Giới thiệu – Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG

Trải qua 65 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội (trước đây là Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ) đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt. Trên chặng đường mang nhiều dấu ấn lịch sử đó, từ một cơ sở còn nhiều hạn chế về trang thiết bị dạy học và mỏng về đội ngũ giảng viên Trường đã trở thành đơn vị đào tạo và nghiên cứu giáo dục ngoại ngữ, ngôn ngữ học và quốc tế học uy tín hàng đầu cả nước. Hiện nay, Trường đào tạo từ bậc trung học cơ sở đến bậc sau đại học với 13 ngoại ngữ thông dụng trên thế giới đang được giảng dạy tại Trường, đó là: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc, tiếng Đức, tiếng Nhật Bản, tiếng Hàn Quốc, tiếng Ả Rập, tiếng Thái Lan, tiếng Lào, tiếng Ý, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Việt.

Từ các tổ Đảng của chi bộ ghép, đến nay Đảng bộ Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội đã không ngừng phát triển và lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng với 378 đảng viên thuộc 21 chi bộ trực thuộc, trong đó có nhiều đảng viên là các GS, PGS và được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý NGND, NGƯT. Nhiều đảng viên được Đảng và Nhà nước khen tặng các Huân, Huy chương cao quý như Huân chương lao động, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Có được vị trí trên là nhờ vào sự nỗ lực chung của tất cả cán bộ, đảng viên, học sinh, sinh viên trong toàn Trường, nhưng một yếu tố không thể không kể tới trong quá trình xây dựng và phát triển Nhà trường - yếu tố quyết định mọi thắng lợi - đó là sự lãnh đạo toàn diện của Đảng bộ.

II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN     

Lịch sử hình thành và phát triển của Đảng bộ Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội (ĐHSPNNHN) nay là Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc Gia Hà Nội (ĐHNN - ĐHQGHN) gắn liền với lịch sử phát triển của ngành ngoại ngữ và sự lớn mạnh không ngừng của sự nghiệp giáo dục và đào tạo trong suốt hơn nửa thế kỷ qua dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Nhà trường.

Trên cơ sở phân tích vị trí, vai trò của cách mạng nước ta trong phong trào cách mạng thế giới, yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng và Nhà nước ta đã thấy rõ tầm quan trọng của việc trang bị tiếng nước ngoài cho thế hệ trẻ.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, năm 1947 tại chiến khu Việt Bắc, Đảng và Chính phủ đã cho thành lập một cơ sở ngoại ngữ dạy tiếng Trung Quốc, tiếng Nga và tiếng Anh. Đó là cơ sở dạy và học ngoại ngữ đầu tiên của nước ta do chính quyền cách mạng xây dựng.

Năm 1955, một năm sau khi hoà bình lập lại, trước nhu cầu của việc dạy và học ngoại ngữ để phục vụ cho công cuộc xây dựng miền Bắc XHCN và đấu tranh cho sự nghiệp thống nhất nước nhà, Nhà nước đã quyết định mở lớp đào tạo phiên dịch tiếng Nga và tiếng Trung Quốc đặt tại khu học xá (thuộc phường Bách Khoa hiện nay) và sau đó chuyển thành Trường Ngoại ngữ Bạch Mai. Năm 1958, Trường Ngoại ngữ Bạch Mai được sáp nhập vào Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và trở thành Khoa Ngoại ngữ nhằm đào tạo giáo viên dạy ngoại ngữ cho các trường phổ thông ở miền Bắc Việt Nam. Thời kỳ đầu mới thành lập, Khoa Ngoại ngữ gồm 3 phân khoa: Tiếng Nga, tiếng Anh và tiếng Trung Quốc, đến năm 1962 mở phân Khoa tiếng Pháp.

Năm 1963, 4 phân khoa kể trên trở thành 4 khoa: Khoa Nga văn, Khoa Anh văn, Khoa Trung văn và Khoa Pháp văn của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Thời kỳ này việc đào tạo giáo viên ngoại ngữ tuy đã có điều kiện phát triển nhưng vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của xã hội và ngành giáo dục. Trước tình hình đó việc thành lập một Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ đã trở thành tất yếu khách quan, một đòi hỏi cấp bách của xã hội.

Ngày 10 tháng 7 năm 1967, tại Phủ Chủ tịch, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã trực tiếp gặp các cán bộ lãnh đạo và một số cán bộ giảng dạy ngoại ngữ. Trong buổi gặp này, Thủ tướng đã chỉ thị rõ: “Trong trình độ phổ thông của giáo dục phải có trình độ phổ thông về ngoại ngữ”, đồng thời nhấn mạnh “Vì vị trí nước
ta, vị trí quốc tế của nước ta đòi hỏi chúng ta phải có rất nhiều người thực sự giỏi tiếng nước ngoài”. Như vậy, mục tiêu chiến lược lâu dài của Đảng bộ và Nhà trường đã được Nhà nước ta chính thức xác định.

Tiếp đó, ngày 14 tháng 8 năm 1967, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta bước vào giai đoạn quyết liệt, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ký quyết định số 128/CP thành lập Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà
Nội trên cơ sở 4 Khoa: Nga văn, Anh văn, Trung văn và Pháp văn được tách ra từ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Nhiệm vụ chính trị của Nhà trường được Thủ tướng Chính Phủ giao cho đào tạo giáo viên ngoại ngữ cho các trường phổ thông cấp II, III của cả nước.

Việc thành lập Trường ĐHSPNNHN là bước phát triển tất yếu của ngành giáo dục, đáp ứng nhu cầu cấp bách về ngoại ngữ của xã hội, đã tạo những tiền đề về vật chất và tổ chức quan trọng để hoàn thành nhiệm vụ trọng yếu là đào tạo giáo viên ngoại ngữ, phục vụ cho sự nghiệp cách mạng.

Đó là một thuận lợi đặc biệt, một nhân tố quan trọng góp phần tạo nên sự trưởng thành nhanh chóng của Nhà trường, khẳng định vị trí của ngành ngoại ngữ trong xã hội hiện đại. Cùng với sự ra đời của Trường ĐHSPNNHN, Đảng bộ được thành lập để thực hiện sứ mệnh lãnh đạo Nhà trường thực hiện nhiệm vụ chính trị do Nhà nước giao phó, từ đây từng bước đi lên của Nhà trường luôn gắn liền với sự trưởng thành và phát triển của Đảng bộ.

> Lịch sử Đảng bộ Trường ĐHNN – ĐHQGHN Qua các nhiệm kỳ Đại hội (1) <

> Lịch sử Đảng bộ Trường ĐHNN – ĐHQGHN Qua các nhiệm kỳ Đại hội (2) <

> Lịch sử Đảng bộ Trường ĐHNN – ĐHQGHN Qua các nhiệm kỳ Đại hội (3) <

> Lịch sử Đảng bộ Trường ĐHNN – ĐHQGHN Qua các nhiệm kỳ Đại hội(4) <

> Lịch sử Đảng bộ Trường ĐHNN – ĐHQGHN Qua các nhiệm kỳ Đại hội(5) <

> Lịch sử Đảng bộ Trường ĐHNN – ĐHQGHN Qua các nhiệm kỳ Đại hội(6) <

> Đảng bộ Trường ĐH Ngoại ngữ – ĐHQGHN: Những chặng đường phát triển <

 

III. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ     

Đảng bộ Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN là đảng bộ cơ sở trực thuộc Đảng bộ Đại học Quốc gia Hà Nội. Đảng uỷ Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN thực hiện nhiệm vụ theo Quy định số 97-QĐ/TW ngày 22/3/2004 của Ban Bí thư Trung ương về chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở trong các đơn vị sự nghiệp. Cụ thể như sau:

QUY ĐỊNH

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA ĐẢNG BỘ, CHI BỘ CƠ SỞ TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP (TRƯỜNG HỌC, BỆNH VIỆN, VIỆN NGHIÊN CỨU...)

- Căn cứ Điều lệ Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị (khoá IX);

- Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Căn cứ đặc điểm của đơn vị sự nghiệp;

Ban Bí thư quy định chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở trong các đơn vị sự nghiệp như sau :

I- CHỨC NĂNG

Điều 1. Đảng bộ, chi bộ cơ sở trong các đơn vị sự nghiệp là hạt nhân chính trị, lãnh đạo thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; lãnh đạo thực hiện có hiệu quả các chủ trương, nhiệm vụ, công tác của đơn vị; hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, đảng viên và quần chúng; xây dựng đảng bộ, chi bộ và đơn vị vững mạnh.

II- NHIỆM VỤ

Điều 2. Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, an ninh, quốc phòng.

1- Lãnh đạo xây dựng và thực hiện có hiệu quả các chủ trương, nhiệm vụ, công tác chuyên môn của đơn vị theo đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, hoàn thành nghĩa vụ của đơn vị đối với Nhà nước, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, đảng viên và quần chúng.

2- Lãnh đạo cán bộ, đảng viên và quần chúng giám sát mọi hoạt động của đơn vị theo đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đề cao tinh thần trách nhiệm, phát huy tính chủ động sáng tạo, không ngừng cải tiến lề lối, phương pháp làm việc, nâng cao hiệu quả công tác, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

3- Lãnh đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở ở đơn vị, phát huy quyền làm chủ của cán bộ, đảng viên và quần chúng, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, trù dập, ức hiếp quần chúng và các hiện tượng tiêu cực khác, nhất là những tiêu cực trong tuyển sinh, cấp văn bằng, chứng chỉ, khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học và trong các hoạt động văn hoá, thể thao...

4- Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng toàn dân, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong đơn vị. Đoàn kết nội bộ, đề cao tinh thần cảnh giác cách mạng, đấu tranh chống âm mưu "diễn biến hoà bình" của các thế lực thù địch; giữ gìn bí mật quốc gia, bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ tài sản của Nhà nước và của đơn vị.

Điều 3. Lãnh đạo công tác tư tưởng.

1- Thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh cho cán bộ, đảng viên và quần chúng; phát huy truyền thống yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, xây dựng tinh thần làm chủ, tình đoàn kết, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau trong công nhân, viên chức; kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, quần chúng để giải quyết và báo cáo lên cấp trên.

2- Kịp thời phổ biến, quán triệt để cán bộ, đảng viên và quần chúng nắm vững và chấp hành đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các chủ trương, nhiệm vụ của đơn vị, thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ chính trị, kiến thức và năng lực công tác cho cán bộ, đảng viên.

3- Lãnh đạo cán bộ, đảng viên và quần chúng đấu tranh chống các quan điểm sai trái, tư tưởng cơ hội, thực dụng, cục bộ, bản vị, những hành vi nói, viết và làm trái với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; những biểu hiện mất dân chủ, gia trưởng, độc đoán, tác phong quan liêu, thiếu tinh thần trách nhiệm, tinh thần hợp tác và ý thức tổ chức, kỷ luật; phòng, chống sự suy thoái về phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.

Điều 4. Lãnh đạo công tác tổ chức, cán bộ.

1- Cấp uỷ lãnh đạo xây dựng và thực hiện chủ trương về kiện toàn tổ chức, sắp xếp bộ máy và quy chế hoạt động của đơn vị.

2- Cấp uỷ lãnh đạo xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nhận xét, đánh giá, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật... đối với cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý của cấp uỷ. Lãnh đạo việc thực hiện các quyết định đó. Chú trọng phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển tài năng.

3- Cấp uỷ đề xuất ý kiến để cấp trên xem xét, quyết định các vấn đề về tổ chức và cán bộ của đơn vị thuộc thẩm quyền của cấp trên.

Điều 5. Lãnh đạo các đoàn thể nhân dân.

1- Lãnh đạo các đoàn thể nhân dân trong đơn vị xây dựng tổ chức vững mạnh, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo luật định và điều lệ của mỗi đoàn thể; phát huy quyền làm chủ của cán bộ, đảng viên và quần chúng, đẩy mạnh các phong trào thi đua, thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao.

2- Lãnh đạo các đoàn thể nhân dân và cán bộ, đảng viên, quần chúng trong đơn vị tham gia xây dựng và bảo vệ đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chủ trương, nhiệm vụ của đơn vị.

Điều 6. Xây dựng tổ chức đảng.

1- Đề ra chủ trương, nhiệm vụ và biện pháp xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đội ngũ đảng viên, nhất là việc phát hiện và đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực trong đơn vị. Thực hiện đúng các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ tự phê bình và phê bình; thực hiện có nền nếp và nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, nhất là sinh hoạt chi bộ, bảo đảm tính lãnh đạo, tính giáo dục và tính chiến đấu.

2- Giáo dục, rèn luyện đội ngũ đảng viên nêu cao vai trò tiền phong, gương mẫu, thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao; xây dựng kế hoạch và tạo điều kiện để đảng viên thực hiện nhiệm vụ học tập, không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt.

3- Cấp uỷ xây dựng kế hoạch, biện pháp quản lý đảng viên, phân công nhiệm vụ và tạo điều kiện cho đảng viên hoàn thành nhiệm vụ được giao; thực hiện tốt việc giới thiệu đảng viên đang công tác thường xuyên giữ mối liên hệ với chi uỷ, đảng uỷ cơ sở và gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú. Làm tốt công tác động viên, khen thưởng, kỷ luật đảng viên; biểu dương, khen thưởng kịp thời những cán bộ, đảng viên có thành tích xuất sắc, xử lý nghiêm, kịp thời những cán bộ, đảng viên vi phạm Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước.

4- Làm tốt công tác tạo nguồn và phát triển đảng viên, bảo đảm về tiêu chuẩn và quy trình; chú trọng đối tượng là đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và những quần chúng ưu tú, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ.

5- Xây dựng cấp uỷ có đủ phẩm chất, năng lực, hoạt động có hiệu quả, được đảng viên và quần chúng tín nhiệm. Nói chung, bí thư cấp uỷ phải là cán bộ lãnh đạo của đơn vị, tiêu biểu cho đảng bộ, chi bộ, đoàn kết, tập hợp được cán bộ, đảng viên và quần chúng.

6- Cấp uỷ thường xuyên kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên chấp hành điều lệ, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và Quy định của Bộ Chính trị về những điều đảng viên không được làm. Định kỳ hằng năm, cấp uỷ tổ chức để quần chúng tham gia góp ý về sự lãnh đạo của tổ chức đảng và vai trò tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên.

III- QUAN HỆ CỦA ĐẢNG BỘ, CHI BỘ VỚI THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ VÀ CÁC TỔ CHỨC LIÊN QUAN

Điều 7. Đối với thủ trưởng đơn vị.

1- Đảng bộ, chi bộ, cấp uỷ bảo đảm và tạo điều kiện để thủ trưởng đơn vị thực hiện trách nhiệm, quyền hạn được giao; thủ trưởng đơn vị bảo đảm và tạo điều kiện để đảng bộ, chi bộ thực hiện Quy định này. Cấp uỷ thường xuyên thông báo với thủ trưởng đơn vị ý kiến của đảng viên, quần chúng về việc thực hiện các nhiệm vụ và chính sách, chế độ trong đơn vị.

2- Định kỳ (3 tháng, 6 tháng, 1 năm, vào dịp đại hội đảng) và đột xuất khi có yêu cầu, thủ trưởng đơn vị báo cáo với cấp uỷ hoặc đại hội về tình hình thực hiện các mặt công tác và những chủ trương, nhiệm vụ sắp tới của đơn vị; cấp uỷ hoặc đảng bộ, chi bộ thảo luận, ra nghị quyết về những vấn đề lớn, quan trọng và lãnh đạo đảng viên, quần chúng trong đơn vị thực hiện.

3- Bí thư, thủ trưởng đơn vị phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và tổ chức đảng khi để xảy ra quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tiêu cực trong đơn vị. Khi đảng uỷ, chi uỷ cơ sở và thủ trưởng đơn vị có ý kiến khác nhau thì thủ trưởng đơn vị quyết định theo quyền hạn và chịu trách nhiệm về quyết định đó, đồng thời cấp uỷ và thủ trưởng đơn vị cùng báo cáo lên cấp trên có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Điều 8. Đối với các đoàn thể nhân dân.

Định kỳ (3 tháng, 6 tháng, 1 năm) hoặc đột xuất khi có yêu cầu, cấp uỷ làm việc với các đoàn thể, nắm tình hình hoạt động của từng đoàn thể để có biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời.

Điều 9. Đối với cấp uỷ và chính quyền địa phương.

Cấp uỷ xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với cấp uỷ và chính quyền địa phương nơi có trụ sở đơn vị đóng và nơi có cán bộ, đảng viên của đơn vị cư trú, để phối hợp công tác và quản lý cán bộ, đảng viên.

IV- ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 10. Tổ chức thực hiện.

1- Các tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương, các cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quy định này.

2- Căn cứ Quy định này và các văn bản hướng dẫn của cấp uỷ cấp trên, đảng bộ, chi bộ cơ sở trong các đơn vị sự nghiệp xây dựng quy chế hoạt động cụ thể để thực hiện.

Điều 11. Hiệu lực thi hành.

Quy định này thay thế Quy định số 51-QĐ/TW, ngày 19-11-1992 của Ban Bí thư (khoá VII), có hiệu lực từ ngày ký và phổ biến đến các chi bộ để thực hiện.

IV. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

Phân công các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy khóa XIX, phụ trách các chi bộ, các tổ chức đoàn thể và Văn phòng Đảng ủy

     1. Phụ trách Công đoàn, Hội cựu giáo chức: Đồng chí Đỗ Tuấn Minh

     2. Phụ trách Đoàn Thanh niên CSHCM, Hội sinh viên: Đồng chí Nguyễn Xuân Long

     3. Phụ trách Văn phòng Đảng ủy: Đồng chí Dương Quỳnh Hoa

     4. Phụ trách Ban Tuyên giáo Đảng ủy: Đồng chí Lâm Quang Đông

 

STT

CHI BỘ

NGƯỜI PHỤ TRÁCH

GHI CHÚ

1

Phòng HCTH-HTPT

Nguyễn Xuân Long

        5

2

Phòng CT&CT HSSV

3

Khoa Đào tạo và Bồi dưỡng NN

4

Phòng Quản trị

5

Trường THPT CNN

6

Phòng TCCB-KHTC-TT&PC

Dương Quỳnh Hoa

6

7

Khoa NN&VH Nga

8

Khoa NN&VH Nhật

9

Trung tâm Khảo thí

10

Các bộ môn trực thuộc Trường

11

Sinh viên

12

Phòng Đào tạo

Hà Lê Kim Anh

5

13

Khoa NN&VH Hàn Quốc

14

Khoa NN&VH Pháp

15

Khoa NN&VH Trung Quốc

16

Khoa NN&VH Đức

17

Phòng KHCN-TT.ĐBCL- TT.CNTT, TT&HL

Lâm Quang Đông

5

18

Khoa SĐH-TT.NCGDNN, NN&QTH

19

Khoa Sư phạm tiếng Anh

20

Khoa tiếng Anh

21

Khoa NN&VH CNN tiếng Anh