Giới thiệu cuốn : Ngữ nghĩa giới từ tiếng Anh : Khung cảnh không gian, nghĩa nghiệm thân và tri nhận: tác giả Lâm Quang Đông/ – Diễn đàn SCI-CHAT

Giới thiệu cuốn : Ngữ nghĩa giới từ tiếng Anh : Khung cảnh không gian, nghĩa nghiệm thân và tri nhận: tác giả Lâm Quang Đông/


Ngữ nghĩa giới từ tiếng Anh : Khung cảnh không gian, nghĩa nghiệm thân và tri nhận /

Tác giả: Lâm, Quang Đông; Nguyễn Minh Hà dịch.

ISBN: 9780071234627

NXB:  Hà Nội: Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội, 2017

ĐKCB: E.14609

ANDREA TYLER là Phó Giáo sư Ngôn ngữ học tại Đại học Georgetown. Bà giảng dạy nhiều môn, chủ yếu tập trung ứng dụng lý luận ngôn ngữ học vào các vấn đề dạy-học ngôn ngữ thứ hai. Còn VYVYAN EVANS là giảng viên Ngôn ngữ học tại Khoa Khoa học Tri nhận và Máy tính, Đại học Sussex. Ông dạy nhiều môn khác nhau về ngôn ngữ học đại cương bậc đại học và sau đại học. Nghiên cứu của ông tập trung vào cấu trúc ý niệm và ngữ nghĩa học.Áp dụng quan điểm ngôn ngữ học tri nhận, chuyên khảo này trình bày phân tích lý luận toàn diện nhất về ngữ nghĩa giới từ tiếng Anh hiện nay. Tất cả các giới từ tiếng Anh vốn đều mã hoá các quan hệ không gian giữa hai thực thể vật lý; và mặc dù vẫn lưu giữ nghĩa nguyên thuỷ, các giới từ còn phát triển một tập hợp phong phú các nghĩa phi không gian nữa. Trong nghiên cứu này, Tyler và Evans lập luận rằng tất cả các nghĩa này đều bt nguồn từ bản chất trải nghiệm không gian-vật lý của con người một cách có hệ thống. “Khung cảnh không gian” ban đầu cung cấp nền tảng cho việc mở rộng nghĩa từ nghĩa không gian sang các nghĩa trừu tượng hơn. Phân tích này giới thiệu một phương pháp luận mới để phân biệt ý nghĩa quy ước hoá vốn có với cách diễn giải được tạo ra để hiểu giới từ trong ngữ cảnh, đồng thời xác định xem trong nhiều nghĩa cạnh tranh nhau của chúng, nghĩa nào cần được coi là nghĩa nguyên thuỷ, căn bản. Phương pháp luận này kết hợp với khung phân tích ở đây được trình bày rõ ràng, đủ căn cứ để đưa ra những dự đoán có thể kiểm chứng được và nhờ đó, phân tích này có thể áp dụng được cho các giới từ khác ở các ngôn ngữ khác nữa.Như hai tác giả đã khẳng định ở phần đầu chuyên khảo, từ lâu, các nhà ngôn ngữ học, tâm lý học và triết học đã nhận thấy tầm quan trọng của không gian và kinh nghiệm không gian đối với cả ngôn ngữ và tư duy. Trong công trình này, Tyler và Evans khảo sát bản chất của kinh nghiệm không gian-vật lý của con người và cách thức thể hiện sự ý niệm hóa của con người về các quan hệ không gian trong tiếng Anh. Đặc biệt, Tyler và Evans quan tâm đến phương thức mà các khái niệm không gian được mở rộng một cách có hệ thống để bao hàm hàng loạt các nghĩa phi không gian khác nhau. Những vấn đề đó được trình bày thông qua nghiên cứu của hai tác giả về các tiểu từ không gian trong tiếng Anh, trong đó có một tiểu tập hợp rất quan trọng là giới từ.Khái niệm trọng tâm mà Tyler và Evans tìm hiểu là khung cảnh không gian, một quan hệ được ý niệm hóa gn chặt với tương tác và kinh THÔNG TIN KHOA HỌC NGỮ NGHĨA GIỚI TỪ TIẾNG ANH – KHUNG CẢNH KHÔNG GIAN, NGHĨA NGHIệM THÂN VÀ TRI NHẬNTác giả: Andrea Tyler và Vyvyan Evans Cambridge University Press, 2003Lâm Quang Đông, Nguyễn Minh Hà
L.Q. Đông, N.M. Hà / Tạp chí Nghiên cu Nưc ngoài, Tp 33, S 2 (2017) 168-171 169nghiệm không gian, liên quan đến các thực thể có quan hệ với nhau theo một cấu hình không gian đặc thù. Chẳng hạn, trong khung cảnh không gian được thể hiện qua câu The cup is on the table (Cái cốc ở trên bàn), cái cốc tiếp xúc với bề mặt phía trên của cái bàn. Một cấu hình không gian đặc trưng được mô tả qua câu The coffee is in the cup (Cà phê ở trong cốc). Ở khung cảnh này, cà phê đang ở trong cái cốc (chứ không phải ở ngoài). Tuy nhiên, khung cảnh không gian không chỉ liên quan đến các quan hệ hay cấu hình không gian-vật lý. Thực tế là những quan hệ không gian nhất định có những hệ quả không phải tầm thường mà là rất có ý nghĩa đối với con người. Khung cảnh không gian gn với on còn liên quan đến chức năng nâng đỡ giữa cái bàn và cái cốc: nếu một phần vừa đủ của đáy cốc không nằm trên bàn, cái cốc sẽ rơi xuống sàn mà vỡ. Tương tự, khung cảnh không gian gn với in liên quan đến chức năng bao chứa, kéo theo nhiều hệ quả như định vị và hạn chế hoạt động của thực thể bị bao chứa. Được đựng trong cốc, cà phê không bị tràn ra bàn; nếu ta di chuyển cái cốc, cà phê di chuyển theo. Những hệ quả này, cũng như cấu hình không gian-vật lý giữa các thực thể, phát sinh hàng loạt các nghĩa phi không gian gn với các tiểu từ không gian on và in. Chẳng hạn, những câu như You can count on my vote (Ngài có thể trông đợi phiếu thuận của tôi), và She is in graduate school (Cô ấy đang ở khoa sau đại học) [= đang học sau đại học] không nhất thiết phải gn với quan hệ không gian giữa các thực thể vật lý; đúng hơn, đó là các khái niệm phi vật lý liên quan đến sự nâng đỡ và sự bao chứa. Các tiểu từ không gian cung cấp bằng chứng phong phú và thú vị về mối tương tác phức tạp giữa kinh nghiệm không gian-vật lý, hệ ý niệm của con người và việc s dụng ngôn ngữ của con người. Nhờ đó, chúng là một “phòng thí nghiệm” tuyệt vời để khảo sát cách thức mà kinh nghiệm không gian tạo nền tảng cho nhiều loại khái niệm phi vật lý, phi không gian khác như thế nào.Quan điểm tiếp cận của Tyler và Evans vừa có tính tri nhận vừa có tính kinh nghiệm. Nó có tính tri nhận ở chỗ Tyler và Evans giả thiết rằng nghĩa không trùng hợp với hiện thực khách quan – cái hiện thực độc lập với tư duy. Đúng hơn, “hiện thực” được xác định bởi bản chất của cơ thể và kiến trúc giải phẫu-thần kinh của chúng ta cũng như thế giới vật chất nơi chúng ta cư ngụ. Do vậy, những nghĩa được mã hóa trong ngôn ngữ có liên quan đến hệ ý thức của chúng ta, và phản ánh hệ ý thức ấy, và điều đó tạo nên nội dung “tái hiện” của chúng ta về hiện thực. Quan điểm của Tyler và Evans có tính kinh nghiệm ở chỗ hai tác giả thừa nhận rằng sự tái hiện hiện thực của chúng ta phụ thuộc vào thế giới bên ngoài; sự tái hiện đó là có ý nghĩa bởi chính nó và tương tác giữa chúng ta với nó có những hệ quả không hề tầm thường đối với sự sinh tồn của chúng ta.Kinh nghiệm không gian cấu thành một bộ phận đáng kể trong nền tảng ý niệm cho hệ ý thức của con người, và đó là bản chất của nghĩa. Do vậy, thông qua phân tích chi tiết về hàng loạt các nghĩa gn với tiểu từ không gian tiếng Anh, công trình này biện minh cho vai trò nền tảng của kinh nghiệm trong việc phát triển nghĩa nói chung, và nghĩa của từ nói riêng.Chuyên khảo của Tyler và Evans được chia thành 8 chương. Nội dung quan trọng trong Chương 1: Bản chất của nghĩa là bản chất ý niệm của nghĩa. Tyler và Evans lập luận rằng thực chất, các mô hình và cơ cấu tổ chức mà ta coi là thực tiễn theo nhận thức của mình thực sự không tồn tại một cách độc lập với bản thân thế giới, mà chủ yếu lại là kết quả của việc x lý tri nhận của chúng ta. Nếu ngôn ngữ không
Tạp chí Nghiên cu Nưc ngoi, Tp 33, S 2 (2017) 168-171170thể quy chiếu tới một thế giới khách quan là do chúng ta không được tiếp cận trực tiếp tới nó thì ngôn ngữ gợi ra các ý niệm. Nhà ngôn ngữ học tri nhận Ronald Langacker (1991a) đã tóm lược quan điểm này như sau: “Cấu trúc ngữ nghĩa [các nghĩa] là các cấu trúc ý niệm được xác lập theo quy ước ngôn ngữ học – đó là hình thức mà tư duy phải s dụng nhằm mục đích biểu trưng hóa ngôn ngữ. Như vậy, cấu trúc ngữ nghĩa là cấu trúc ý niệm được quy ước hóa” (1991: 108-109). Nói cách khác, các mục từ gợi ra các ý niệm quy ước hóa.Kinh nghiệm được nghiệm thân hóa tạo nên khái niệm sau: kinh nghiệm của con người về thế giới được thể hiện thông qua trung gian là loại cơ thể mà ta có, và do vậy cơ bản là chịu sự quyết định của bản chất của cơ thể – nó truyền tải cách thức chúng ta trải nghiệm thế giới như thế nào. Chính cái kinh nghiệm được nghiệm thân hóa này tạo nên cấu trúc ý niệm. Người ta cho rằng sở dĩ như vậy là vì nhận thức của chúng ta về thế giới có ý nghĩa theo nhiều phương thức khác nhau đối với con người chúng ta. Nói cách khác, thế giới của chúng ta, thông qua trung gian là bộ máy tri giác của chúng ta (kiến trúc sinh lý và thần kinh của chúng ta, nói ngn gọn là cơ thể chúng ta) tạo nên cấu trúc ý niệm, tức là tạo nên tư duy và ý niệm. Đó là một nội dung cơ bản trong chương 2.Trong chương 3, độc giả sẽ tiếp cận nhiều khái niệm và phương pháp rất hữu ích để có thể áp dụng vào nghiên cứu của mình sau này, bao gồm phương pháp xác định các nghĩa riêng biệt và nghĩa nguyên thủy, các khái niệm điển cảnh, tính phi thời, kiến tạo nghĩa tức thời, và tăng cường dụng học. Nhằm chứng minh và áp dụng khung lý thuyết và những khái niệm cơ bản đã trình bày ở 3 chương trước, chương 4 đi sâu khảo sát một giới từ thú vị, đa nghĩa trong tiếng Anh là giới từ over và đưa ra nguyên tc xây dựng mạng ngữ nghĩa qua trường hợp over. Cách làm của Tyler và Evans đã được s dụng thành công trong những nghiên cứu gần đây, điển hình như nghiên cứu của Đỗ Tuấn Long (2016) trình bày trong luận văn cao học tại Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN với tiêu đề Ngữ nghĩa giới từ tiếng Anh “Over, Above, Under, Below” và tương đương của chúng trong tiếng Việt theo quan điểm đa nghĩa có nguyên tắc. Trong Chương 5: Trục thẳng đứng, Tyler và Evans lập luận rằng căn cứ vào bản chất sinh lý học của con người – chúng ta đứng thẳng và đầu của chúng ta, cũng là đỉnh vật lý của ta, nơi chứa các cơ quan cảm giác căn bản – và bản chất của thế giới nơi chúng ta đang cư ngụ – chúng ta đa phần được định vị trên bề mặt trái đất, và đây là mốc định vị (LM) cơ bản nhất để chúng ta định hướng theo trục thẳng đứng (từ đầu đến chân, vuông góc với bề mặt trái đất) và/hoặc trục nằm ngang (song song với bề mặt trái đất, hoặc vuông góc với cơ thể con người tại một điểm đâu đó trong khoảng từ ngực đến rốn, chia cơ thể con người thành hai phần, phần trên và phần dưới). Một tiểu từ không gian nào đó có quy chiếu tới trục nằm ngang hoặc trục thẳng đứng hay không chính là một phần trong nội dung mục từ cơ bản của nó. Mặt khác, con người lấy cơ thể mình làm một căn cứ để nhìn nhận thế giới xung quanh, và cơ thể đó có cái gọi là ‘đằng trước’ và ‘đằng sau’ hay ‘sau lưng’ nên thế giới xung quanh được diễn tả bằng ngôn ngữ như Đứng trước biển trong tiếng Việt (tiểu thuyết của Nguyễn Mạnh Tuấn). Rõ ràng là một thực thể như biển khó có thể xác định đâu là ‘đằng trước’, đâu là ‘đằng sau’, mà trước ở đây quy chiếu đến bản thân cơ thể con người. Các tiểu từ không gian có định hướng căn cứ vào cơ thể con người như vậy được hai tác giả khảo sát và trình bày tỉ mỉ trong Chương 6: Các tiểu từ không gian có định hướng. Chương 7:
L.Q. Đông, N.M. Hà / Tạp chí Nghiên cu Nưc ngoài, Tp 33, S 2 (2017) 168-171 171Mốc định vị có bao giới tiếp tục đề cập tới một miền ý niệm cốt yếu trong kinh nghiệm không gian-vật lý của con người, quyết định cách thức diễn giải nhận thức của chúng ta về thế giới xung quanh thông qua những giới từ gn với sự bao chứa hoặc bao giới. Chương 8 đưa ra kết luận của chuyên khảo và trình bày những ứng dụng tiềm năng cho dạy và học ngôn ngữ thứ hai, một nội dung rất đáng quan tâm đối với giới giảng dạy và nghiên cứu ngoại ngữ ở nước ta.Như tiêu đề chuyên khảo đã nêu rất rõ ràng, đây là một công trình nghiên cứu rất sâu và toàn diện về ngữ nghĩa giới từ tiếng Anh theo quan điểm của Ngôn ngữ học tri nhận. Tuy chuyên khảo chỉ tập trung vào giới từ tiếng Anh, nhưng chúng tôi nhận thấy có rất nhiều vấn đề lý luận căn bản được khái quát hóa qua công trình này và những kiến thức lý luận đó có thể ứng dụng vào nghiên cứu các ngôn ngữ khác, trong đó có tiếng Việt. Số lượng độc giả đọc được nguyên bản công trình này bằng tiếng Anh ở Việt Nam hiện nay đã tăng lên đáng kể, nhưng cũng còn nhiều độc giả khác chưa có điều kiện tiếp cận nguyên bản. Nhằm đưa công trình này đến với đông đảo độc giả hơn, phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu, đặc biệt là những người say mê chuyên ngành Ngôn ngữ học tri nhận, giúp họ có thêm tài liệu, công cụ học tập và nghiên cứu, chúng tôi quyết định dịch toàn bộ chuyên khảo này sang tiếng Việt thay vì chỉ dịch một số chương chính yếu theo nhiệm vụ của chúng tôi trong đề tài Hư từ tiếng Việt trên ba bình diện kết học, nghĩa học và dụng học thuộc Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia NAFOSTED do GS. Bùi Minh Toán chủ trì năm 2015. Trong quá trình chuyển dịch, để độc giả nm bt nội dung quan yếu của nguyên gốc chuyên khảo này của Tyler và Evans cũng như thấy rõ cách dùng của các tiểu từ trong tiếng Anh, hầu hết các ví dụ được trích nguyên văn tiếng Anh, sau đó, nếu có thể, chúng được trực dịch (word-for-word gloss) trước khi được diễn đạt theo một trong những cách thông thường trong tiếng Việt. Đồng thời, đôi chỗ chúng tôi phải thêm thông tin để đảm bảo truyền đạt đầy đủ, chính xác nội dung hai tác giả muốn thể hiện; những thông tin này được đưa trong ngoặc vuông “[ ]”, hoặc chú thích là (LQĐ), tức là một trong hai người dịch chúng tôi. Tuy nhiên, một số đặc trưng, thuộc tính của các thực thể như trajector – vật được định vị, hoặc vật dịch chuyển (TR) hay landmark – mốc định vị (LM) cũng được chúng tôi thể hiện trong ngoặc vuông, ví dụ TR [+người], LM [-định hướng] tức là TR là người, và LM vô định hướng. Đây là cách chú giải của chúng tôi sao cho ý tưởng của Tyler và Evans được diễn đạt một cách dễ hiểu và gọn gàng nhất trong tiếng Việt, mặc dù Tyler và Evans không dùng ký hiệu này trong nguyên bản. Chúng tôi chọn cách thể hiện đó vì thực tế Tyler và Evans s dụng khá nhiều thuật ngữ là danh ngữ khá dài và phức tạp, bao gồm nhiều thành tố khác nhau, và nếu chọn cấu trúc danh ngữ tương đương trong tiếng Việt có thể sẽ gây khó khăn cho độc giả. Đó là quan điểm nhất quán của chúng tôi trong suốt quá trình chuyển dịch chuyên khảo này. Danh mục tài liệu tham khảo chúng tôi cũng không dịch mà để nguyên văn tiếng Anh theo bản gốc của Tyler và Evans để quý vị tiện tra cứu, tham khảo.Hiện nay, chúng tôi và Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội đang khẩn trương làm các thủ tục để có thể xuất bản bản dịch trong thời gian sớm nhất. Hy vọng bản dịch sẽ đến với quý vị độc giả trong thời gian sp tới.Trân trọng giới thiệu công trình với quý vị độc giả!

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận