[Video] Giới thiệu 5 cuốn sách tiếng Trung hay (1)
Trung tâm CNTT-TT&HL giới thiệu 5 cuốn sách tiếng Trung đáng đọc nhất trong tuần. Kính mời các bạn đọc đến thư viện (Bộ phận Học liệu, Nhà C3, CT Khoa Pháp) mượn đọc.
Trung tâm CNTT-TT&HL giới thiệu 5 cuốn sách tiếng Trung đáng đọc nhất trong tuần. Kính mời các bạn đọc đến thư viện (Bộ phận Học liệu, Nhà C3, CT Khoa Pháp) mượn đọc.
Ngày 15/10/2019, Trung tâm Công nghệ Thông tin – Truyền thông & Học liệu – Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN đã tổ chức buổi tọa đàm giới thiệu sách Mountains Beyond Mountains: A Memoir of Vietnam, Cancer and Meaningful Work của tác giả Diana Dudzik.
Trung tâm Công nghệ Thông tin – Truyền thông & Học liệu. Giới thiệu buổi nói chuyện của tác giả cuốn sách: Mountains Beyond Mountains: A Memoir of Vietnam, Cancer and Meaningful Work / Diana Dudzik Thời gian: 9:00 – 11:00 Địa điểm: Tầng 2,
“Ngữ nghĩa học tiếng Trung Quốc” và “Ngữ cố định: Có chứa từ chỉ bộ phận cơ thể tiếng Hán trong sự so sánh với tiếng Việt”
Tác giả: Cẩm Tú Tài
NXB: DHQGHN 2013
ĐKCB: V.00891.
Cấu trúc hình thức và nội dung chi tiết hợp lý, có tính logic, tiện theo dõi, cả hai quyển đều là tài liệu tham khảo rất tốt cho công tác giảng dạy và nghiên cứu tiếng Hán ở Việt Nam, là tài liệu cần thiết cho công tác đào tạo chuyên ngành ngôn ngữ Hán và so sánh ngôn ngữ Hán – Việt ở bậc đại học và sau đại học hiện nay, thể hiện tâm huyết và thành quả nghiên cứu trong một quá trình dài, từ khi tác giả công bố những bài báo đầu tiên và luận văn khoa học hữu quan đến nay.
Hai cuốn sách “Ngữ nghĩa học tiếng Trung Quốc” và “Ngữ cố định: Có chứa từ chỉ bộ phận cơ thể tiếng Hán trong sự so sánh với tiếng Việt” đã được PGS. TS. Cầm Tú Tài tặng cho Trung tâm CNTT-TT&HL với mong muốn đưa cuốn sách tới gần với đông đảo bạn đọc hơn.
Nội dung: Ngữ cố định trong tiếng Hán được chia thành nhiều tiểu loại, mỗi loại đều có những đặc trưng cấu trúc riêng, sắc thái nghĩa đa dạng, đặt biệt là nghĩa biểu trưng, so sánh ẩn dụ, thể hiện rõ nét đặc điểm tri nhận, sức liên tưởng phong phú và tính sáng tạo của quần chúng trong quá trình sử dụng ngôn ngữ. Cũng như tiếng Hán, ngữ cố định trong tiếng Việt cũng đa dạng về cấu trúc và phong phú về ý nghĩa. Xét trong tương quan, ngữ cố định tiếng Hán và ngữ cố định tiếng Việt có nhiều điểm tương đồng và khác biệt, là một trong những tâm điểm nghiên cứu so sánh ngôn ngữ Hán – Việt. PGS. TS. Cầm Tú Tài trên cơ sở tổng kết lại các công trình nghiên cứu hữu quan của các học giả đi trước, chọn góc nghiên cứu chuyên sâu của mình là ngữ cố định có chứa yếu tố chỉ bộ phận cơ thể trong tiếng Hán, trên cơ sở đó so sánh với tiếng Việt. Từ thành quả thu được qua các công trình khoa học và bài báo đã công bố, tới nay, vấn đề nghiên cứu đã được tác giả nâng cấp lên thành cuốn chuyên khảo mang tên “Ngữ cố định có chứa từ chỉ bộ phận cơ thể tiếng Hán trong sự so sánh với tiếng Việt”. Có thể nói, đây là một công trình nghiên cứu khá toàn diện về so sánh ngôn ngữ cố định tiếng Hán và ngữ cố định tiếng Việt, có giá trị tham khảo cao đối với công tác giảng dạy và nghiên cứu tiếng Hán ở Việt Nam hiện nay.
Tác giả đã khảo sát từ đơn vị từ, làm nền cho khảo sát đơn vị lớn hơn là ngữ cố định. Những thống kê từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể được tiến hàng khá tỉ mỉ, trình bày dưới hình thức đối dịch Hán – Việt, là tư liệu tra cứu hữu ích cho nhưng người quan tâm đến nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể tiếng Há và tiếng Việt. Trên cơ sở đó, tác giả dẫn dắt vào đặc điểm ngữ cố định tiếng Hán và tiếng Việt.
