LET THEM LIVE A SECOND LIFE – Diễn đàn SCI-CHAT

LET THEM LIVE A SECOND LIFE


Tên nhóm: Linhs

Tên thành viên: Nguyễn Thị Thuỳ Linh; Nguyễn Thuỳ Linh; Phạm Hoàng Ngọc Linh; Phạm Mai Linh; Phạm Thuỳ Linh; Phan Hoàng Thuỳ Linh; Phùng Phương Linh.

Link Landing Page: https://toitaiche.weebly.com

Ô nhiễm môi trường luôn là một trong những vấn đề nóng của thời đại và thu hút được đông đảo sự quan tâm. Trong đó, tình trạng rác thải nhựa chưa qua xử lý xuất hiện tràn lan khắp nơi đã và đang để lại những hậu quả xấu cho đời sống của con người và sinh vật. Theo nghiên cứu, “một chiếc túi nilon cần 5 giây để sản xuất, 1 giây để vứt bỏ nhưng cần 500 – 1000 năm để phân huỷ”. Cùng với tình hình rác thải nhựa trên thế giới, thực trạng rác thải nhựa ở Việt Nam đang ngày càng báo động và trở thành mối quan tâm hàng đầu. Theo số liệu từ đại diện FAO, mỗi năm Việt Nam thải ra môi trường 1,8 triệu tấn nhựa, trong đó có khoảng 730.000 tấn bị thải ra biển. Bình quân hàng tháng mỗi hộ gia đình dùng và thải ra 1kg túi nilon. Đặc biệt, con số 80 tấn là khối lượng nhựa và nilon mà Hà Nội và TPHCM đã sử dụng. Chất thải nhựa kể cả được thu gom đưa đi chôn lấp lẫn vào đất vẫn tồn tại hàng trăm năm, làm thay đổi tính chất vật lý của đất, gây xói mòn đất, làm cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng, ngăn cản ôxy đi qua đất, ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng… Rác thải nhựa xuất hiện ngày càng nhiều tạo ra “một bức tường rào lớn” trong việc xử lý triệt để chúng, dẫn đến việc lãng phí nguồn tài nguyên.

Chính sự khó phân hủy của nhựa kết hợp với thực trạng tiêu thụ tăng cao, xử lý rác thải nhựa chưa hiệu quả cùng sự thiếu ý thức của người tiêu dùng đã khiến cho tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa đang ở mức báo động.

Nhận thấy tình trạng khẩn thiết của vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa hiện nay, nhiều tổ chức xã hội và các câu lạc bộ về môi trường đã và đang có những hoạt động bổ ích liên quan đến tái chế nhựa và nâng cao nhận thức của thế hệ trẻ về vấn đề này. Tại trường ĐHNN-ĐHQG Hà Nội cũng đã có một vài hoạt động liên quan đến thu gom và tái chế rác thải nhựa đến từ các bạn sinh viên, điển hình là câu lạc bộ GUC. Theo quan sát, mặc dù các CLB đã có những hoạt động tuyên truyền rất tích cực, nhưng các bạn sinh viên vẫn còn mơ hồ về thực trạng ô nhiễm rác thải nhựa, hoặc chỉ dừng lại ở những kiến thức suông, chứ chưa thực sự ”tái chế”.Vì vậy, cần thiết phải có các giải pháp hiệu quả để nâng cao nhận thức về vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa song song với việc khuyến khích tái chế rác thải nhựa cho các bạn sinh viên trường Ngoại ngữ.

Dự án này được viết ra với mục tiêu chung nhằm nâng cao nhận thức của các bạn sinh viên trường ĐHNN về vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa, đồng thời cung cấp các gợi ý, định hướng và khuyến khích sự sáng tạo trong việc tái chế rác thải nhựa. Sau khi kết thúc dự án, sinh viên có thể:

  • Có vốn kiến thức nhất định về vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa, hiểu rõ về nguyên nhân, thực trạng và tác hại của nó.
  • Biết cách tái chế rác thải nhựa cơ bản.
  • Phát huy tính sáng tạo, tự tạo ra các sản phẩm hữu dụng khác dựa trên rác thải nhựa.
  • Thay đổi thói quen tiêu dùng hàng ngày, giảm thải nhựa để bảo vệ môi trường.

Sản phẩm của dự án bao gồm:

  • 3 video về vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa và ý tưởng tái chế, 3-5 phút/video;
  • Các ý tưởng và sản phẩm sáng tạo về tái chế rác thải nhựa do các bạn SV Ngoại ngữ đóng góp;
  • 1 workshop, tổ chức các hoạt động định hướng, tái chế rác thải nhựa cho các bạn SV;
  • 1 cuộc thi “ý tưởng sáng tạo” tái chế rác thải nhựa online, có giải thưởng.
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận