Lược dịch bài nói của các diễn giả danh tiếng trong hội thảo trực tuyến “Effective teaching methods for the 21st century classroom”
Tác giả: Nguyễn Thị Hằng Nga, trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN
Tháng 2/2020, dịp các trường phổ thông và đại học đang tạm dừng học do đại dịch toàn cầu Covid, Đề án Ngoại ngữ Quốc gia kết hợp với Đại sứ quán Mỹ mở hội thảo chuyên đề Các phương pháp dạy học hiệu quả cho các lớp học thế kỷ 21 (Effective teaching methods for the 21st century classroom). Đông đảo giáo viên và giảng viên đã theo dõi buổi nói chuyện trực tuyến này bằng ngôn ngữ Anh, vượt mức hơn 50.000 lượt tương tác.
Với mong muốn giảng viên, giáo viên các ngoại ngữ khác và các chuyên ngành khác trong toàn Đại học Quốc gia tiếp cận được những tư tưởng đột phá trong giảng dạy, nhằm tạo được hiệu quả cao nhất trên những nỗ lực và công sức của thầy và trò, chúng tôi xin lược dịch nội dung bài giảng của 2 diễn giả danh tiếng: Tiến sỹ Diane Larsen-Freeman và PGS. Tiến sỹ Lê Văn Canh. Nội dung lược dịch được trình bày bằng thể thơ ngũ ngôn.
- Bài nói “On Becoming a Learning-Centered Teacher in 21st Century ELT” của Tiến sỹ Diane Larsen-Freeman (Đại học Michigan)
Bài thơ “Giáo viên lấy việc học là trung tâm” [1]
Thế giới kỷ 21
Bất ổn vốn “không tốt”
Giờ thành sự “thông thường” (new normal)
Nền giáo dục chuyển hướng
Lấy học làm trọng tâm (Learning-centered)
Giáo viên sẽ nâng tầm (Learning-centered teachers)
Lắng nghe trò thực sự
Bằng thấu cảm nội tâm (inner commentary)
Giao trò đúng nhiệm vụ
Có ý nghĩa, thích thú (meaningful)
Giúp các em làm chủ
Quá trình học của mình
Từ thiết kế nội dung (designer)
Và sáng tạo ngôn ngữ (content generator)
Lớp học sẽ thích thú
Khi thầy, trò cùng “đua” (porous classroom)
- Bài nói “Teacher Learning as I See It” của PGS. Tiến sỹ Lê Văn Canh (trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN)
Bài thơ “Giáo viên học tập”[2]
Dạy chính là học (Teaching as Learning)
Vậy học những gì?
Học về việc học
Và về người học:
Quá trình học phức tạp
Người học nghĩ khác nhau
Bối cảnh cũng muôn màu
Động cơ càng đa dạng
Học tập muốn lưu loát
Nhờ cá tính bên trong
Và tác nhân bên ngoài
Bao gồm bạn cùng lớp.
Nhận thức mới về HỌC
Đổi mới DẠY ra sao?
Cùng khai phóng “ngọt ngào”
Bằng tình yêu trải rộng
Yêu mình và yêu nghề
Yêu trò và yêu lớp
Tình yêu sẽ thêm lớn
Khi mài giũa tư duy
Lĩnh hội thêm triết lý (scientific concepts)
Đem trải nghiệm tự thân
Tinh lọc được vài phần
Áp dụng tùy bối cảnh (contextualizing)
Phương pháp dạy vững mạnh (methodology)
Là thúc đẩy học-hành
Cho trò nhiều cơ hội
Hoạt động, bộc lộ mình
Giáo viên Kỷ Thông minh (Age of Concept)
Cần bản sắc, hành động (Identity in Activity).
[1] Learning-Centered Teacher
[2] Teachers as Learners