Đặc điểm cấu trúc và ngữ nghĩa của ngữ cố định chứa từ chỉ bộ phận cơ thể trong tiếng Hán được đề cập khá chi tiết đến từng tiểu loại và chỉ ra những đặc trưng ngữ nghĩa của ngữ cố định, trong đó đáng chú ý là nghĩa biểu trưng, phản ánh sinh động đặc điểm nhận thức, sức liên tưởng phong phú và khả năng sáng tạo của quần chúng nhân dân. Trên cơ sở đó, tác giả đã phân tích đặc trưng văn hóa dân tộc thể hiện qua ngữ cố định chứa từ chỉ bộ phận tiếng Hán. Những tương đồng và khác biệt của ngữ cố định có chứa từ chỉ bộ phận cơ thể trong tiếng Hán và tiếng Việt cũng được chỉ ra bằng việc so sánh trên nhiều khía cạnh, loại hình, cấu trúc hình thức, chức năng ngữ pháp, cấu trúc ngữ nghĩa và nội hàm văn hóa. Từ đó khẳng định mối tương quan giữa ngôn ngữ – văn hóa của hai nước Việt – Trung.
Dẫn luận ngữ pháp chức năng = An Introduction to functional grammar.
Tác giả: Hoàng Văn Vân
NXB: H. : ĐHQGHN, 2001
ĐKCB: V-D41/00338, V-D41/00339, V-D41/00340, V-D41/00636, V-D41/00684, V-D41/00685, V-D41/00686, V-D41/00687.
Nội dung: Cú: Thành tố. Hướng tới ngữ pháp chức năng. Cú như là một thông điệp. Cú như là sự trao đổi. Cú như là sự thể hiện – Trên cú, dưới cú và bên ngoài cú: Dưới cú: cụm từ và cú đoạn. Trên cú: cú phức. Bổ sung: Cụm từ phức và cú đoạn phức. Bên cạnh cú: ngữ điệu và nhịp điệu. Xung quan cú: liên kết và ngôn bản. Bên ngoài cú: các phương thức thể hiện ẩn dụ.
Ngôn ngữ học qua các nền văn hoá = Linguistics across cultures.
Tác giả: Lado, Robert; Hoàng, Văn Vân [Người dịch].
NXB: H. : ĐHQGHN, 2003
ĐKCB: V-D41/00147, V-D41/00148
Nội dung: Sự cần thiết phải so sánh có hệ thống các ngôn ngữ và các nền văn hóa – Làm thế nào để so sánh hai hệ thống âm thanh ?– So sánh các cấu trúc ngữ pháp như thế nào? – So sánh hai hệ thống từ vựng như thế nào ? – So sánh hai hệ thống chữ viết như thế?
Ngữ pháp kinh nghiệm của cú tiếng Việt: mô tả theo quan điểm chức năng hệ thống.
Tác giả: Hoàng, Văn Vân
NXB: H. : KHXH, 2005
ĐKCB: V-D41/00106, V-D41/00107, V-D41/00108, V-D41/00109, V-D41/00110, V-D41/00111, V-D41/00310, V-D41/00311, V-D41/00312, V-D41/00313, E.09545, E.09546, E.09547
Nội dung: Tổng quan về ngữ pháp tiếng Việt – Ngôn ngữ học chức năng hệ thống – Khái niệm cú trong tiếng Việt — Hệ thống chuyển tác: những khái niệm cơ bản – Các quá trình hành động – Các quá trình phóng chiếu – Các quá trình tồn tại — Chuyển tác chu cản
Lược sử ngôn ngữ học.
Tác giả: Robins, R.H; Hoàng, Văn Vân [người dịch]; Trần, Hữu Mạnh [hiệu đính].
NXB: H. : ĐHQGHN, 2003
ĐKCB: V-D41/00027, V-D41/00028, V-D41/00474, V-D41/00475
Nội dung: Chương 1: Dẫn luận — Chương 2: Hi Lạp — Chương 3: La Mã — Chương 4: Kỉ nguyên Trung Đại — Chương 5: Thời kì Phục hưng và Hậu phục hưng — Chương 6: Buổi giao thời của kỉ nguyên hiện đại — Chương 7: Ngôn ngữ học lịch sử và so sánh ở thế kỉ
Nghiên cứu dịch thuật: sách nghiên cứu dùng cho sinh viên hệ dịch, sinh viên ngoại ngữ những năm cuối, học viên cao học và nghiên cứu sinh các chuyên ngành ngôn ngữ học và ngôn ngữ học ứng dụng.
Tác giả: Hoàng, Văn Vân
Số ISBN: 8932000108078.
NXB: Hà Nội : Khoa học Xã hội, 2005
ĐKCB: V.00834,V.00835,V-D41/00157, V-D41/00189, V-D41/00190, V-D41/00191, V-D41/00192, V-D41/00193
Nội dung: Chương 1- Nghiên cứu dịch thuật trước thế kỉ XX _Chương 2- Nghiên cứu dịch thuật ở thế kỉ XX_Chương 3- Vai trò của phân tích ngôn cảnh trong dịch_Chương 4- Vai trò của phân tích ngữ pháp trong dịch_Chương 5- Vai trò của phân tích liên kết ngôn bản trong dịch_Chương 6- Vai trò của phân tích ngữ dụng trong dịch_Chương 7- Các kiểu ngôn bản và các loại hình dịch_Chương 8- Ngôn bản khoa học và một số vấn đề liên quan đến việc dịch các ngôn bản khoa học_Chương 9- Một số vấn đề liên quan đến việc đánh giá chất lượng một bản dịch_Chương 10- Kết luận
Translation : theory and practice = Dịch thuật : lý luận và thực tiễn
Tác giả: Hoàng, Văn Vân
NXB: H.: Giáo dục, 2006
ĐKCB: A-D41/01140, A-D41/01141, A-D41/01142, A-D41/01143
Nội dung: Chapter 1: Current views on translation—Chapter 2: The role of contextual analysis in translation—Chapter 3: The role of grammar analysis in translation—Chapter 4: The role of cohesion analysis in translation—Chapter 5: Kinds of translation