Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc – Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội

Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc

Tầng 2- Nhà A3 – Trường ĐHNN – ĐHQGHN
0243-6680-5041
http://fklc.ulis.vnu.edu.vn/
khoahanquoc.ulis@gmail.com
TS. Trần Thị Hường
ThS. Nguyễn Thùy Dương
TS. Đỗ Phương Thùy
Trưởng Khoa Phó Trưởng Khoa Phó Trưởng Khoa

  • Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc là đơn vị đào tạo của Trường ĐHNN, ĐHQGHN có chức năng tổ chức thực hiện, phát triển các chương trình đào tạo bậc đại học mà khoa quản lí, phối hợp với Khoa Sau đại học phát triển, xây dựng các chương trình đào tạo sau đại học, quản lý sinh viên các bậc học và các hệ đào tạo trong ĐHQGHN, đồng thời triển khai thực hiện công tác nghiên cứu khoa học trong đơn vị.

  • Quản lý giảng viên, người lao động và người học thuộc Khoa theo phân cấp của Hiệu trưởng;
  • Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục đào tạo theo kế hoạch chung của Trường, bao gồm: Xây dựng chương trình đào tạo của ngành, chuyên ngành được Trường giao nhiệm vụ; tổ chức biên soạn đề cương chi tiết các môn học liên quan bảo đảm tính thống nhất, tránh chồng chéo giữa các môn học của chương trình đào tạo hoặc giữa các trình độ đào tạo; tổ chức phát triển chương trình đào tạo, xây dựng các đề án, biên soạn tài liệu, giáo trình theo định hướng phát triển của nhà trường; tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập; xây dựng và thực hiện phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên, bảo đảm chuẩn đầu ra của người học theo cam kết đã được công bố, đáp ứng nhu cầu sử dụng của thị trường lao động. Việc phát triển chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu giảng dạy phải thực hiện theo quy định của Bộ GD & ĐT, của ĐHQGHN và của Nhà trường.
  • Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế; hợp tác với các tổ chức khoa học và công nghệ, các cơ quan doanh nghiệp liên quan đến ngành nghề đào tạo và huy động sự tham gia của doanh nghiệp vào quá trình đào tạo của
  • Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, ngành nghề đào tạo và cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu khoa học theo hướng chuẩn hóa, tăng cường điều kiện bảo đảm chất lượng, đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế.
  • Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho giảng viên, người lao động, người học; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên và người lao động khác thuộc
  • Tổ chức đánh giá cán bộ quản lý, giảng viên, nghiên cứu viên trong khoa và tham gia đánh giá cán bộ quản lý trong Trường theo quy định của Trường.
  • Tham gia xây dựng và phát triển đào tạo sau đại học.
  • Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị của
  • Phối hợp với các đơn vị và phòng chức năng trong Trường thực hiện nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu, cung cấp dịch vụ theo quyết định phân công của Nhà trường.
  • Được quan hệ hợp tác với các đơn vị và cá nhân ngoài Trường theo đúng quy định hiện hành của pháp luật nhằm phục vụ thực hiện các chức năng nhiệm vụ của
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.

Về công tác biên soạn giáo trình, sách tham khảo, tài liệu giảng dạy 

  • Từ năm 2000 cho đến năm 2020: Khoa NN&VH Hàn Quốc đã nghiệm thu 41 cuốn giáo trình phục vụ công tác giảng dạy.
  • Năm 2009: Xuất bản 01 cuốn sách tham khảo.
  • Năm 2010: Xuất bản 03 cuốn sách tham khảo và 02 cuốn sách dịch.
  • Năm 2011: Xuất bản 01 cuốn sách dịch, và 01 giáo trình tham khảo.
  • Từ năm 2006 ~ 2015: Đã thực hiện và nghiệm thu 09 đề tài cấp trường ĐHNN, 02 đề tài cấp ĐHQG.
  • Năm 2012: Xuất bản 02 sách dịch (văn học) và 01 giáo trình chuyên khảo.
  • Năm 2013: Xuất bản 02 sách dịch (văn học, Hàn Quốc học).
  • Năm 2016: Xuất bản 1 sách chuyên khảo.
  • Năm 2017: Xuất bản 1 sách chuyên khảo và 01 giáo trình.
  • Từ năm 2012 đến nay: Các giảng viên trong khoa đã có hơn 150 công trình NCKH (các bài viết in trên tạp chí chuyên ngành, bài viết in kỉ yếu hội thảo trong nước và quốc tế).
  • Tính đến năm 2020, tổng số có 36 cuốn sách được xuất bản (giáo trình, tài liệu tham khảo, sách dịch văn học, Hàn Quốc học.vv..).
  • Từ năm 2016~ nay: Khoa NN&VH Hàn Quốc, trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN là đầu mối chủ chốt phụ trách biên soạn bộ sách giáo khoa tiếng Hàn dành cho học sinh phổ thông thuộc Đề án Ngoại ngữ Quốc gia – Bộ Giáo dục và Đào tạo.

♦ Về hợp tác quốc tế

  • Tính đến năm 2021, Khoa đã tổ chức thành công 06 Hội thảo Quốc tế lớn gồm: “Hội thảo Nghiên cứu, Giảng dạy Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc trong bối cảnh hội nhập toàn cầu” với sự tham gia của hơn 300 đại biểu, trong đó có khoảng 80 đại biểu nước ngoài (2009); “Hội thảo Nghiên cứu, Giảng dạy tiếng Hàn và Hàn Quốc học tại Việt Nam” nhân kỉ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Hàn – Việt , Kỉ niệm 18 năm giảng dạy ngành tiếng Hàn, Trường ĐHNN-ĐHQGHN (2012); “Hội thảo Quốc tế về Đổi mới việc dạy – học và nghiên cứu Hàn Quốc học tại Việt Nam” (2015); Hội thảo Quốc tế “Bước tiến mới trong giảng dạy ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam” do KF-KRAV-ULIS đồng tổ chức (2018); Hội thảo Quốc tế “Hiện trạng và triển vọng về đào tạo và nghiên cứu Hàn Quốc học tại Việt Nam” trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng hệ thống đào tạo và nghiên cứu để phát triển ngành Hàn Quốc học tại Việt Nam” do ULIS-AKSCORE tổ chức (2019); Hội thảo khoa học Quốc tế về Hàn Quốc học trực tuyến với chủ đề “Xu thế mới về đào tạo và nghiên cứu Hàn Quốc học tại Việt Nam” (2021)
  • Thiết lập và luôn duy trì, phát triển tốt mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan chính phủ Hàn Quốc (ĐSQ Hàn Quốc tại Hà Nội, Quỹ giao lưu quốc tế Hàn Quốc Korea Foundation, Trung tâm văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam…), mở rộng hợp tác giao lưu với nhiều trường Đại học của Hàn Quốc.
  • Hợp tác, nhận sự tài trợ của Quỹ Hợp tác và Giao lưu Hàn Quốc (KF): Trong vòng 5 năm, Khoa nhận được hỗ trợ cho việc phát triển ngành tiếng Hàn thông qua tiếp nhận 05 giáo sư Hàn Quốc sang giảng dạy và bồi dưỡng chuyên môn cho giảng viên theo các chương trình dài hạn (1-2 năm) và ngắn hạn (6 tháng); nhận tài trợ trang bị phòng học đa chức năng (2009, 2020), nhận tài trợ hệ thống trang thiết bị giảng dạy trực tuyến cho phòng học trực tuyến (2013), hàng năm mở khóa học Hàn Quốc học online trong khuôn khổ dự án E-school do Quỹ giao lưu quốc tế HQ (KF) tài trợ, nhận tài trợ cho Chương trình Tiếng Hàn truyền hình từ sơ cấp 1 (2011) đến cao cấp (2015).
  • Hợp tác, nhận tài trợ của Viện Nghiên cứu Hàn Quốc học Trung ương (AKS) cho Hội thảo Quốc tế ngành tiếng Hàn năm 2012. Là đơn vị đầu tiên và duy nhất của Việt Nam nhận được dự án hỗ trợ bồi dưỡng nghiên cứu viên Hàn Quốc học tại Việt Nam của Viện nghiên cứu Hàn Quốc học Trung Ương (AKS) (2011).Năm 2015, tổ chức thành công Hội thảo quốc tế dưới sự hỗ trợ kinh phí của (AKS). Năm 2018, thành lập Trung tâm nghiên cứu Hàn Quốc học. Năm 2019~nay, Trực tiếp triển khai và quản lý dự án “Xây dựng Đại học trọng điểm về Hàn Quốc học tại Việt Nam”- gọi tắt là AKS Core, do Viện nghiên cứu Hàn Quốc học Trung Ương (AKS) tài trợ.
