Giới thiệu 2 cuốn sách: “Ngữ nghĩa học tiếng Trung Quốc” và “Ngữ cố định: Có chứa từ chỉ bộ phận cơ thể tiếng Hán trong sự so sánh với tiếng Việt” của tác giả Cầm Tú Tài. – Diễn đàn SCI-CHAT

Giới thiệu 2 cuốn sách: “Ngữ nghĩa học tiếng Trung Quốc” và “Ngữ cố định: Có chứa từ chỉ bộ phận cơ thể tiếng Hán trong sự so sánh với tiếng Việt” của tác giả Cầm Tú Tài.


Trong chuyên mục “Sách hay hàng tuần” kỳ này, Bộ phận Học liệu thuộc Trung tâm CNTT-TT&HL trân trọng giới thiệu tới bạn đọc cuốn sách về ngôn ngữ tiếng Trung. Đây là nguồn tư liệu tham khảo, tài liệu học tập và giảng dạy hữu ích cho các thầy cô, sinh viên.

Bạn đọc quan tâm có thể đến Bộ phận Học liệu ( Nhà C3, CT Khoa Pháp) để được phục vụ.

Dưới đây là một số thông tin vế cuốn sách này:

2016-11-25_11-37-42
Ngữ nghĩa học tiếng Trung Quốc
2016-11-25_11-37-53
Ngữ cố định: Có chứa từ chỉ bộ phận cơ thể tiếng Hán trong sự so sánh với tiếng Việt

ĐKCB: V.00891.

Hai cuốn sách hay về tiếng Hán này đều được NXB ĐHQGHN ấn hành vào năm 2013. Cấu trúc hình thức và nội dung chi tiết hợp lý, có tính logic, tiện theo dõi, cả hai quyển đều là tài liệu tham khảo rất tốt cho công tác giảng dạy và nghiên cứu tiếng Hán ở Việt Nam, là tài liệu cần thiết cho công tác đào tạo chuyên ngành ngôn ngữ Hán và so sánh ngôn ngữ Hán – Việt ở bậc đại học và sau đại học hiện nay, thể hiện tâm huyết và thành quả nghiên cứu trong một quá trình dài, từ khi tác giả công bố những bài báo đầu tiên và luận văn khoa học hữu quan đến nay.

Hai cuốn sách “Ngữ nghĩa học tiếng Trung Quốc” và “Ngữ cố định: Có chứa từ chỉ bộ phận cơ thể tiếng Hán trong sự so sánh với tiếng Việt” đã được PGS. TS. Cầm Tú Tài tặng cho Trung tâm CNTT-TT&HL với mong muốn đưa cuốn sách tới gần với đông đảo bạn đọc hơn.

Nội dung: Ngữ cố định trong tiếng Hán được chia thành nhiều tiểu loại, mỗi loại đều có những đặc trưng cấu trúc riêng, sắc thái nghĩa đa dạng, đặt biệt là nghĩa biểu trưng, so sánh ẩn dụ, thể hiện rõ nét đặc điểm tri nhận, sức liên tưởng phong phú và tính sáng tạo của quần chúng trong quá trình sử dụng ngôn ngữ. Cũng như tiếng Hán, ngữ cố định trong tiếng Việt cũng đa dạng về cấu trúc và phong phú về ý nghĩa. Xét trong tương quan, ngữ cố định tiếng Hán và ngữ cố định tiếng Việt có nhiều điểm tương đồng và khác biệt, là một trong những tâm điểm nghiên cứu so sánh ngôn ngữ Hán – Việt. PGS. TS. Cầm Tú Tài trên cơ sở tổng kết lại các công trình nghiên cứu hữu quan của các học giả đi trước, chọn góc nghiên cứu chuyên sâu của mình là ngữ cố định có chứa yếu tố chỉ bộ phận cơ thể trong tiếng Hán, trên cơ sở đó so sánh với tiếng Việt. Từ thành quả thu được qua các công trình khoa học và bài báo đã công bố, tới nay, vấn đề nghiên cứu đã được tác giả nâng cấp lên thành cuốn chuyên khảo mang tên “Ngữ cố định có chứa từ chỉ bộ phận cơ thể tiếng Hán trong sự so sánh với tiếng Việt”. Có thể nói, đây là một công trình nghiên cứu khá toàn diện về so sánh ngôn ngữ cố định tiếng Hán và ngữ cố định tiếng Việt, có giá trị tham khảo cao đối với công tác giảng dạy và nghiên cứu tiếng Hán ở Việt Nam hiện nay.

Tác giả đã khảo sát từ đơn vị từ, làm nền cho khảo sát đơn vị lớn hơn là ngữ cố định. Những thống kê từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể được tiến hàng khá tỉ mỉ, trình bày dưới hình thức đối dịch Hán – Việt, là tư liệu tra cứu hữu ích cho nhưng người quan tâm đến nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể tiếng Há và tiếng Việt.  Trên cơ sở đó, tác giả dẫn dắt vào đặc điểm ngữ cố định tiếng Hán và tiếng Việt.

Đặc điểm cấu trúc và ngữ nghĩa của ngữ cố định chứa từ chỉ bộ phận cơ thể trong tiếng Hán được đề cập khá chi tiết đến từng tiểu loại và chỉ ra những đặc trưng ngữ nghĩa của ngữ cố định, trong đó đáng chú ý là nghĩa biểu trưng, phản ánh sinh động đặc điểm nhận thức, sức liên tưởng phong phú và khả năng sáng tạo của quần chúng nhân dân. Trên cơ sở đó, tác giả đã phân tích đặc trưng văn hóa dân tộc thể hiện qua ngữ cố định chứa từ chỉ bộ phận tiếng Hán. Những tương đồng và khác biệt của ngữ cố định có chứa từ chỉ bộ phận cơ thể trong tiếng Hán và tiếng Việt cũng được chỉ ra bằng việc so sánh trên nhiều khía cạnh, loại hình, cấu trúc hình thức, chức năng ngữ pháp, cấu trúc ngữ nghĩa và nội hàm văn hóa. Từ đó khẳng định mối tương quan giữa ngôn ngữ – văn hóa của hai nước Việt  – Trung.


0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận