vấn đề này, ngoài việc cần phải thành thạo cả hai ngôn ngữ, người dịch cần tìm hiểu về lĩnh vực được đề cập và biết cách sử dụng một cách thích hợp các chiến lược dịch thuật khác nhau, dựa theo ba bước dịch thuật bao gồm hiểu, thoát ly nguyên ngữ và diễn đạt lại.
Về mặt lý thuyết, nghiên cứu của chúng tôi đã góp phần khẳng định khung lý thuyết, do đó minh họa khả năng áp dụng lý thuyết dịch nghĩa ngôn bản trong dịch thuật ngữ y học, đồng thời đề xuất một mô hình dịch thuật ngữ y học tiếng Pháp sang tiếng Việt dựa trên lý thuyết này.
Về mặt phương pháp nghiên cứu, luận án của chúng tôi là một minh họa khác về phân tích ngữ liệu và phân tích nội dung, kết hợp hai đường hướng định tính và định lượng, từ đó các nghiên cứu sinh khác có thể rút ra những ưu điểm và nhược điểm của các phương pháp kể trên, và cải thiện nghiên cứu của họ qua việc xem xét những điểm mạnh và điểm yếu của luận án này.
- Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Về mặt thực tiễn, nghiên cứu này là một tài liệu tham khảo cho các dịch giả về thực hành nghề nghiệp của họ nói chung, và đặc biệt khi họ phải đối mặt với việc dịch thuật ngữ y khoa từ tiếng Pháp sang tiếng Việt. Luận án này cũng là một tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy dịch thuật cho các dịch giả tập sự, đặc biệt là giảng dạy dịch thuật y học.
- Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Nghiên cứu này có thể mở ra một số hướng nghiên cứu tiếp theo. Thứ nhất, lý thuyết dịch nghĩa ngôn bản của Danica Seleskovitch và Marianne Lederer có thể được áp dụng trong biên dịch cũng như phiên dịch chuyên ngành Y. Thứ hai, ý kiến từ phía độc giả cũng như dịch giả của bản dịch có thể được thu thập nhằm so sánh với kết quả đánh giá dựa trên phân tích văn bản để thu được kết quả đánh giá toàn diện hơn. Cuối cùng, mở rộng phạm vi nghiên cứu với các văn bản thường thức y học nhằm đạt được một bức tranh tổng quan về các chiến lược dịch đối với nhiều thể loại văn bản, đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu thực tiễn về dịch thuật y học tại Việt Nam.
- Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
- Trần Thị Hà Giang (2017). « Thực trạng và tính cấp thiết của việc xây dựng một hệ thống thuật ngữ y học Pháp-Việt trong lĩnh vực đào tạo và chuyển giao công nghệ trong ngành Y tại Việt Nam ». Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, tập 33, số 4(2017), 58-70
- Trần Thị Hà Giang (2017). « Sự hình thành và phân loại của thuật ngữ y học dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Việt ». Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia dành cho học viên cao học và nghiên cứu sinh lần thứ nhất. Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 104-111
- Trần Thị Hà Giang (2018). « Ứng dụng lý thuyết dịch nghĩa ngôn bản trong dịch thuật ngữ y học ». Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia 2018 Nghiên cứu và giảng dạy ngoại ngữ, ngôn ngữ và quốc tế học tại Việt Nam. Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 195-203
- Trần Thị Hà Giang (2019). « La place de la terminologie médicale dans l’enseignement du français médical dans les filières universitaires francophones de médecine au Vietnam ». Dialogues et cultures, số 65 (2019). Louvain-la-Neuve : EMS Éditions, 61-78
Hà Nội, ngày 29 tháng 7 năm 2020
Nghiên cứu sinh
Trần Thị Hà Giang
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
- Full name: TRAN THI HA GIANG
- Sex: Female
- Date of birth: 11/07/1989
- Place of birth: Hai Phong
- Admission decision number: 2331/QĐ-ĐHNN Dated: 23/ 12/ 2016
- Changes in academic process: No changes
- Official thesis title: The translation of medical terminology from French into Vietnamese
- Major: French Linguistics
- Code: 9220203.01
- Supervisor: Associate Professor Dinh Hong Van
- Summary of the new findings of the thesis:
Our research results confirm the validity of the predefined theoretical framework and provide answers to three research questions. Firstly, there is a real need for medical terminology’s translation while research and publications in this domain are still limited, so more research is needed on this topic. Secondly, research on the current situation of using French-Vietnamese medical terminology shows the difficulties in translating French medical terminology into Vietnamese, which is mainly related to the lack of linguistic knowledge, specialized knowledge and translation skills. Finally, in order to address these issues, in addition to their proficiency in both languages, translators need to learn about the domain in question and how to appropriately use the different translation strategies, basing on three translation steps including comprehension, deverbalization and reexpression.
Theoretically, our research has contributed to confirming the theoretical framework, thus illustrating the ability to apply the interpretive theory of translation in translating medical terminology, while proposing a medical terminology translation model from French into Vietnamese basing on this theory.
In terms of research methodology, our thesis is another illustration of corpus analysis and content analysis, combining two qualitative and quantitative approaches from which other graduate students can draw advantages and disadvantages of the above-mentioned methods, and improve their research by considering the strengths and weaknesses of this thesis.
12. Practical applicability, if any:
Practically, this study is a reference document for translators about their professional practice in general, and especially when they are faced with the translation of medical terminology from French into Vietnamese. This thesis is also a reference document for teaching translation for apprentices, especially in teaching medical translation.
13. Further research directions, if any:
This research may open up further research directions. Firstly, the interpretive theory of translation of Danica Seleskovitch and Marianne Lederer can be applied in medical interpretation and translation. Secondly, opinions from readers as well as translators of the translations can be collect to compare with results from text analysis to obtain more adequate results. Finally, expanding the scope of research with medical vulgarization texts to gain an overview of translation strategies for various types of texts and so to satisfy the practical needs of medical translation in Vietnam.
14. Thesis-related publications:
- Trần Thị Hà Giang (2017). « The actual situation and the importance of building a system of franco-Vietnamese medical terminology for training and technology transfer in the field of medicine in Vietnam ». VNU Journal of Foreign Studies, 33(4), 58-70
- Trần Thị Hà Giang (2017). « The classification and forming of franco-Vietnamese medical terminology ». Proceeding of “2017 Graduate Research Symposium”, ULIS-VNU, 104-111
- Trần Thị Hà Giang (2018). « Applying the interpretive theory of translation in translating medical terminology ». Proceeding of “2018 National Scientific Conference. Researching and Teaching Foreign Languages, Linguistics & International Studies in Vietnam”, ULIS-VNU, 195-203
- Trần Thị Hà Giang (2018). « La place de la terminologie médicale dans l’enseignement du français médical dans les filières universitaires francophones de médecine au Vietnam ». Dialogues et cultures, 65. Louvain-la-Neuve : EMS Éditions, 61-78
Hanoi, July 29th 2019.
Ph.D. Candidate
Tran Thi Ha Giang
Trân trọng kính mời thầy cô, các anh chị nghiên cứu sinh, học viên và những ai quan tâm đến dự!
Trân trọng!