  • Hợp tác, nhận sự tài trợ của Quỹ Sejong Hakdang (thuộc Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc): thành lập Trung tâm Sejong Hà Nội 2 là trung tâm đào tạo tiếng Hàn và văn hóa Hàn Quốc cho mọi đối tượng (2011), nhận tài trợ về nguồn nhân lực giảng dạy cho TT Sejong, chi phí đào tạo, chương trình bồi dưỡng GV, chương trình truyền hình Tiếng Hàn du lịch (2014). Hàng năm đều có GV được cử tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giảng dạy ngắn hạn (tính đến nay đã cử khoảng 10 GV).
  • Hợp tác đào tạo với trường đại học Kookmin Hàn Quốc: Từ năm học 2014-2015, Khoa kết hợp với Trường Đại học Kookmin (Hàn Quốc), Trung tâm Giáo dục Quốc tế  (thuộc trường ĐH Ngoại ngữ – ĐHQGHN) mở chương trình đào tạo liên kết mô hình 1+4 (năm đầu tiên, SV học tiếng Hàn Quốc tại ĐH Ngoại ngữ _ĐHQGHN, từ năm thứ 2, SV chuyển tiếp học tại Đại học Kookmin với các chuyên ngành: Kinh tế, Tài chính, Thương mại quốc tế, Quản lý, Hành chính công v.v…). Tính đến nay, chương trình đã đào tạo thành công 7 khóa học (với tổng số khoảng 120 SV).
  • Hợp tác, nhận tài trợ của Công ty truyền thông Dunet Inc, Hàn Quốc và Trường đại học trực tuyến Korea Cyber về hệ thống máy chủ và nội dung bài giảng tiếng Hàn (2010).
  • Nhận được ủy thác đào tạo tiếng Hàn cho nhân viên ưu tú của Tập đoàn Sam Sung: tính đến 10/2018, Khoa đã tổ chức đào tạo được 11 khóa học và sẽ duy trì ổn định hợp tác đào tạo với tập đoàn Sam sung trong tương lai.
  • Duy trì mối quan hệ tốt với các tổ chức quốc tế như Korea Foundation, KOICA… tiếp nhận nhiều học bổng có giá trị từ các doanh nghiệp, tổ chức và các hiệp hội Hàn Quốc tại Việt Nam như: Samsung, Lotte, KEB, LG, Posco…
  • Tính đến năm học thứ 4 tỉ lệ sinh viên ngành tiếng Hàn được nhận Học bổng ngoài ngân sách chiếm tới trên 70%, bao gồm cả Học bổng bằng tiền mặt và đi học nước ngoài.
  • Hàng năm cử sinh viên đi học các khóa học tiếng ngắn hạn tại Đại học Seoul, Konkuk, Kookmin và tổ chức các khóa học về quản trị kinh doanh của trường Đại học Kookmin.
  • Nhiều giáo viên, sinh viên ngành tiếng Hàn nhận được học bổng đại học, sau đại học của chính phủ Hàn Quốc và các học bổng là các khóa học ngắn hạn của cơ quan chính phủ Hàn Quốc (Koica, Korea Foundation, Quỹ Sejong Hakdang). Từ năm 2017~nay: có 360 SV được nhận học bổng ngoài ngân sách (tiền mặt) của các tổ chức và cá nhân (học bổng Lotte, KEB , học bổng Hite Jinro, Pony Chung v.v…), 85 SV được nhận học bổng du học Hàn Quốc (học bổng trao đổi, học bổng thạc sĩ). Con số này đang ngày một tăng lên.
  • Số cơ quan tài trợ hoặc có quan hệ hợp tác: trên 20 trường Đại học, cơ sở đào tạo, nghiên cứu, tập đoàn, doanh nghiệp Hàn Quốc và con số này đang tăng dần theo từng năm.
  • Tiếp tục duy trì mối quan hệ hợp tác tốt và tiếp nhận nhiều học bổng có giá trị dành cho SV từ các doanh nghiệp, tổ chức và các hiệp hội Hàn Quốc: nhận học bổng Samsung, học bổng Lotte, học bổng KEB, Pony Chung, Kumho Asiana…, tiếp nhận tài trợ sách của Tập đoàn Lotte và Yes 24 (hơn 1000 đầu sách), các chương trình đào tạo thạc sĩ, khóa học ngắn hạn dành cho SV và GV.