Kết hợp các công cụ trực tuyến để tổ chức giảng dạy hiệu quả học phần “Trí tuệ cảm xúc và giao tiếp xã hội” tại Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN – Diễn đàn SCI-CHAT

Kết hợp các công cụ trực tuyến để tổ chức giảng dạy hiệu quả học phần “Trí tuệ cảm xúc và giao tiếp xã hội” tại Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN


Trung tâm Hỗ trợ giảng dạy, Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, ĐHQGHN (CTE) xin giới thiệu tới quý thầy cô sản phẩm thứ nhất đạt Giải thưởng Đổi mới giảng dạy tại ĐHGQHN 2021 (VNU Teaching Awards), chủ đề “Linh hoạt – Mẫu mực – Sáng tạo (LMS) trong tổ chức dạy học”. Giải thưởng Đổi mới giảng dạy tại ĐHGQHN 2021 nhằm khuyến khích giảng viên sử dụng hiệu quả các công cụ, ứng dụng công nghệ, hệ thống quản lý học tập trực tuyến VNU LMS (tại địa chỉ http://lms.vnu.edu.vn) và các hệ thống tương đương để tổ chức hoạt động dạy học theo tiếp cận giáo dục kết hợp (Blended Learning), thể hiện được tính linh hoạt, chuẩn mực và sáng tạo trong tổ chức dạy học.

Kết hợp các công cụ trực tuyến để tổ chức giảng dạy hiệu quả học phần “Trí tuệ cảm xúc và giao tiếp xã hội” tại Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN

  1. Tên sản phẩm: Kết hợp các công cụ trực tuyến để tổ chức giảng dạy hiệu quả học phần “Trí tuệ cảm xúc và giao tiếp xã hội” tại Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN
  2. Hạng mục dự thi: Sản phẩm dự thi Hạng mục 4 – Kết hợp các công cụ trực tuyến để tổ chức giảng dạy hiệu quả (Best Practices in Using Online Tools for Teaching and Learning)
  3. Tên tác giả/ nhóm tác giả: Sản phẩm của nhóm tác giả là các cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên tại Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN.
  • PGS. TS. Hà Lê Kim Anh
  • TS. Nguyễn Thu Lệ Hằng
  • TS. Tạ Nhật Ánh
  • TS. Nguyễn Thị Linh Yên
  • ThS. Nguyễn Thị Hằng Nga
  • TS. Nguyễn Thị Thơm Thơm
  • ThS. Văn Thanh Bình
  • ThS. Nguyễn Thị Hợp
  • TS. Nguyễn Thị Thu Dung
  • PGS. TS. Nguyễn Ngọc Lưu Ly
  • TS. Đào Thị Diệu Linh
  • TS. Nguyễn Thuý Lan
  • GV. Lê Thuỳ Lân
  • TS. Phạm Dương Hồng Ngọc
  1. Mô tả hoạt động thực hành giảng dạy

Căn cứ thực hiện

Năm học 2021-2022 là năm học Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN (ULIS) đến lịch điều chỉnh định kỳ chương trình và đề cương môn học. Theo đó nhà trường định hướng cho các đơn vị đào tạo bổ sung một số môn học mới nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động thế kỷ 21, đặc biệt là hướng tới chuẩn đầu ra về phẩm chất, phát triển năng lực trí tuệ cảm xúc- một trong những năng lực cho nghề nghiệp (employability) cho sinh viên, nhất là sinh viên hệ sư phạm.

Bối cảnh thực hiện

Năm 2020 và 2021 chứng kiến đại dịch Covid-19, kéo theo đó là những tác động mạnh mẽ đến ngành giáo dục, buộc các trường đại học phải chuyển mình, nhanh chóng hiện thực hoá dạy học tích hợp Blended Learning và số hoá nguồn tài liệu. Việc giãn cách xã hội và dạy-học trực tuyến trong thời gian dài đã tạo nhiều áp lực cho các bên liên quan trong giáo dục, đặc biệt 2 đối tượng trực tiếp là người dạy và người học. Hơn bao giờ hết, việc chăm sóc sức khoẻ tinh thần cho 2 đối tượng này trở nên vô cùng cần thiết và cấp bách. Cộng đồng chuyên môn Giáo dục khai phóng của ĐHNN đã nhanh chóng và hiệu quả thực hiện việc xây dựng và đưa vào bồi dưỡng giáo viên cũng như giảng dạy cho sinh viên học phần Trí tuệ cảm xúc và Giao tiếp xã hội. Đây chính là một trong những hoạt động góp phần chăm sóc sức khoẻ tinh thần cho giáo viên và sinh viên ULIS.

Nội dung thực hiện

Học phần Trí tuệ cảm xúc và Giao tiếp xã hội ban đầu được thiết kế để dạy trực tiếp, song do yêu cầu giãn cách xã hội, môn học được điều chỉnh cách triển khai để phù hợp với việc dạy – học online. Theo đó, các hình thức tổ chức lớp học và kiểm tra đánh giá của môn học có thể phát huy tối đa sự kết nối, tương tác, thực hành giữa người dạy với người học; người học với người học trên nền tảng Zoom, kết hợp sử dụng các ứng dụng đa dạng như Padlet, Ideazboard, Answergarden, Mentimeter, Jamboard…

Hành trình 11 buổi học đưa người học đến các nhiệm vụ học tập khác nhau từ nhiệm vụ thực hành cá nhân, thực hành trong nhóm nhỏ và chia sẻ thảo luận trong nhóm lớn. Với những dạng hoạt động  theo hình thức này chức năng Break Out của Zoom được phát huy tối đa trong các nhiệm vụ thảo luận với các chủ đề chia sẻ đa dạng. Sự tương tác và kết nối về mặt cảm xúc – yếu tố quan trọng của môn học này, vốn chỉ có thể thực hiện trong giảng dạy trực tiếp – giữa người dạy với người học và giữa những người học với nhau được thực hiện linh hoạt và đa dạng. Ví dụ, các hoạt động Check in cảm xúc đầu giờCheck out kiến thức/ cảm xúc cuối giờ luôn được duy trì bằng nhiều công cụ khác nhau gồm Padlet, Ideazboard, Answergarden, Jamboard, Mentimeter. Điều này thực sự đã phá vỡ sự ngăn cách vật lý qua màn hình máy tính, tạo không gian kết nối sống động.

Các trải nghiệm vận dụng và thực hành kiến thức của người học được thể hiện sáng tạo qua nhiều hình thức chiêm nghiệm khác nhau từ viết sáng tạo trên Padlet, Ideazboard đến chia sẻ những giá trị của môn học qua nội dung Book Review, hoặc chia sẻ hành trình thay đổi của bản thân qua các video clip chiêm nghiệm. Bài tập Final Pitch cuối khoá được thực hiện qua Zoom vẫn mang lại thật nhiều cảm xúc cho các thành viên tham gia, qua những vở kịch như “Nhà tâm lý học trẻ tuổi khám phá cuộc sống” hay “Phiên xử của Diêm Vương”, các Talkshow như “Tư vấn sức khoẻ tinh thần cho sinh viên ULIS”, hay dự án radio “Hey, are you ok?”…

Kết quả thực hiện

Nhóm tác giả đã hoàn thành việc xây dựng học phần, nghiệm thu đề cương môn học, tổ chức 1 khoá bồi dưỡng cho cán bộ và giáo viên ULIS trong tháng 7-8 năm 2021, tổ chức 3 lớp học phần cho các sinh viên là Đại sứ ULIS trong học kỳ 1 năm học 2021-2022, tổ chức 1 khóa bồi dưỡng cho cán bộ giảng viên ĐHQG Hà Nội trong tháng 11-12 năm 2021; ngoài ra còn tổ chức các toạ đàm với nội dung trích từ học phần: 6 toạ đàm Sống hạnh phúc giữa đời bận rộn, 2 tọa đàm Thấu cảm thầy trò – lớp học hạnh phúc cho giáo viên và sinh viên ở Hà Nội và Lạng Sơn. Tất cả các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn và giảng dạy này đều tổ chức trực tuyến và được đón nhận rất tích cực.

  1. Ưu điểm và tác động tích cực của học phần “Trí tuệ cảm xúc và giao tiếp xã hội”

Tác động tích cực

Ban đầu, việc xây dựng môn học này hướng đến lớp học trực tiếp qua sự tương tác xã hội, tận dụng tối đa tác động từ việc giao tiếp gần gũi, trực tiếp giữa thầy và trò, trò và trò. Để thích nghi với điều kiện học tập từ xa do Covid nên nhóm tác giả chuyển đổi cách thức, nội dung và phương pháp để đạt hầu hết các mục tiêu của học phần.  Sau học kỳ 1 năm học 2021-2022, những tác động ghi nhận được bao gồm:

– Tác động đối với SV: SV đón nhận môn học và chuyển hóa mạnh mẽ. Khóa học giúp SV hiểu các giá trị bản thân, yêu thương bản thân, có thái độ tích cực hơn với bản thân, kết nối với mọi người xung quanh, chủ động đối mặt và tìm cách ứng phó với bối cảnh, làm chủ cuộc sống. Kết quả khảo sát từ sinh viên vượt xa kỳ vọng khiêm tốn ban đầu của nhóm.

– Tác động đối với GV: Chấp nhận sự thay đổi lớn của toàn bộ học phần như đã nói trên, vượt giới hạn tự tìm tòi mày mò công nghệ để giảng dạy, quản lý lớp học và tạo hứng thú cho lớp. Từ đó dẫn đến thay đổi tư duy của GV trong dạy học: những gì không thể có thể trở thành có thể. Có thể nhận thấy sự đổi mới, sáng tạo và chủ động trong giảng dạy được kích hoạt và phát huy trong mỗi giảng viên.

– Người tham gia khóa học (gồm người dạy và người học) sẽ:

+ Biết tìm và tạo cơ hội để tương tác tùy điều kiện và nguồn lực, không chỉ phụ thuộc các hình thức học truyền thống.

+ Nhận thức mới về tương tác xã hội: không chỉ là nhìn thấy nhau, cười, nói, mà viết trên các ứng dụng bày tỏ suy nghĩ quan, điểm như Slido, Ideazboard, Padlet, Chatbox cũng có giá trị cao. Ngoài ra, điều thú vị hơn cả là những ứng dụng này ưu việt hơn trực tiếp bởi tính năng thu thập thông tin, thống kê tỉ lệ, phân loại,… rất hữu ích.

+ Tìm ra cách thu hút sự chú ý và kết nối với người học vượt qua các giới hạn vật lý bằng nguồn năng lượng nội lực của GV, đánh thức và khai thác sức mạnh tinh thần của người học.

– Tác động đối với cộng đồng và xã hội: Mở rộng phạm vi và đối tượng tiếp cận với môn học do thiết kế khóa học Blended learning: Khóa học vươn xa đến giảng viên các trường đại học trong và ngoài ĐHQG, ngoài Hà Nội. Tương lai sẽ đưa khóa học tới các cộng đồng khác ngoài đối tượng là giảng viên và giáo viên. Ví dụ các cựu sinh của ULIS, các phụ huynh UMS, CNN và các trường phổ thông khác.

– Tác động nói trên được tăng cường nhờ tận dụng phù hợp Mạng xã hội để truyền thông chính thức và đầy đủ về Học phần, giúp xã hội, các GV, SV, nhà quản lý các cơ sở giáo dục chú ý hơn đến vai trò quan trọng của Trí tuệ cảm xúc và Giao tiếp xã hội trong chương trình đào tạo nói riêng và mục tiêu phát triển con người, đào tạo nguồn nhân lực nói chung.

– Tác động đến toàn bộ chương trình đào tạo về CĐR phẩm chất – phát triển bản thân của người học- vì học phần giúp đạt các mục tiêu về giáo dục thái độ một cách hệ thống và nhất quán, từ hướng tiếp cận liên ngành.

Ưu điểm

Việc triển khai học phần đã tận dụng hiệu quả Blended Learning, giới thiệu và lan toả những ứng dụng mới, vừa dễ sử dụng, vừa tạo hiệu ứng tốt trong việc huy động ý kiến, chia sẻ của người học. Ngay trong đội ngũ giảng viên, những giảng viên được tiếp cận với những ứng dụng mới từ các chương trình tập huấn quốc tế đều chia sẻ với nhóm, kích hoạt sự đổi mới sáng tạo trong từng hoạt động học tập.

Khóa học phù hợp với định hướng đào tạo đáp ứng CĐR do nhóm tác giả đã luôn bám sát CĐR của chương trình đào tạo của ULIS làm cơ sở để xây dựng các CĐR của học phần và từ đó xây dựng nội dung cũng như các hình thức kiểm tra đánh giá, giúp đo lường mức độ đạt CĐR. Trong quá trình triển khai, sau mỗi module (học phần gồm 3 module, đáp ứng 3 CĐR), giảng viên đều có sự tổng kết và liên hệ sang module mới, để người học luôn hình dung được mạch đi của môn học và kết nối giữa các module.

Phản hồi tích cực của sinh viên về môn học Trí tuệ cảm xúc và giao tiếp xã hội 

Đối tượng: Sinh viên – Đại sứ ULIS (N=86)

Thời gian học phần: Học kỳ 1, năm học 2021 – 2022

Thời gian thực hiện khảo sát:  Tháng 12, 2021

Hình thức: online survey – Google Forms

Kết quả chính của khảo sát

  • Giảng viên: có trình độ phù hợp, kinh nghiệm và phương pháp phù hợp chia sẻ sâu sắc, gần gũi thân thiện và hỗ trợ nhiệt tình;
  • Nội dung môn học phong phú, hấp dẫn, hoạt động đa dạng, thiết thực
  • Hoạt động thiền và phần chia sẻ thú vj, hiệu quả
  • Sinh viên có thể đạt mục tiêu môn học,
  • Giúp sinh viên chăm sóc sức khoẻ tinh thần trong giai đoạn học online – COVID

Một số phản hồi từ bài tập chiêm nghiệm và báo cáo cuối học phần của môn học (xem Landing page tại):

https://dungrin0407.wixsite.com/ttcamxucvagiaotiepxh?fbclid=IwAR1DPfYy5LVLLNcqb2XDOvuIbeTdpOBWb3pA1HoCb730W-K9q5lYQmeWI3s

Video clip giới thiệu môn học:

Tham luận trình bày tại sự kiện Ngày hội Đổi mới giảng dạy ĐHQGHN 2021 (VNU Teaching Festival 2021): Thiết kế và tổ chức giảng dạy học phần “Trí tuệ cảm xúc và giao tiếp xã hội” theo hình thức trực tuyến tại địa chỉ

TS. Nghiêm Xuân Huy cùng nhóm giảng viên tại lễ trao giải

Ảnh chụp nhóm giảng viên tại lễ trao giải

TS. Nghiêm Xuân Huy, Viện trưởng Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, ĐHQGHN trao cúp và chứng nhận danh hiệu “Nhà giáo dục Đổi mới sáng tạo ĐHQGHN năm 2021” cho nhóm giảng viên giảng dạy học phần “Trí tuệ cảm xúc và Giao tiếp xã hội” tại sự kiện Ngày hội Đổi mới giảng dạy ĐHGQHN 2021 diễn ra ngày 19/01/2022.

Tiêu chí đánh giá hạng mục 4

Tiêu chí đánh giá Hạng mục 4Kết hợp các công cụ trực tuyến để tổ chức giảng dạy hiệu quả
L – Lesson-based (Phù hợp với mỗi bài học) – Việc sử dụng các công cụ trực truyến phù hợp với mục tiêu và nội dung của mỗi bài học và học phần– Người học có nhiều cơ hội tương tác với giảng viên và tương tác với nhau thông qua các công cụ trực tuyến trong quá trình học tập
M – Motivating (Lôi cuốn người học) – Các công cụ trực tuyến tạo điều kiện thuận lợi để người học được tham gia vào nhiều hoạt động học tập khác nhau trong lớp học– Các phương pháp và kỹ thuật dạy học được giảng viên sử dụng đa dạng, linh hoạt, có thể thúc đẩy và khuyến khích sự tích cực tham gia các hoạt động học tập của người học

– Giảng viên thiết kế được các hoạt động tương tác và phản hồi với người học thông qua các kênh thảo luận, chat, tổ chức khảo sát người học trên hệ thống hoặc qua link…

– Giảng viên xây dựng được môi trường học tập trực tuyến tích cực và tạo sự hứng khởi cho ngưởi học

S – Selective (Có chọn lọc) – Các giải pháp được sử dụng cần có tính chọn lọc, đảm bảo được độ tin cậy, phổ dụng, thân thiện, phù hợp

INFEQA-CTE Media

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận