Tìm hiểu về COP
Giải thích từ ngữ
Cộng đồng chuyên môn (COP) là tập thể các cán bộ, giảng viên, giáo viên, có chung đam mê, sở thích, lĩnh vực quan tâm để thực hiện các sản phẩm nghiên cứu, đổi mới sáng tạo và đào tạo nhân lực chất lượng cao cho Nhà trường ở ba lĩnh vực: đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng.
Mục đích
- Tạo môi trường năng động thúc đẩy và phát huy hiệu quả hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp;
- Nâng cao chất lượng đội ngũ và chất lượng đào tạo;
- Nâng cao khả năng cung cấp dịch vụ, phục vụ cộng đồng;
- Phát huy tiềm lực khoa học công nghệ, xây dựng các chương trình nghiên cứu, gia tăng các sản phẩm khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp;
- Thúc đẩy hội nhập và hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ.
Phương thức hoạt động
- COP được ưu tiên phát triển trên nguyên tắc tự nguyện, tôn trọng, hợp tác hiệu quả, hướng đến các sản phẩm khoa học có chất lượng và đổi mới sáng tạo khả dụng.
- COP có thời hạn hoạt động là 3 năm và có thể tiếp tục được công nhận nếu hoạt động hiệu quả.
Điều kiện thành lập COP
- Có hồ sơ thành lập COP, được Hiệu trưởng phê duyệt;
- Có định hướng, kế hoạch hoạt động (ngắn hạn, trung hạn và dài hạn) phù hợp với định hướng phát triển của Nhà trường về đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng;
- Có lực lượng cán bộ khoa học và kỹ thuật có trình độ, năng lực phù hợp với định hướng hoạt động.
Tiêu chuẩn Trưởng nhóm và thành viên COP
1. Trưởng nhóm COP là cán bộ cơ hữu của Trường, đảm bảo các điều kiện sau:
- Có học vị thạc sĩ trở lên;
- Là cán bộ có uy tín, có năng lực tổ chức tập hợp thành viên trong và ngoài Trường; có khả năng xây dựng định hướng phát triển COP và triển khai thực hiện các hoạt động theo kế hoạch của COP và định hướng phát triển của Trường; Những trường hợp đặc biệt, Hiệu trưởng xem xét, quyết định.
2. Thành viên của COP do trưởng nhóm lựa chọn là cán bộ trong và ngoài Trường.
Quyền lợi của COP
1. Được Trường Đại học Ngoại ngữ ưu tiên giới thiệu hoặc đặt hàng nhiệm vụ phù hợp với kế hoạch hoạt động;
- Được ưu tiên sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị của Trường ĐHNN;
- Thành viên của COP là cán bộ giảng dạy cơ hữu tại Trường ĐHNN được tính giờ nghiên cứu khoa học theo quy định của Trường;
Thành viên của COP là cán bộ các đơn vị phục vụ đào tạo tại Trường ĐHNN, giờ hoạt động chuyên môn của nhóm được tính là giờ bồi dưỡng, được tạo điều kiện về thời gian khi tham gia các hoạt động của COP;
- Được hỗ trợ kinh phí sinh hoạt chuyên môn, tổ chức tọa đàm, hội thảo, tham dự các hoạt động chuyên môn, nghiên cứu khoa học… trong và ngoài Trường, trong nước và ngoài nước thuộc định hướng hoạt động, kế hoạch của COP;
- Được Trường hỗ trợ trong công tác truyền thông, tạo diễn đàn để công bố, trình bày các sản phẩm và sáng kiến đổi mới sáng tạo;
- Các công trình đạt giải, thành tích xuất sắc, sáng kiến đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, các công bố quốc tế… của COP được khen thưởng đột xuất theo Quy định về khen thưởng thành tích đột xuất của Trường.
Trách nhiệm của COP
- Đề xuất, xây dựng kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn để triển khai các hoạt động của COP;
- Thực hiện kế hoạch hoạt động được Hiệu trưởng phê duyệt;
- Tạo ra các sản phẩm và cung cấp các dịch vụ chuyên môn chất lượng cao;
- Tập hợp, kết nối nguồn lực giữa các đơn vị trong Trường, thu hút nguồn lực bên ngoài Trường ĐHNN;
- Định kỳ 6 tháng, báo cáo về kết quả hoạt động, sản phẩm của COP đã và đang thực hiện theo kế hoạch về Trường (qua Phòng Tổ chức Cán bộ);
- Trách nhiệm cụ thể khác do Hiệu trưởng giao trong từng nhiệm vụ.
Thủ tục công nhận hoặc thành lập COP
- Cán bộ dự kiến là trưởng nhóm nộp hồ sơ đăng ký công nhận COP.
Hồ sơ gồm :
a. Đơn đề nghị (Mẫu 1)
b. Đề cương thuyết minh (Mẫu 2)
c. Lý lịch khoa học của các thành viên tham gia COP (Mẫu 3)
Hồ sơ nộp về Trường Đại học Ngoại ngữ (qua Phòng Tổ chức Cán bộ).
- Hiệu trưởng ra quyết định công nhận COP trên cơ sở đề xuất của Phòng Tổ chức cán bộ.
————————————————
INFOGRAPHIC