Khoa NN&VH Đức – Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội

Khoa NN&VH Đức

Tầng 2 – Nhà A3 – ĐHNN – ĐHQGHN
024 37549558
https://www.facebook.com/khoaduc.ulis/
vpkptay@gmail.com; vpkptay1@gmail.com
TS. Lê Thị Bích Thủy  ThS. Lưu Trọng Nam
Trưởng Khoa Phó Trưởng Khoa
Phụ trách đào tạo, NCKH của Khoa Phụ trách HSSV của Khoa
ThS. Lê Thị Bích Hằng ThS. Nguyễn Thị Ngọc Diệp ThS. Hoàng Thị Thanh Bình
Trưởng Bộ môn Tiếng Đức 1 Trưởng Bộ môn Tiếng Đức 2 Trưởng Bộ môn Văn hóa & Ngôn ngữ học Đức
 – Chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu và cung cấp dịch vụ theo như kế hoạch của Khoa và Trường giao cho BM.

– Phụ trách công tác HSSV (một phần việc của Phó Trưởng khoa).

– Phụ trách NN2.

– Phụ trách hợp tác với chuyên gia Bosch trong lĩnh vực “hoạt động ngoại khóa”.

– Phụ trách thực tập SV.

Chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu và cung cấp dịch vụ theo như kế hoạch của Khoa và Trường giao cho BM.

– Trưởng nhóm Chuẩn đầu ra của Khoa (một phần việc của Phó Trưởng khoa).

Chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu và cung cấp dịch vụ theo như kế hoạch của Khoa và Trường giao cho BM.

– Phụ trách hợp tác với chuyên gia của Quỹ Bosch trong lĩnh vực giảng dạy.

  • Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Đức là đơn vị đào tạo của Trường ĐHNN, ĐHQGHN có chức năng tổ chức thực hiện, phát triển các chương trình đào tạo bậc đại học mà khoa quản lí, phối hợp với Khoa Sau đại học phát triển, xây dựng các chương trình đào tạo sau đại học, quản lý sinh viên các bậc học và các hệ đào tạo trong ĐHQGHN, đồng thời triển khai thực hiện công tác nghiên cứu khoa học trong đơn vị.

  • Quản lý giảng viên, người lao động và người học thuộc Khoa theo phân cấp của Hiệu trưởng;
  • Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục đào tạo theo kế hoạch chung của Trường, bao gồm: Xây dựng chương trình đào tạo của ngành, chuyên ngành được Trường giao nhiệm vụ; tổ chức biên soạn đề cương chi tiết các môn học liên quan bảo đảm tính thống nhất, tránh chồng chéo giữa các môn học của chương trình đào tạo hoặc giữa các trình độ đào tạo; tổ chức phát triển chương trình đào tạo, xây dựng các đề án, biên soạn tài liệu, giáo trình theo định hướng phát triển của nhà trường; tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập; xây dựng và thực hiện phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên, bảo đảm chuẩn đầu ra của người học theo cam kết đã được công bố, đáp ứng nhu cầu sử dụng của thị trường lao động. Việc phát triển chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu giảng dạy phải thực hiện theo quy định của Bộ GD & ĐT, của ĐHQGHN và của Nhà trường.
  • Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế; hợp tác với các tổ chức khoa học và công nghệ, các cơ quan doanh nghiệp liên quan đến ngành nghề đào tạo và huy động sự tham gia của doanh nghiệp vào quá trình đào tạo của
  • Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, ngành nghề đào tạo và cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu khoa học theo hướng chuẩn hóa, tăng cường điều kiện bảo đảm chất lượng, đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế.
  • Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho giảng viên, người lao động, người học; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên và người lao động khác thuộc
  • Tổ chức đánh giá cán bộ quản lý, giảng viên, nghiên cứu viên trong khoa và tham gia đánh giá cán bộ quản lý trong Trường theo quy định của Trường.
  • Tham gia xây dựng và phát triển đào tạo sau đại học.
  • Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị của
  • Phối hợp với các đơn vị và phòng chức năng trong Trường thực hiện nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu, cung cấp dịch vụ theo quyết định phân công của Nhà trường.
  • Được quan hệ hợp tác với các đơn vị và cá nhân ngoài Trường theo đúng quy định hiện hành của pháp luật nhằm phục vụ thực hiện các chức năng nhiệm vụ của
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.

  • Có nhiều thành tích trong đào tạo và giảng dạy.
  • Thường xuyên có những hoạt động đổi mới trong công tác giảng dạy và nghiên cứu.
  • Cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cho xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực giảng dạy tiếng Đức ở các cơ sở giáo dục, đào tạo tiếng Đức.
  • Năm 2005, Khoa đặt nền móng cho việc giảng dạy tiếng Đức tại Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ thông qua việc cử giảng viên xuống trực tiếp giảng dạy tại Trường và cùng với Ủy ban Giáo dục phổ thông Đức ở nước ngoài (ZfA), Khoa có nhiều đóng góp đặc biệt quan trọng để đưa tiếng Đức chính thức vào giảng dạy ở các trường phổ thông Việt Nam.
  • Năm 2005, Khoa mở mã ngành đào tạo cử nhân Sư phạm Tiếng Đức – là cơ sở duy nhất trong hệ thống các trường đại học tại Việt Nam.
  • Năm 2012, Khoa mở thêm Chương trình đào tạo thạc sĩ Ngôn ngữ Đức.
  • Từ năm 2014, Khoa tham gia tích cực vào hoạt động biên soạn Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Đức là Ngoại ngữ hai trong khuôn khổ Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  • Từ năm 2017, Khoa mở Chương trình đào tạo thạc sĩ Ngôn ngữ Đức liên kết với Viện Herder của Trường Đại học Leipzig (CHLB Đức).
  • Từ năm 2012, Khoa  là một trong những đơn vị nổi bật của Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN trong công tác hợp tác phát triển với 1-2 chuyên gia Đức làm việc dài hạn tại Khoa và thường xuyên có các đoàn chuyên gia nước ngoài đến thỉnh giảng cũng như tổ chức hoặc tham gia hội thảo khoa học tại Khoa.
  • Cùng với Chi Hội giáo viên Tiếng Đức trực thuộc Hội Hữu nghị Việt Nam – Đức, Khoa là đầu mối tổ chức nhiều chương trình giao lưu văn hóa, các sự kiện giáo dục, hội thảo quốc tế về nghiên cứu và giảng dạy tiếng Đức ở Việt Nam và ở khu vực Đông Nam Á.