Thông báo Lịch Họp Hội đồng đánh giá tổng thể luận án tiến sĩ ở đơn vị chuyên môn của nghiên cứu sinh Hoàng Thị Hằng khóa QH2020 đợt 2 chuyên ngành Ngôn ngữ Nga – Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội

Thông báo Lịch Họp Hội đồng đánh giá tổng thể luận án tiến sĩ ở đơn vị chuyên môn của nghiên cứu sinh Hoàng Thị Hằng khóa QH2020 đợt 2 chuyên ngành Ngôn ngữ Nga

Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN xin trân trọng thông báo Lịch Họp Hội đồng đánh giá tổng thể luận án tiến sĩ ở đơn vị chuyên môn của nghiên cứu sinh Hoàng Thị Hằng khóa QH2020 đợt 2 chuyên ngành Ngôn ngữ Nga, cụ thể:

Tên đề tài luận án: Выражение неопределенности лексическими единицами в русском языке и средства передачи на вьетнамский язык (Các đơn vị từ vựng biểu thị ý nghĩa không xác định trong tiếng Nga và phương tiện chuyển đạt sang tiếng Việt)

Chuyên ngành: Ngôn ngữ Nga

Mã số: 9220202.01

Cán bộ hướng dẫn khoa học:

1. PGS. TS. Vũ Thị Chín

2. TS Khuông Thị Thu Trang

Thời gian: 08h30, thứ Năm, ngày 29 tháng 6 năm 2023
Địa điểm: Phòng 101 – A3, Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN

Tóm tắt luận án bằng tiếng Việt, xin xem tại đây!

Tóm tắt luận án bằng tiếng Nga, xin xem tại đây!

THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Hoàng Thị Hằng

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 04/04/1988

4. Nơi sinh: Chúc Sơn, Chương Mỹ, Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số:

  1. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
  2. Tên đề tài luận án: Выражение неопределенности лексическими единицами в русском языке и средства передачи на вьетнамский язык (Các đơn vị từ vựng biểu thị ý nghĩa không xác định trong tiếng Nga và phương tiện chuyển đạt sang tiếng Việt)
  3. Chuyên ngành: Ngôn ngữ Nga
  4. Mã số: 9220202.01
  5. Cán bộ hướng dẫn khoa học:

1. PGS. TS Vũ Thị Chín

2. TS Khuông Thị Thu Trang

  1. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Đại từ, trạng từ không xác định với các phụ tố -то, -нибудь, -либо, кое– trong tiếng Nga mang những nét nghĩa không xác định khác nhau, tuy nhiên chúng thường được dịch sang tiếng Việt bởi các tương đương hoàn toàn giống nhau như: nào, nào đó, nào đấy, gì, gì đó, gì đấy, một, các, mọi, mấy, những, một vài, vài, tương đương với từ có.

Khi đại từ, trạng từ không xác định với các phụ tố khác nhau thể hiện ý nghĩa đặc trưng một cách mạnh mẽ thì những phương án dịch đã nhắc đến không thể lột tả hết được ý nghĩa của chúng. (Đại từ, trạng từ không xác định với phụ tố –то: thông tin xác định đối với người nói, nhưng vào thời điểm nói họ không thể nhớ ra được; đại từ, trạng từ không xác định với phụ tố –нибудь: người nói không quan trọng về việc lựa chọn đối tượng). Trong những trường hợp trên đại từ, trạng từ không xác định với phụ tố ­-то thường được dịch sang tiếng Việt bằng tương đương không nhớ là…, trong khi đại từ, trạng từ không xác định với ­-нибудь được dịch bởi tương đương bất cứ, bất kỳ, …nào cũng được.

Phạm trù không xác định trong tiếng Nga có xu hướng trừu tượng hơn trong tiếng Việt. Điều này được thể hiện rõ nét nhất trong cách dịch đại từ, trạng từ không xác định что, кто, чей với các phụ tố khác nhau. Bằng việc cụ thể hoá nhóm từ này trong quá trình chuyển dịch sang tiếng Việt các dịch giả Việt Nam có thể tránh khỏi việc lặp từ không cần thiết, khiến bản dịch có tính diễn cảm cao hơn, trở nên gần gũi hơn với bạn đọc Việt Nam.

Sử dụng những tương đương với từ  khi dịch đại từ không xác định кто, что với các phụ tố khác nhau các dịch giả không những có thể truyền tải chính xác ý nghĩa không xác định của chúng sang tiếng Việt, mà còn giữ nguyên được chức năng cú pháp của chúng trong bản gốc (chức năng chủ ngữ).

Chỉ một số lượng nhỏ đại từ, trạng từ không xác định trong các tác phẩm nghiên cứu không được chuyển dịch sang tiếng Việt, song các dịch giả vẫn truyền đạt được ý tưởng của tác giả bản gốc. Một số trường hợp có thể lý giải rằng ngoài đại từ, trạng từ không xác định trong các ví dụ đó còn có những yếu tố khác cũng mang ý nghĩa không xác định, bỏ qua nhóm từ này sẽ tránh được việc thừa thông tin trong bản dịch. Tuy nhiên vẫn ghi nhận trường hợp việc không chuyển dịch đại từ, trạng từ không xác định sang tiếng Việt làm người đọc hiểu sai lệch nội dung của tác phẩm gốc, nhưng cần nhấn mạnh rằng những trường hợp như vậy rất ít khi gặp.

  1. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu có thể sử dụng như một cơ sở lý thuyết để giảng dạy, nghiên cứu cũng như biên soạn ra sách chuyên khảo về ngữ pháp tiếng Nga nói chung và đại từ, trạng từ không xác định trong tiếng Nga nói riêng.

Kết quả nghiên cứu còn có thể sử dụng làm ngữ liệu cho việc giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành dịch.

  1. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Phạm trù không xác định trong tiếng Nga được thể hiện ở các cấp độ ngôn ngữ khác nhau. Ở mỗi cấp độ ngôn ngữ phạm trù này lại được thể hiện bởi nhiều phương tiện khác nhau. Luận án nghiên cứu chỉ dừng lại ở cấp độ từ vựng, cụ thể là đại từ trạng từ không xác định với phụ tố ­-то, -нибудь, -либо, кое-. Trong tương lai chúng tôi có thể tiếp tục nghiên cứu các đơn vị từ vựng biểu thị ý nghĩa không xác định khác trong tiếng Nga.

  1. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

Выражение категории неопределённости лексическими единицами в рассказе Л. Петрушевской «Фонарик». Междунароная научно-методическая конференция: «Проблема преподавания филологических дисциплин иностранным учащимся» (28-29/1/2022), Россия, Воронеж. ISBN 978-5-4446-1638-3

Слово «один» как лексическое средство выражения категории неопределенности в русском языке. Международной научно-практической конференции «Актуальные проблемы аккультурации в контексте преподавания РКИ», посвященной юбилею Г.Г. Городиловой, Москва-Ханой, 18-19 февраля 2022 г., ISBN: 978-604-80-6114-2

Порядок слов в русском языке как средство выражения значения неопределенности. Hội thảo khoa học quốc tế dành cho học viên cao học và NCS (2022 IGRS), Đại học Ngoại ngữ -ĐHQGHN, 29/10/22, ISBN: 9786043848311

Передача неопределенных местоимений и наречий с частицами -то, -нибудь, -либо и кое- в русском языке на вьетнамский язык. Русский язык и культура в международном образовательном пространстве. Второй международной научно-практической конференции (юбилейной), Россия, Иваново 25-26 мая 2022, ISBN 978-5-7807-1405-7

Ngày 26 tháng 05 năm 2023

Nghiên cứu sinh

Hoàng Thị Hằng

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

  1. Full name: Hoang Thi Hang
  2. Sex: female
  3. Date of birth: 04/04/1988
  4. Place of birth: Chuc Son, Chuong My, Ha Noi
  5. Admission Decision number: /QĐ-ĐHNN   Dated
  6. Changes in academic process:
  7. Official thesis title: Lexical units expressing indefinite meaning in Russian language and means of translation into Vietnamese
  8. Major: Russian linguistics
  9. Code: 9220202.01
  10. Supervisors:

1. Assoc. Prof. Dr. Vu Thi Chin

2. Dr. Khuong Thi Thu Trang

  1. Summary of the new findings of the thesis:

Analysis of a large number of indefinite pronouns and adverbs with affixes то, –нибудь, –либокое in Russian literary works allows us to come to the following main conclusions:

In Russian language, the affixes -то, -нибудь, -либо, кое- have different shades of indefiniteness but they are often translated into Vietnamese by completely similar equivalents with the following words: nào, nào đó, nào đấy, gì, gì đó, gì đấy, một, các, mấy, mọi, một vài, những, vài, equivalents with the word có.

When indefinite pronouns and adverbs with the affixes -то, -нибудь, -либо, кое- strongly express their characteristic meaning, the named earlier means can not clearly show this. In those cases pronouns and adverbs with the affix -то are successfully translated into Vietnamese by equivalent không nhớ là…, while pronouns and adverbs with affix –нибудь/-либо are usually translated by equivalents bất kỳ, bất cứ, …nào cũng được.

Research also shows that the category of indefiniteness in Russian tends to be more abstract than in Vietnamese, which is clearly reflected in translations of indefinite pronouns кто, чточей with different affixes.

It is necessary to highlight the equivalents with the word  among the numerous equivalents of indefinite prounourns кточтокакой with affixes -то, -нибудь, -либо, кое-, because using these equivalents translators can fully and exactly convey different shades indefiniteness, and also preserve their syntactic function in the original.

Among the investigated works, only a small percentage of the indefinite pronouns and adverbs are not translated into Vietnamese. Despite this, translators are nevertheless able to convey to Vietnamese readers the original’s thoughts.

Also, there are instances where the removal of indefinite pronouns and adverbs results in a faulty, erroneous transfer of the original. Such occurrences are quite uncommon, nevertheless, based on our experience.

  1. Practical applicability, if any:

The results of the research can be exploited to design a course in which the focus is to help learners of Russian language understand how the indefinite pronouns and adverbs with affixes то, –нибудь, –либокое– are used, and the ways they are translated into Vietnamese.

The results of the dissertation work serve as a solid theoretical basis for compiling textbooks and manuals on the grammar of the Russian language.

  1. Further research directions, if any:

The indefinite category in Russian is expressed at different linguistic levels. At each linguistic level, this category is expressed by many different means. The research thesis only focuses on the lexical level (indefinite pronouns and adverbs with affixes -то, -нибудь, -либо, кое-). In the future, we may continue to study other lexical units denoting indefinite meanings in the Russian language.

  1. Thesis-related publications:

“Выражение категории неопределённости лексическими единицами в рассказе Л. Петрушевской «Фонарик»”. Междунароная научно-методическая конференция: «Проблема преподавания филологических дисциплин иностранным учащимся» (28-29/1/2022), Россия, Воронеж. ISBN 978-5-4446-1638-3

«Слово «один» как лексическое средство выражения категории неопределенности в русском языке». Международной научно-практической конференции «Актуальные проблемы аккультурации в контексте преподавания РКИ», посвященной юбилею Г.Г. Городиловой, Москва-Ханой, 18-19 февраля 2022 г., ISBN: 978-604-80-6114-2

«Порядок слов в русском языке как средство выражения значения неопределенности». Hội thảo khoa học quốc tế dành cho học viên cao học và NCS (2022 IGRS), Đại học Ngoại ngữ -ĐHQGHN, 29/10/22, ISBN: 9786043848311

«Передача неопределенных местоимений и наречий с частицами -то, -нибудь, -либо и кое- в русском языке на вьетнамский язык». Русский язык и культура в международном образовательном пространстве. Второй международной научно-практической конференции (юбилейной), Россия, Иваново 25-26 мая 2022, ISBN 978-5-7807-1405-7

Ha Noi, 26/05/2023

PhD Student

Hoàng Thị Hằng

Kính mời thầy/cô, học viên/nghiên cứu sinh và những ai quan tâm tới dự!